Đêm Trắng

14:47 29/12/2009
OCTAVIO PAZ        Tặng các nhà thơ André Breton và Benjamin Perêt

Nhà thơ Octavio Paz - Ảnh: ac-grenoble.fr


Đêm Trắng


Vào mười giờ tối ở quán cà phê nước Anh
Ngoài 3 ta
                        chẳng có một ai
Bên ngoài là bước chân mùa thu bí ẩn
Bước chân của người mù vĩ đại
Của đại ngàn lướt đi trong thành phố
Với nghìn bàn tay, nghìn bàn chân mù sương
Gương mặt khói sương, con người không mặt
Mùa thu bước về trung tâm Paris.
Với bước chân thận trọng của người mù
Những người lướt trên đại lộ
Cử chỉ thầm lén toát lên từ bộ mặt
Một gái điếm xinh đẹp tựa một nữ giáo hoàng
Xuyên qua phố và biến mất trong một bức
                                                tường xanh lét.
Bức tường khép trở lại
Tất cả là cửa
Quá đủ rồi sức ép nhẹ từ một ý nghĩ
Đôi điều sắp sửa để nói với một
                                    ai đó giữa chúng ta
Thới khắc giữa hai người bị xé nát
Tôi đã đọc những dấu hiệu trên vầng trán
                                    khoảnh khắc này
Những kẻ sống đang sống
Bước như bay, chín muỗng, bục ra
Những kẻ chết đang sống
Những ống xương chưa hết nóng
Gió giật đứt và tung chúng lên
Từng nắm rơi giữa những cẳng chân của đêm
Thành phố mở lòng mình tựa một trái tim
Tựa một gương mặt mà bông hoa là quả chín
Khát khao lớn hơn cả sự phục sinh
Làm sống lại những khao khát
Đôi điều được sắp sẵn để nói
                                    cùng với thi nhân
Thậm chí với mùa thu chung chiêng này
Với tháng năm ốm đau này
Quả chín ma quái trượt giữa những bàn  tay của thế kỷ
Tháng năm sợ hãi, thời gian của tiếng than vãn và cắt vụn
Không một gương mặt ở nơi kia, tối nay
trong hầm ngầm của Londre
Những con mắt khả ố từ tấm gương mù lòa
Những đôi môi dầy thô bỉ
Không một ai có máu, không một ai mang danh
Chúng ta không có cả linh hồn và thân xác
Không có lấy một bộ mặt
Thời gian quay và quay, không ngừng trôi qua
Không có gì trôi qua nếu thời gian ngừng trôi
Và trở lại, rồi lại trôi qua
Thế rồi bất chợt một chớp mắt tuổi
                                                thiếu niên
Mang màu vàng mũi tên thần Cupidon
Đội chiếc mũ lưỡi trai màu ghi, chú chim
                                                sẻ can đảm và lưu lạc
Bé nhỏ và lấm tấm đỏ
Quả táo trên chiếc bàn cũ kỹ
Nhánh cây xanh trong sân nhà mùa đông
Đứa trẻ bị bỏ rơi và những chú mèo hoang
Hai cái cây ghét đôi bị buộc chặt
Hai cái cây đầy gai có những bông hoa
                                                nở bất ngờ
Chúng khoác màu áo tươi xanh
Sáng rực rỡ bàn tay chú nhóc
Bốn con chữ
Trên mỗi một ngón tay cháy lên những ngôi sao
Những thỏi mực tầu của người Trung Hoa
                                                và lòng đam mê
Những chiếc nhẫn cỏ phập phồng
Ô, bàn tay học sinh với chiếc cổ khát
                                                khao sự sống
Con chim mồi và chú ngựa què
Bàn tay làm những con mắt trong đêm hình dung
                                                được về cơ thể
Mặt trời bé con và dòng sông tươi xanh
Tay chú mang đến giấc mơ và hồi sinh
Tất cả là cửa
                        Tất cả là cầu
Bây giờ chúng ta bước trên một dòng sông khác
Nhìn thấp xuống cuộc chạy của dòng sông
                                                nhiều thế kỉ
Dòng sông của những kí hiệu
Ngắm nhìn cuộc chạy của dòng sông các vì sao
Chúng nhập vào nhau, tách ra, rồi gặp lại
Chúng nói với nhau bằng thứ ngôn ngữ của
                                    những cuộc hỏa hoạn
Những cuộc đấu của chúng, những mối tình của chúng
Sáng tạo và hủy diệt thế giới
Đêm mở lòng đêm
                                    vô tận bàn tay
Sự cãi nhau của những ký hiệu
Con chữ lặng im ca hát
Mọi thế kỷ hợp lại
Những âm tiết phát ra bằng giọng một người
Những ngôn từ một kẻ nào đó lắng nghe
Những đại sảnh nơi những cột trụ trong suốt
Dội lại những kí hiệu
Giây lát ngưng trên những mi mắt và
                                                nói điều gì đó
Những con mắt mở ra, lắng nghe rồi lại
                                                khép kín
Thủy triều dâng lên
                        sắp sửa điều gì
Chúng ta tung mình trong đêm
Những bè bạn ở xa
Tôi mang theo lời lẽ lao tựa như mang
                                                kho báu bốc cháy
Đấu tranh với dòng sông, với cơn gió mùa thu
Chống lại mùa thu, với ngôi nhà tối tăm
Tháng năm nơi đám hài cốt
Vun đống lại - thời gian chết chóc và bị phỉ nhổ
Những mùa bị hãm hiếp
Thế kỷ bị đẽo mòn trong một tiếng gào
Trong biên đồ hình chóp của dòng máu
Giờ gặm nhắm xương sống của ngày, của
                                                năm, và của thế kỷ
Chúng ta đã đánh mất tất cả những cuộc đắm
Tất cả những ngày đi kiếm tìm một Nàng thơ
Thành phố nhầu nhĩ
Gương mặt của nàng là gương mặt của bình yên tôi
Những đôi chân của nàng là gương mặt của bình yên tôi
Những đôi chân là chân phụ nữ
Thảy những trụ cầu trong phố
Dòng sông, dải thắt lưng của phong cảnh
                                                chết chìm
Thành phố hay sự hiện hữu của đàn bà
Chiếc quạt chỉ ra và che đi đời sống
Đẹp tựa sự nổi loạn của người nghèo
Vầng trán nàng mê sảng, nhưng mắt nàng
                                                cho ta uống lấy sự khôn ngoan
Nách nàng là đêm, nhưng ngực nàng ban ngày
Những từ của nàng là đá nhưng ngôn ngữ
                                                của nàng là cơn mưa
Vai nàng, ban trưa trên biển cả
Nụ cười nàng, mặt trời soi sáng những
                                                ngoại ô
Tóc nàng, nơi bùng lên cơn bão trên
                                    những vùng đất của rạng đông.
Bụng nàng mang hơi thở của biển
                                    và mạch đập của ngày
Tên nàng - thác nước và đồng cỏ
Tên nàng - mặt biển tràn đầy
Tất thảy tên của nước đều là tên nàng
Nhưng giới tính của nàng - hằng hà sa số
Phía này của tồn tại
Phía kia, thời gian
Mặt trái của đời sống
Nơi đây, kết thúc mọi thứ diễn văn
Cái đẹp chẳng dễ gì nắm được
Nơi đây, hiện hữu trở nên khủng khiếp
Chìm khuất vào trong, Hiện Hữu rỗng không
Cái rành mạch là không rành mạch
Nơi đây trả sự không rành mạch cho cái rành mạch
Ngôi sao mầu đen
Ánh sáng là bóng tối, bóng tối của ánh sáng
Nơi đây, thời gian đứng yên
Bốn đỉnh quan trọng cạnh nhau
Đó là chỗ của cô đơn và chỗ để gặp nhau
Thành phố - Đàn bà - Hiện hữu
Nơi đây điểm kết của thời gian
Và nơi để bắt đầu
                 
Giáng Vân dịch
(từ bản tiếng Pháp của Roger - Caillois)

(122/04-99)




 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • KURT HEYNICKE(Nhà thơ biểu hiện Đức sinh năm 1891)LGT: Kurt Heynicke là nhà thơ biểu hiện nổi tiếng của nước Đức. Ông được giải thưởng thơ “Kleist” vào năm 1913.Bài thơ Vườn thống khổ (Gethsemane), được trích từ Mensch heitsdammerung, do Kurt Pinthus thực hịên, được tái bản nhiều lần. Chúng tôi xin giới thiệu bài thơ đó với bản dịch của dịch giả thơ phương Tây nổi tiếng, Diễm Châu.

  • ROBERTO JUARROZ(Nhà thơ Achentina 1925 – 1995)LGT: Roberto Juarroz là nhà thơ hiện đại Achentina được thế giới biết đến nhiều hơn cả, có lẽ chỉ sau Jorge – Luis Borges. Ông sinh ngày 5/10/1925 tại Coronel Dorrego thuộc Buenos Aires, và mất ngày 31.3.1995 cũng tại thủ đô Achentina, sau một cuộc đời lưu vong vì chế độ độc tài của quốc gia ông. Ông là tác giả của 15 tập thơ cùng mang tên duy nhất Thơ thẳng đứng (Poesía vertical) chỉ khác nhau ở số thứ tự I đến XV. Ông còn là giáo sự đại học Buenos Aires, chuyên viên truyền thông (thư viện) của Liên Hiệp Quốc đồng giám đốc tạp chí thơ (Poesía), nhà phê bình văn chương ở tạp chí Gaceta (Tucumán), nhà phê bình điện ảnh và kịch ở tạp chí Esto.

  • TOMAS TRANSTROMER (Thụy Điển)LGT: Tomas Transtromer (1931-) là một trong những nhà thơ hiện đại Thụy Điển nổi tiếng thế giới, từ những năm 50 của thế kỷ XX, ông nhận được các giải thưởng lớn: Pétrarque (Đức) năm 1981, Neustadt Internationl (Hoa Kỳ) năm 1990, giải Bắc Âu (Viện Hàm lâm Thụy Điển) năm 1991, giải Hort Bienek (Đức) 1992. Toàn tập thơ ông được xuất bản năm 1996. Thơ ông được dịch ra 43 thứ tiếng. Ông thường sử dụng thể tự do hoặc thơ văn xuôi với ngôn từ thơ trong sáng nhưng sức mạnh ở chỗ nó hòa quyện được những phúng dụ bác học và những mô tả chính xác về thế giới vũ trụ bật dậy những cảm xúc.

  • OCTAVIO PAZ  (Nobel 1990)Tặng Roman Jakobson      LGT: Octavio Paz (1914-1998), nhà thơ Mêhicô nổi tiếng, giải thưởng Miguel de Cervantes 1981, giải T. Eliot 1987, giải Nobel 1990. Tác giả của 5 tập thơ, sau này in lại trong Obra poética (Tác phẩm thơ 1938 - 1988), 23 tập tiểu luận về văn học nghệ thuật. SH xin giới thiệu một bài thơ “tuyên ngôn thơ” của ông, NÓI: LÀM qua bản dịch của dịch giả Dương Tường.

  • HAROLD PINTER (Nobel 2005)LGT: Harold Pinter, nhà văn Anh, giải thưởng Nobel 2005, được vinh danh với những vở kịch, những kịch bản phim, ông còn là nhà thơ nổi tiếng. Bài diễn văn đọc trong buổi lễ nhận giải Nobel của ông, quyết liệt trong sự chống Mỹ làm Tổng thống Bush rầu lòng. Bài thơ “Thói đồi bại” được giới thiệu dưới đây, vừa mới công bố cách đây ít lâu trên The Guardian ngày 26 - 01 - 2006.

  • LGT: Harold Pinter, sinh năm 1930 tại London , Anh quốc. Ông là một kịch tác gia, nhưng cũng là nhà thơ, đạo diễn, diễn viên, nhà hoạt động chính trị (ông đặc biệt chống lại sự lạm dụng quyền lực trong quan hệ quốc tế, như chống lại việc NATO đánh bom , Mỹ tấn công ).

  • SAM HAMIL LGT: Sam Hamil, nhà thơ Mỹ, nổi tiếng với website chống chiến tranh của Mĩ ở , tập hợp 13.000 bài thơ của 12.000 nhà thơ Mỹ và thế giới, đồng thời chủ biên tập thơ “Những nhà thơ chống chiến tranh” (Poets against The War, NXB Nation Books, 2003), thuộc loại best-seller (bán chạy nhất) ở Mỹ.

  • Nhà thơ, dịch giả Diễm Châu, sinh năm 1937 tại Hải Phòng. Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài gòn, sau đó tu nghiệp tại Hoa Kỳ về truyền thông. Trước 1975, ông làm Tổng thư ký Tạp chí Trình Bầy. Định cư tại Strasbourg, Pháp từ 1983 cho đến ngày tạ thế. Ông đã vĩnh viễn ra đi vào sáng ngày 28 tháng 12 năm 2006.

  • SEAN LUNDELGT: Sean Lunde là một nhân viên của Trung tâm William Joiner. Hiện anh là sinh viên của Đại học Massachusetts Boston, Hoa Kỳ. Đã từng là cựu chiến binh Mỹ tham gia cuộc chiến tranh tại , do vậy Sean Lunde hiểu rõ được thế nào là một cuộc chiến tranh phi nghĩa và các hậu quả xã hội của nó.

  • ANNE-MARIE LÉVYAnne-Marie Lévy là người Pháp gốc Na-Uy, hiện giảng dạy tiếng Phạn và văn hoá Ấn Độ ở Đại học Bordeaux III. Sau Hiệp định Genève năm 1954, bà cùng chồng làm việc ở Trường Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội trong nhiều năm. Trở về Pháp bà theo dõi cuộc chiến ở Việt và viết sách bằng tiếng Na-Uy để giới thiệu Việt cho độc giả Bắc Âu.Bài thơ này được làm theo thể haiku của Nhật Bản. Thể haiku gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn có ba câu lần lượt 5 âm tiết, 7 âm tiết rồi lại 5 âm tiết (5-7-5). Bài dịch ra tiếng Việt tuân thủ qui tắc của haiku.

  • EILEEN HEANEYLGT: Eileen Heaney là một họa sĩ sống ở Boston, Mỹ. Năm 1997 bà cùng với chồng là ông James Hullett – Triết gia, giáo sư đại học và là giám đốc một nhà xuất bản sách triết - về Việt Nam để nhận bé Frankie từ trại trẻ mồ côi Hội An, Đà Nẵng làm con nuôi.

  • MYLÈNE CATELLGT: Mylène Catel sinh năm 1966, tại Normandie (Pháp).Thạc sỹ Anh văn và Tiến sỹ Pháp văn.Hiện sống ở Hoa Kỳ - nơi bà giảng dạy văn chương tại Đại học Michigan.Bà đã xuất bản hai tập thơ: "Le Jongleur Fou" (1995), Paris, Editions Caractères; "JC" (1996), Paris, ditions Caractères.

  • YVES BONNEFOYYves Bonnefoy sinh năm 1923, tại Tours (Pháp).Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà dịch thuật và là nhà biên khảo, phê bình văn học nghệ thuật nổi tiếng của nước Pháp, với gần 50 tác phẩm có giá trị về đủ thể loại. Nghĩ về văn học, nghệ thuật, ông quan niệm “đó là cuộc chiến đấu không ngừng để chống lại sự cám dỗ mang tính giáo điều và tư tưởng duy khái niệm”. Vì vậy, thơ Yves Bonnefoy là tiếng nói đa thanh, luôn va đập và sinh thành, luôn giao động giữa hiện thực và siêu thực, giữa vô lý và hợp lý để nói lên mối liên hệ giữa con người và thế giới đang vận động, bất ổn. Như cách thể, để chống lại sự sáo mòn, bảo thủ do  sự già nua, hoài nghi và vô cảm của con người.                                                                                        HỒ THẾ HÀ

  • TANG HẰNG XƯƠNG (Trung Quốc)LTS: Sinh năm 1941. Đã xuất bản 6 tập thơ. Thơ Tang Hằng Xương có những từ ngữ, hình ảnh, ý tưởng... rất kỳ lạ và táo bạo; đã được dịch ra các thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Hàn và gần đây là tiếng Việt (báo Văn nghệ, Tạp chí Văn học nước ngoài - H.D.dịch và giới thiệu). Những bài thơ dưới đây lấy từ tập thơ Nhớ cha mẹ (Tang Hằng Xương - Hoài thân thi tập) in lần thứ nhất 1999, in lần thứ hai 2001. (Tang Hằng Xương mồ côi mẹ năm mười hai tuổi).

  • LTS: Vlađimir Maiakôvxki là “lá cờ đầu của thơ ca Tháng Mười Nga”. Nhân kỷ niệm 85 năm Cách mạng tháng Mười Nga, chúng tôi mời nhà phê bình - giáo sư Hoàng Ngọc Hiến, một chuyên gia về Maiakôvxki, viết bài về tiếng thơ của Maia trong cuộc sống và thế giới ngày hôm nay. Nhà phê bình đã gửi cho chúng tôi bản dịch một bài thơ của Maia và trình bày mấy ý kiến hết sức ngắn gọn.

  • Margaret Atwoods là một trong số nhà thơ viết bằng tiếng Anh hàng đầu ở . Sinh năm 1939. Bà đã xuất bản trên 10 tập thơ, trên 10 tiểu thuyết, một số sách phê bình và sách cho trẻ em, đã nhận nhiều giải thưởng và bằng cấp danh dự. Gần nhất là Giải Pulitzer 2001 về tiểu thuyết. Thơ M.Atwoods đầy tinh thần phản kháng, trầAn trụi và khốc liệt khi cần vạch trần sự thật về thân phận người đàn bà ở khắp nơi trên thế giới, một mặt lại vỗ về nâng giấc che chở đối với người mình yêu. Quả là một nữ tính của thế kỷ. HOÀNG HƯNG chuyển ngữ từ nguyên bản.

  • LANGSTON HUGHESLGT: Langston Hughes (1902-1967) là một trong những cây viết chủ lực của  phong trào văn học nghệ thuật của người Mỹ gốc Phi - châu trong thập niên 1920, mệnh danh là phong trào Phục Hưng Harlem (Harlem Renaissance)- một nỗ lực nhằm cổ động lòng tự hào về màu da và văn hóa da đen.

  • LTS: Robert Creeley sinh năm 1926, có một cuộc đời nhiều biến động. Hai lần bỏ học đại học giữa chừng, hai lần ly hôn, hai lần sang làm việc ở các nước thế giới thứ ba (năm 1944 lái xe cứu thương trong lực lượng American Field Service ở Ấn Độ và Miến Điện.

  • ...Thế nhưng trên đôi tai hoá đáSự im lặng vẫn thét gàoVang dội trong năm tháng với những thanh âm thịnh nộ...

  • LTS: Werner Lambersy thuộc thế hệ những nhà thơ trẻ đương đại của Pháp. Thơ ông là sự kết hợp thần tình giữa lối tư duy luận lý sắc sảo cùng khả năng trực cảm cực kỳ tinh tế. Điều đó khiến cho thơ W.Lambersy làm hiện hình được bản chất đời sống ở những nơi chốn mong manh nhất. Dưới con mắt nhà thơ, cái đẹp luôn biến ảo, không dừng lại, lần theo dấu vết của chúng, bạn sẽ khám phá thấy những chân lý hoàn toàn bất ngờ. Những bài thơ dưới đây, chúng tôi rút ra từ một tập thơ xuất bản năm 1998 của W.Lambersy do trung tâm sách quốc gia của Pháp đỡ đầu và ấn hành.