Maiakôvxki và Cách mạng tháng Mười Nga

17:03 08/09/2008
LTS: Vlađimir Maiakôvxki là “lá cờ đầu của thơ ca Tháng Mười Nga”. Nhân kỷ niệm 85 năm Cách mạng tháng Mười Nga, chúng tôi mời nhà phê bình - giáo sư Hoàng Ngọc Hiến, một chuyên gia về Maiakôvxki, viết bài về tiếng thơ của Maia trong cuộc sống và thế giới ngày hôm nay. Nhà phê bình đã gửi cho chúng tôi bản dịch một bài thơ của Maia và trình bày mấy ý kiến hết sức ngắn gọn.


HOÀNG NGỌC HIẾN

Maiakôvxki là “lá cờ đầu của thơ ca Tháng Mười”. Và làm thơ ca ngợi Cách mạng tháng Mười, ông luôn luôn đặt ra những câu hỏi lớn về viễn cảnh của cuộc cách mạng, về tương lai của nhân loại. Trong một bài thơ gửi Trung ương Đảng viết năm 1922, ông xem quả đất chỉ là một chấm tròn và trên “chấm tròn - quả đất” ông nhìn thấy “lòng khòng một dấu hỏi khổng lồ”. Ngày nay “dấu hỏi khổng lồ” đương trở thành một ám ảnh của cả loài người. Maia vẫn tiếp tục nói chuyện với những thế hệ hậu sinh về Cách mạng tháng Mười Nga và số phận của hành tinh con người. Bài thơ mà bản dịch được đăng dưới đây là bài Lớn tiếng, lời mở đầu thứ nhất của một bản trường ca bỏ dở (viết tháng 1 năm 1930, và bốn tháng sau nhà thơ lìa đời). Bài thơ mở đầu bằng câu: Kính thưa các đồng chí hậu sinh!....Hy vọng những độc giả Việt Nam ngày hôm nay đọc bài thơ này thông cảm sâu sắc với những tâm trạng của tác giả và chia sẻ những kỳ vọng của nhà thơ về cuộc sống và những thế hệ tương lai, chứng tỏ tiếng thơ của Maia vẫn còn sống động, vẫn có sức vang động và lay động mạnh mẽ...
                                                                                                            H.N.H


MAIAKÔVXKI

Lớn tiếng
(Lời mở đầu thứ nhất bản trường ca)

Kính thưa
các đồng chí hậu sinh!
Tìm hiểu đời chúng tôi năm tháng u minh,
bởi những đống phân
ngày hôm nay hóa thạch
biết đâu
các bạn chả thắc mắc về tôi.
Biết đâu
nhà học giả
chả trả lời,
vùng tài uyên bác
                                     dập bầy ong câu hỏi,
thuở ấy
có nhà thơ
cứ nước sôi ca ngợi
còn tu nước lã lão phản đối điên cuồng 1.
Ngài giáo sư,
                                    cặp mục kỉnh vành xe hạ xuống!
Tự tôi sẽ kể
về thời đại,
 về mình.
Tôi là dân đồ thùng,
dân gánh nước
cách mạng
động viên và kêu gọi đi làm.
Tôi ra mặt trận
                         bỏ nghề xưa quý tộc
hầu bà õng ẹo, bà Thi ca
trồng huệ, trồng lan.
Bà nhà có khu vườn xinh xắn:
nhà mát,
             bát vàng,
                         chậu cảnh gái tơ.
“Nàng với chàng
                         ong bướm
                                                trăng hoa...”2.
Thơ với thẩn kẻ vác bình đi tưới,
kẻ ngậm đầy mồm,
                         phun nước phì phì,
- những chú chàng xuân tóc xanh róc lỏi,
những chú chàng xuân tóc đỏ liếc tình - 3
Ma nào hiểu được chữ nghĩa, điệu vần!
Ai ngăn nổi lũ nhà thơ ma ôn ma dịch -
họ ghé tường hoa rả rích măng- đô-lin:
“Tính tình tang
                         tang tích tình tang...”4
Vinh dự gì
             giữa đám hồng này nổi bật
những tượng tạc tôi
                         đứng lố nhố công viên
vấy những bãi đờm
                         phổi ho lao khạc nhổ,
hoen ố giang mai,
                         rặt nhà thổ, lưu manh
Tôi đành
             mắc kẹt
                         thơ tuyên truyền cổ động,
lẽ ra
            chiều các người
                                     nên són tình ca,
món này khoái hơn,
lại kiếm được lắm xu:
Nhưng tôi
             khống chế
                                     tôi,
                                                đưa chân giẫm đạp,
chặn họng bài ca riêng,
                                     dập vùi tiếng hát.
Các đồng chí hậu sinh,
                                     này lắng tai nghe
chuyên gia tuyên truyền,
                                     Cây to mồm lớn tiếng
Thác lũ thơ ca
                         bị át đi tắt ngấm,
tôi bước qua
                         mớ sách trữ tình thơ.
như người còn sống
                         cùng những người đang sống chuyện trò.
Tôi đến các bạn
                         trong tương lai xa xăm cộng sản,
không phải như
                        Exênin hát hỏng tráng sĩ hề 5
Câu thơ tôi đến
                         nhưng không đến như vầy,
Không như mũi tên
                         thân ái tình đuổi bắt duyên may,
Không như
                        đồng tiền mòn
                                                gặp người chơi tiền cổ,
Không như tia sáng
                                     tinh cầu tắt
rợi đến lắt lay
Câu thơ của tôi
                         hì hục
                                     xuyên ngút ngàn năm tháng
Sẽ hiện                        
             rành rành
                         thô thiển
                                                đầy sức nặng
cũng như hiện tại
                         lù lù cống nước xưa
tay nô lệ xây
                        thời La Mã cố đô.
Trong gò đống sách
                                    mồ câu thơ chôn chặt,
tình cờ bới được những thỏi sắt thơ này,
vô vàn khâm phục,
                         các bạn máy mó tay,
đây vũ khí
             cổ xưa
                         nhưng khủng khiếp.
Tôi không quen
                         lấy ngôn từ
mơn trớn
             lỗ tai:
những cô tóc xoăn
                         chẳng nỗi nào đỏ mặt
và thẹn thụng
                        nghe những lời tục tĩu ỡm ờ.
Triển khai quân tôi,
đội ngũ trang thơ,
tôi đi duyệt binh
                         trận tuyến dòng và chữ
Những câu thơ
nặng như chì
đứng đó,
quyết tử
             và sẵn sàng nhận quanh vinh bất tử.
Trường ca lặng ngắt,
nòng ghép sát nòng,
chĩa thẳng
             những mục đề chói lọi
Hàng ngũ kỵ binh những ngón thơ sắc sảo
đứng lặng, giương cao loạt giáo
                                                 nhọn hoắt vần,
sẵn sàng xông lên
                         hò hét tấn công
Đây binh chủng
tủ của tôi số một
Và mọi quân đoàn
                         vũ trang đầy đủ nhất,
hai mươi năm nay trong chiến thắng
                                                             tung hoành
xin hiến dâng người, vô sản của hành tinh,
hiến dâng toàn bộ
                                    tận trang cùng, dòng cuối.
kẻ thù của công nhân,
                                    giai cấp đông ức triệu
là thù của tôi,
                        vốn rõ mặt tỏng tong
Những năm lam lũ
                                    và những ngày ăn đói
thôi thúc chúng tôi đi
                                    dưới ngọn cờ hồng.
Chúng tôi mở Mác
                                    đọc mỗi quyển, mỗi chương
như nhà ở
                        riêng
                                    vẫn mở toang cửa sổ
nhưng không đọc Mác
                         chúng tôi vẫn rõ
đi với ai
             và đứng trận tuyến nào.
Phép biện chứng
             chúng tôi học
                                     chẳng Hêghel nào cả.
Chiến trận rầm trời
                                    nó sấn sổ vào thơ,
khi ta
             bắn đuổi
                         tư sản chạy tướt bơ
cũng như
             khi núng
                         có lúc ta bỏ chạy
Mụ goá vinh quang
                        lẽo đẽo
                                     sau thiên tài;
trong khúc nhạc tang
                                    mặc mụ khóc vắn dài
thơ tôi ơi,
             chết
                         chết đi như binh nhất,
như quân ta vô danh
                        chết lúc xung phong!
Tôi chả thèm
những đống tạ thanh đồng
Tôi chả thèm
                        đá xanh, vân nhầy nhụa
Vinh quang tính sau -
                                    cũng bà con tất cả
chủ nghĩa xã hội
                         ta đấu tranh
                                                 xây dựng thành công
thì ta lấy quách
                         làm tượng kỷ niệm chung.
Các bạn hậu sinh,
                         lấy từ điển tra những phao còn lại:
từ dòng Lêta
                        sẽ nổi lên
                                     những mảnh từ này.
những từ “ho lao”
                         “đĩ nhà thổ”
                                     “vòng vây”
Phải các bạn
                        những con người
                                                 láu và lành mạnh,
chính vì các bạn
                         nhà thơ
                                                liếm đờm lao
bằng lưỡi sù sì của biểu ngữ hô hào.
Với đuôi năm tháng   
                                    rồi tôi như quái vật.
giống loài có đuôi,
                                    vật cổ sinh hoá thạch.
Đồng chí cuộc đời,
                         ta rảo bước,
                                     nhanh lên,
dấn nốt
             những ngày dư
                                     kế hoạch năm năm.

                                               
HOÀNG NGỌC HIẾN dịch

(nguồn: TCSH số 165 - 11 - 2002)

 




............................................
1. Có nhà thơ cứ nước sôi ca ngợi - trong những bài thơ tuyên truyền kịp thời cho phong trào đề ở biểu ngữ, áp phích của mỗi Maiakôpxki, có bài thơ tuyên truyền việc uống nước đun sôi để giữ vệ sinh.
2. “ Nàng với chàng, ong bướm, trăng hoa”- nguyên văn là một câu trong một bài tình ca nhảm nhí phổ biến thời bấy giờ.
3.... Xuân tóc xanh róc lỏi...Xuân tóc đỏ liếc tình... - trong nguyên tác, nhà thơ nhắc tên thật của hai nhà thơ đồi bại; ngoài ra còn có những sự láy âm thanh có tác dụng khôi hài và không dịch được.
4. Tình tình, tang, tang, tích tình tang- ở đây, tác giả nhại lại một câu trong bài tình ca của một nhà thơ đương thời.
5. Êxênin hát, hỏng tráng sĩ hề - Êxênin là một nhà thơ lớn của Nga, đương thời với Maiakôpxki: thơ của Êxênin có những chỗ dùng từ và khái niệm cổ.

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ALLEN GINSBERG(Tôn vinh Kenneth Koch) (1)LGT: Allen Ginsberg (1926 - 1997): là một nhà thơ hậu hiện đại Mỹ nổi tiếng trong trào lưu Beat cùng với Jack Kerowack và Williams S. Burroughs. Tốt nghiệp đại học năm 1948, làm đủ thứ nghề: thủy thủ, thợ nhà in, rửa bát, điểm sách, nhân viên tiếp thị.

  • KURT HEYNICKE(Nhà thơ biểu hiện Đức sinh năm 1891)LGT: Kurt Heynicke là nhà thơ biểu hiện nổi tiếng của nước Đức. Ông được giải thưởng thơ “Kleist” vào năm 1913.Bài thơ Vườn thống khổ (Gethsemane), được trích từ Mensch heitsdammerung, do Kurt Pinthus thực hịên, được tái bản nhiều lần. Chúng tôi xin giới thiệu bài thơ đó với bản dịch của dịch giả thơ phương Tây nổi tiếng, Diễm Châu.

  • ROBERTO JUARROZ(Nhà thơ Achentina 1925 – 1995)LGT: Roberto Juarroz là nhà thơ hiện đại Achentina được thế giới biết đến nhiều hơn cả, có lẽ chỉ sau Jorge – Luis Borges. Ông sinh ngày 5/10/1925 tại Coronel Dorrego thuộc Buenos Aires, và mất ngày 31.3.1995 cũng tại thủ đô Achentina, sau một cuộc đời lưu vong vì chế độ độc tài của quốc gia ông. Ông là tác giả của 15 tập thơ cùng mang tên duy nhất Thơ thẳng đứng (Poesía vertical) chỉ khác nhau ở số thứ tự I đến XV. Ông còn là giáo sự đại học Buenos Aires, chuyên viên truyền thông (thư viện) của Liên Hiệp Quốc đồng giám đốc tạp chí thơ (Poesía), nhà phê bình văn chương ở tạp chí Gaceta (Tucumán), nhà phê bình điện ảnh và kịch ở tạp chí Esto.

  • TOMAS TRANSTROMER (Thụy Điển)LGT: Tomas Transtromer (1931-) là một trong những nhà thơ hiện đại Thụy Điển nổi tiếng thế giới, từ những năm 50 của thế kỷ XX, ông nhận được các giải thưởng lớn: Pétrarque (Đức) năm 1981, Neustadt Internationl (Hoa Kỳ) năm 1990, giải Bắc Âu (Viện Hàm lâm Thụy Điển) năm 1991, giải Hort Bienek (Đức) 1992. Toàn tập thơ ông được xuất bản năm 1996. Thơ ông được dịch ra 43 thứ tiếng. Ông thường sử dụng thể tự do hoặc thơ văn xuôi với ngôn từ thơ trong sáng nhưng sức mạnh ở chỗ nó hòa quyện được những phúng dụ bác học và những mô tả chính xác về thế giới vũ trụ bật dậy những cảm xúc.

  • OCTAVIO PAZ  (Nobel 1990)Tặng Roman Jakobson      LGT: Octavio Paz (1914-1998), nhà thơ Mêhicô nổi tiếng, giải thưởng Miguel de Cervantes 1981, giải T. Eliot 1987, giải Nobel 1990. Tác giả của 5 tập thơ, sau này in lại trong Obra poética (Tác phẩm thơ 1938 - 1988), 23 tập tiểu luận về văn học nghệ thuật. SH xin giới thiệu một bài thơ “tuyên ngôn thơ” của ông, NÓI: LÀM qua bản dịch của dịch giả Dương Tường.

  • HAROLD PINTER (Nobel 2005)LGT: Harold Pinter, nhà văn Anh, giải thưởng Nobel 2005, được vinh danh với những vở kịch, những kịch bản phim, ông còn là nhà thơ nổi tiếng. Bài diễn văn đọc trong buổi lễ nhận giải Nobel của ông, quyết liệt trong sự chống Mỹ làm Tổng thống Bush rầu lòng. Bài thơ “Thói đồi bại” được giới thiệu dưới đây, vừa mới công bố cách đây ít lâu trên The Guardian ngày 26 - 01 - 2006.

  • LGT: Harold Pinter, sinh năm 1930 tại London , Anh quốc. Ông là một kịch tác gia, nhưng cũng là nhà thơ, đạo diễn, diễn viên, nhà hoạt động chính trị (ông đặc biệt chống lại sự lạm dụng quyền lực trong quan hệ quốc tế, như chống lại việc NATO đánh bom , Mỹ tấn công ).

  • SAM HAMIL LGT: Sam Hamil, nhà thơ Mỹ, nổi tiếng với website chống chiến tranh của Mĩ ở , tập hợp 13.000 bài thơ của 12.000 nhà thơ Mỹ và thế giới, đồng thời chủ biên tập thơ “Những nhà thơ chống chiến tranh” (Poets against The War, NXB Nation Books, 2003), thuộc loại best-seller (bán chạy nhất) ở Mỹ.

  • Nhà thơ, dịch giả Diễm Châu, sinh năm 1937 tại Hải Phòng. Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài gòn, sau đó tu nghiệp tại Hoa Kỳ về truyền thông. Trước 1975, ông làm Tổng thư ký Tạp chí Trình Bầy. Định cư tại Strasbourg, Pháp từ 1983 cho đến ngày tạ thế. Ông đã vĩnh viễn ra đi vào sáng ngày 28 tháng 12 năm 2006.

  • SEAN LUNDELGT: Sean Lunde là một nhân viên của Trung tâm William Joiner. Hiện anh là sinh viên của Đại học Massachusetts Boston, Hoa Kỳ. Đã từng là cựu chiến binh Mỹ tham gia cuộc chiến tranh tại , do vậy Sean Lunde hiểu rõ được thế nào là một cuộc chiến tranh phi nghĩa và các hậu quả xã hội của nó.

  • ANNE-MARIE LÉVYAnne-Marie Lévy là người Pháp gốc Na-Uy, hiện giảng dạy tiếng Phạn và văn hoá Ấn Độ ở Đại học Bordeaux III. Sau Hiệp định Genève năm 1954, bà cùng chồng làm việc ở Trường Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội trong nhiều năm. Trở về Pháp bà theo dõi cuộc chiến ở Việt và viết sách bằng tiếng Na-Uy để giới thiệu Việt cho độc giả Bắc Âu.Bài thơ này được làm theo thể haiku của Nhật Bản. Thể haiku gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn có ba câu lần lượt 5 âm tiết, 7 âm tiết rồi lại 5 âm tiết (5-7-5). Bài dịch ra tiếng Việt tuân thủ qui tắc của haiku.

  • EILEEN HEANEYLGT: Eileen Heaney là một họa sĩ sống ở Boston, Mỹ. Năm 1997 bà cùng với chồng là ông James Hullett – Triết gia, giáo sư đại học và là giám đốc một nhà xuất bản sách triết - về Việt Nam để nhận bé Frankie từ trại trẻ mồ côi Hội An, Đà Nẵng làm con nuôi.

  • MYLÈNE CATELLGT: Mylène Catel sinh năm 1966, tại Normandie (Pháp).Thạc sỹ Anh văn và Tiến sỹ Pháp văn.Hiện sống ở Hoa Kỳ - nơi bà giảng dạy văn chương tại Đại học Michigan.Bà đã xuất bản hai tập thơ: "Le Jongleur Fou" (1995), Paris, Editions Caractères; "JC" (1996), Paris, ditions Caractères.

  • YVES BONNEFOYYves Bonnefoy sinh năm 1923, tại Tours (Pháp).Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà dịch thuật và là nhà biên khảo, phê bình văn học nghệ thuật nổi tiếng của nước Pháp, với gần 50 tác phẩm có giá trị về đủ thể loại. Nghĩ về văn học, nghệ thuật, ông quan niệm “đó là cuộc chiến đấu không ngừng để chống lại sự cám dỗ mang tính giáo điều và tư tưởng duy khái niệm”. Vì vậy, thơ Yves Bonnefoy là tiếng nói đa thanh, luôn va đập và sinh thành, luôn giao động giữa hiện thực và siêu thực, giữa vô lý và hợp lý để nói lên mối liên hệ giữa con người và thế giới đang vận động, bất ổn. Như cách thể, để chống lại sự sáo mòn, bảo thủ do  sự già nua, hoài nghi và vô cảm của con người.                                                                                        HỒ THẾ HÀ

  • TANG HẰNG XƯƠNG (Trung Quốc)LTS: Sinh năm 1941. Đã xuất bản 6 tập thơ. Thơ Tang Hằng Xương có những từ ngữ, hình ảnh, ý tưởng... rất kỳ lạ và táo bạo; đã được dịch ra các thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Hàn và gần đây là tiếng Việt (báo Văn nghệ, Tạp chí Văn học nước ngoài - H.D.dịch và giới thiệu). Những bài thơ dưới đây lấy từ tập thơ Nhớ cha mẹ (Tang Hằng Xương - Hoài thân thi tập) in lần thứ nhất 1999, in lần thứ hai 2001. (Tang Hằng Xương mồ côi mẹ năm mười hai tuổi).

  • Margaret Atwoods là một trong số nhà thơ viết bằng tiếng Anh hàng đầu ở . Sinh năm 1939. Bà đã xuất bản trên 10 tập thơ, trên 10 tiểu thuyết, một số sách phê bình và sách cho trẻ em, đã nhận nhiều giải thưởng và bằng cấp danh dự. Gần nhất là Giải Pulitzer 2001 về tiểu thuyết. Thơ M.Atwoods đầy tinh thần phản kháng, trầAn trụi và khốc liệt khi cần vạch trần sự thật về thân phận người đàn bà ở khắp nơi trên thế giới, một mặt lại vỗ về nâng giấc che chở đối với người mình yêu. Quả là một nữ tính của thế kỷ. HOÀNG HƯNG chuyển ngữ từ nguyên bản.

  • LANGSTON HUGHESLGT: Langston Hughes (1902-1967) là một trong những cây viết chủ lực của  phong trào văn học nghệ thuật của người Mỹ gốc Phi - châu trong thập niên 1920, mệnh danh là phong trào Phục Hưng Harlem (Harlem Renaissance)- một nỗ lực nhằm cổ động lòng tự hào về màu da và văn hóa da đen.

  • LTS: Robert Creeley sinh năm 1926, có một cuộc đời nhiều biến động. Hai lần bỏ học đại học giữa chừng, hai lần ly hôn, hai lần sang làm việc ở các nước thế giới thứ ba (năm 1944 lái xe cứu thương trong lực lượng American Field Service ở Ấn Độ và Miến Điện.

  • ...Thế nhưng trên đôi tai hoá đáSự im lặng vẫn thét gàoVang dội trong năm tháng với những thanh âm thịnh nộ...

  • LTS: Werner Lambersy thuộc thế hệ những nhà thơ trẻ đương đại của Pháp. Thơ ông là sự kết hợp thần tình giữa lối tư duy luận lý sắc sảo cùng khả năng trực cảm cực kỳ tinh tế. Điều đó khiến cho thơ W.Lambersy làm hiện hình được bản chất đời sống ở những nơi chốn mong manh nhất. Dưới con mắt nhà thơ, cái đẹp luôn biến ảo, không dừng lại, lần theo dấu vết của chúng, bạn sẽ khám phá thấy những chân lý hoàn toàn bất ngờ. Những bài thơ dưới đây, chúng tôi rút ra từ một tập thơ xuất bản năm 1998 của W.Lambersy do trung tâm sách quốc gia của Pháp đỡ đầu và ấn hành.