Điệp khúc của Bé Lết

09:14 17/12/2009
HỒ BÍCHDưới gầm cầu phía chợ Trời có một cô bé độ tuổi niên thiếu, mặt đẹp như hoa nhưng bị tật nguyền đến trú ngụ ở đấy từ bao giờ. Nó bị bại liệt một chân nên không đi lại được mà phải bò hoặc lết. Có lẽ do vậy mà người ta thường gọi nó là Bé Lết.

(Ảnh: Internet)

Dân chợ Trời cái gì cũng biết thế mà không hề ai biết gốc gác lai lịch của Bé Lết. Chính nó cũng không biết ai đã đẻ ra mình. Có người nói nó bơi từ dưới Vạn đò lên. Lại có người bảo Bé Lết là con rơi của "dịch vụ phụ" Karaoke vì giọng hát của nó na ná như vậy. Ngày ngày nó lết vào chợ hát kiếm ăn. Đêm đêm nó bò về gầm cầu nằm ngủ. Cuộc sống của nó cũng nhịp nhàng như tháng ngày đi qua chợ, êm đềm như dòng sông trôi dưới chân cầu.

Rồi một lần Bé Lết bị ốm mấy ngày liền không vào chợ được. Cuối cùng, cơn đói khát vẫy vùng, thôi thúc nó gượng dậy. Nó hát. Nó gào. Dưới gầm cầu. Cô độc. Không ai nghe. Không ai cho nó miếng gì. Tiếng hát của nó chợt run vang một cách bi thiết. Bỗng nhiên Bụt giáng trần và ban cho Bé Lết một bát cháo tăng lực kèm theo ba điều ước. Không cần suy nghĩ nhiều, điều ước thứ nhất được nói ra ngay và lập tức hiệu nghiệm. Một tòa lâu đài sang trọng, ngạo nghễ hiện ra bên kia chợ Trời, bên kia dòng sông. Trong tòa lâu đài có nhiều tầng, nhiều phòng, nhiều kho vàng bạc châu báu.

Bé Lết chưa bao giờ được xem ti vi nên nó dành thời gian đầu để xem cho thỏa thích. Khi đến chương trình quảng cáo, rao vặt thì Bé Lết như sực nhớ ra điều gì đó và cuống lên. Rồi nó chuyển điều ước thứ hai lên sóng truyền hình nhờ tìm bố mẹ, tìm gia sư để học. Lời của nó vừa được phát đi thì chao ôi, người từ đâu ùn ùn kéo đến! Kẻ tranh nhau nhận là bố mẹ của Bé Lết. Người giành dật nhau làm thầy dạy thêm cho "cô chủ".

Thời nay, thầy cô dạy thêm vốn nhiều đã đành nhưng bố mẹ đẻ sao cũng nhiều đến thế? Bé Lết mường tượng bố mẹ nó phải là hạng người nghèo lắm mới đến nỗi đem con bỏ chợ. Đằng này, họ đều ra dáng trưởng giả ngồi quán bia ôm, không tin được. Họ làm cho Bé Lết hoang mang, bận bịu, chóng mặt, nhức đầu. Đã có lúc nó bị ngất xỉu bởi phải nghe quá nhiều những lời giả danh, thớ lợ. Nó bị khủng hoảng nghiêm trọng. Trong cơn hoảng loạn, hãi hùng, Bé Lết sực nhớ mình còn điều ước thứ ba. Nó liền nhắm mắt lại lẩm bẩm "ước chi được thoát khỏi cảnh này". Rồi khi Bé Lết mở mắt ra, nó thấy mình đã về đến chỗ cũ, dưới gầm cầu. Nó cảm thấy nhẹ nhàng, yên ổn. Và từ đó, nó lại lết vào chợ với điệp khúc u hoài, tha thiết...

H.B.
(124/06-99)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Nguyễn Ngọc Phú - Nguyên Hào - Lê Thị Xuân

  • KHÁNH THƯ*

    Có một lần, người mẹ của tôi bị xe tông, lúc đó rất nguy kịch. Nhà tôi nghèo, không có tiền chữa trị, phải đi vay. May sao, có dì của tôi đã nộp cho bệnh viện. Nhưng tai nạn để lại cho mẹ của tôi một cái chứng mất trí.

  • TRƯƠNG LÊ QUANG HUY

    Trong màn đêm mịt mù bóng tối, tôi cùng tụi thằng Tin, Ken, Tí rủ nhau đi ngắm bình minh ở biển Quảng Ngạn quê tôi. Số là kì nghỉ hè này tôi được bố mẹ cho về quê ở lại chơi.


  • Chung Tiến Lực - Lê Thị Xuân - Nguyên Hào - Lê Hưng Tiến - Nguyễn Lãm Thắng


  • Một số tranh được giải của các em trong cuộc thi vẽ hè 1993 - Hội VHNT và Nhà Văn hóa Thiếu nhi TT. Huế tổ chức

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO

    (Nhân tng kết cuộc thi sáng tác văn học thiếu nhi Thừa Thiên - Huế hè 1993)

  • DƯƠNG PHƯỚC QUÝ CHÂU 

    (15 tuổi- Trường Thủy Dương)

  • TRẦN LÊ BẢO ANH

    (11 tuổi trường Vĩnh Ninh)

  • L.T.S. Một trăm linh bảy em viết và một trăm bảy mươi em vẽ. Đó là những "thí sinh" dự cuộc thi sáng tác hè 1993, một hoạt động bổ ích nhưng không mấy dễ dàng cho các em, vì các em mà giờ đây đã thành một thông lệ đẹp của Hội Văn Nghệ, nhà Văn Hóa thiếu nhi, Sở Giáo dục và UB bảo vệ Thiếu nhi tỉnh TT Huế phối hợp tổ chức hàng năm.


  • Nguyên Hào - Trịnh Tuấn Khanh


  • TRƯƠNG ĐỨC VĨ NHẬT

                            (15 tuổi)

  • VŨ LÊ THẢO CHI
                 (12 tuổi)

    Nguyệt sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Bố mẹ Nguyệt đều là cán bộ Ngân hàng. Thằng Sơn em trai Nguyệt đã lên mười. Nhà Nguyệt ở trong một căn hộ nhỏ. Cuộc sống gia đình Nguyệt không giàu có nhưng vui vẻ đầm ấm.


  • Nguyễn Thị Hương Ly - Nguyễn Trọng Tuất - Ngô Minh

  • Khánh Thư sinh ngày 11/2/2013. Khoảng đầu năm 2020, lúc bé 7 tuổi lên lớp 1, mới học chữ và học viết, đã tự viết những câu chuyện mình nghĩ ra. Đọc và viết chưa thạo, chưa biết nhiều về cách ngắt câu, xuống dòng, dấu chấm, dấu phẩy, nên dễ hiểu là những thứ bé viết người lớn đọc thì sẽ thấy mơ hồ ngây ngô. Thế nhưng, gạt các điều đó ra, những gì bé tự viết ra quả thật là lấp lánh và đẹp đẽ.


  • Nguyễn Ngọc Hưng - Lê Thị Xuân - Nguyễn Ngọc Phú - Trịnh Tuấn Khanh - Trầm Thiên Thu

  • THẢO NGUYÊN

    Nhắc đến nồi bánh tết của ngoại thì đó là những lần mùa xuân về ngang qua còn đọng lại trong tôi với bao ký ức ngọt ngào sâu lắng.

  • HỒ TRẦN ANH THI

    Mùa đông về kéo theo cái khí hậu lạnh giá và rét buốt. Đông đến cùng những cơn mưa dai dẳng, mưa dầm đề, mưa sướt mướt.

  • TRỊNH THỊ MAI THẢO

    Người tôi sắp kể với bạn, là một người rất đỗi bình thường, với một cái tên bình thường, một khuôn mặt bình thường và một cuộc đời bất thường.


  • Nguyễn Hữu Phú - Ngàn Thương - Lê Thị Xuân


  • Trần Văn Thiên - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Minh Ngọc Hà - Lê Thị Xuân