Băn khoăn dị bản

14:08 10/04/2017

Gần 1 tháng, sau khi Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) có công văn yêu cầu tạm dừng lưu hành 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975, công chúng yêu nhạc vẫn chưa hết băn khoăn. Mới đây, việc tìm thấy bản gốc ca khúc “Con đường xưa em đi” lại càng khiến dư luận băn khoăn hơn: Mất bao lâu để nhà quản lý hoàn tất việc đối chiếu giữa bản gốc và dị bản của ca khúc? Sau sự việc này, việc xác minh dị bản ca khúc nói chung sẽ được thực hiện ra sao?

Ảnh bìa đĩa nhạc Con đường xưa em đi

1. Trước khi có công văn tạm dừng, 5 ca khúc trước 1975 là: “Cánh thiệp đầu xuân”, “Rừng xưa”, “Chuyện buồn ngày xuân”, “Con đường xưa em đi”; “Đừng gọi anh bằng chú” đã được cấp phép lưu hành. Cục NTBD cho biết qua xem xét nội dung ca từ một số bài hát do Sở VHTT TP HCM cung cấp, hội đồng nghệ thuật thuộc Cục NTBD đã tổ chức thẩm định lại và thống nhất tạm thời dừng việc lưu hành một số bài hát đã cấp phép phổ biến để xem xét, xác minh, thẩm định trên cơ sở đối chiếu với bản nhạc gốc; Tạm thời dừng việc lưu hành 5 ca khúc đã cấp phép phổ biến trước đây do vi phạm quyền tác giả và quyền liên quan. Ca khúc “Đừng gọi anh bằng chú” bị sai tên tác giả còn 4 ca khúc kia bị thay đổi ca từ.

Mới đây Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) cho hay bản gốc ca khúc “Con đường xưa em đi” do nhạc sĩ Châu Kỳ sáng tác (thơ Hồ Đình Phương) hiện đang được VCPMC lưu giữ. Cụ thể, ca khúc này được cấp phép phổ biến từ ngày 1-9-1969 theo giấy phép số 3577 BTT/NBC/PHNT. Điều đáng nói là theo bản gốc ca khúc “Con đường xưa em đi” đã được cơ quan quản lý văn hóa cấp phép lưu hành trong nước vào năm 1969 mà hiện VCPMC đang lưu giữ, lời ca khúc chưa hề bị chỉnh sửa lại như “dị bản” bị Cục NTBD cấm lưu hành vô thời hạn trong thời gian gần đây. Trong đó có lời: “Chiến trường anh bước đi…” chưa bị đổi thành “Lối mòn anh bước đi…”, và lời  “Nơi đây phiên gác canh dài…” chưa bị đổi thành “Nơi đây thao thức canh dài…” như dị bản. 

Sau khi công văn cấm dị bản của Cục NTBD có hiệu lực, công chúng đã không thể nghe 5 ca khúc nói trên ở một số website nghe nhạc trực tuyến, nhất là ca khúc “Con đường xưa em đi”.  Loại trừ những bài hát dị bản thuộc đối tượng tạm cấm phổ biến/lưu hành, thiết nghĩ những bài hát nguyên gốc sẽ không bị ảnh hưởng gì. Nhưng trên thực tế, cả nguyên gốc và dị bản đều nằm trong diện cấm - có lẽ để nhà quản lý đối chiếu.  

Chia sẻ với báo giới, bà Kha Thị Đàng – vợ của nhạc sĩ Châu Kỳ cũng xác nhận mặc dù chồng bà khi còn sống từng có ý định chỉnh sửa lại lời ca khúc này, tuy nhiên sau đó vợ chồng ông bà chưa hề đề xuất việc chỉnh sửa với cơ quan có thẩm quyền. Điều này cũng có nghĩa, bản gốc của ca khúc “Con đường xưa em đi” vẫn còn giá trị về mặt pháp lý.

Có ý kiến cho rằng việc xuất hiện dị bản ca khúc “Con đường xưa em đi” có thể do đơn vị tổ chức chương trình tự chỉnh sửa lại để thuận tiện hơn cho việc xin cấp phép biểu diễn chương trình, hoặc nghệ sĩ tự điều chỉnh lại khi hát trên sân khấu cho phù hợp với hoàn cảnh. Nếu như vậy thì rõ ràng lỗi để xuất hiện và lưu hành “dị bản” nhạc phẩm trên không thể thuộc về nhạc sĩ Châu Kỳ hay những người đại diện cho ông về quyền sở hữu tác phẩm.

2. Xung quanh 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975 bị Cục NTBD tạm dừng lưu hành vô thời hạn, nhạc sĩ Diên An đã lên tiếng, ông không phải là tác giả của ca khúc “Đừng gọi anh là chú”. Ông Nguyễn Đăng Chương – Cục trưởng Cục NTBD, cũng cho biết, lý do tạm dừng phổ biến/lưu hành là để xác minh tác quyền. Còn đại diện VPCMC cũng xác nhận rằng nhạc sĩ Diên An có ủy quyền cho VCPMC bảo vệ tác quyền cho các sáng tác của ông, và trong số những bài hát ấy không có ca khúc “Đừng gọi anh là chú”. Hiện việc xác minh tác giả ca khúc này vẫn đang được cơ quan quản lý tiến hành.

Trước băn khoăn từ dư luận về số phận của 5 bài hát sáng tác trước 1975  nói trên, ông Nguyễn Đăng Chương – Cục trưởng Cục NTBD khẳng định: Cục chỉ quyết định tạm dừng lưu hành 5 ca khúc này để thẩm định lại về ca từ và tên tác giả. Còn việc cấm vĩnh viễn thực chất là cấm đối với những ca khúc có tên như 5 bài hát trên nhưng phần lời bị sai lệch, bị sửa lại không đúng với bản gốc và vi phạm quyền tác giả. 

Đại diện Cục NTBD cũng một lần nữa khẳng định 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975 đang bị tạm dừng lưu hành không gặp vấn đề vướng mắc gì về mặt tư tưởng nội dung. Đến thời điểm này chưa có đơn vị nào nộp đơn xin cấp phép lưu hành trở lại 5 ca khúc này nên Cục chưa xem xét. Bởi theo qui định của pháp luật, khi có đơn vị xin cấp phép thì cơ quan quản lý văn hóa mới xem xét việc có cấp phép với các sáng tác mới, hoặc cấp trở lại đối với các sáng tác đang tạm dừng lưu hành.   

Dẫu thế, một câu hỏi cũng đang được đặt ra: Với những ca khúc đã chứng minh được còn nguyên bản gốc và đã được cơ quan quản lý cấp phép như với trường hợp bài “Con đường xưa em đi” thì thời gian xác minh sẽ kéo dài trong bao lâu? Chủ sở hữu có phải xin cấp phép thêm lần nữa hay không? Trên thực tế tình trạng di bản ca khúc Việt không phải chuyện hiếm, vậy cơ chế rà soát, đối chiếu với ca khúc sau đây sẽ được nhà quản lý tiến hành ra sao?

Theo công chúng yêu nhạc, giờ đây trong thế giới phẳng, có nhiều kênh và nhiều cách để họ khai thác các ca khúc mình yêu thích. Tuy nhiên nhà quản lý cần thận trọng trước mỗi quyết định liên quan tới các ca khúc đã để lại dấu ấn, đi vào lòng người nghe.

Theo Hạ Huyền - ĐĐK

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Ngày 4/3, dàn hợp xướng Hợp ca Quê hương của cộng đồng người Việt Nam tại Pháp đã tham gia liên hoan hợp xướng quốc tế Paris và có màn trình diễn xuất sắc, ấn tượng, để lại dấu ấn đậm nét Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế.

  • Tối 4/3, tại khu vực vườn hoa Tượng đài Lý Thái Tổ, bên hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), ​ một trong năm dàn nhạc giao hưởng lớn của thế giới đã có buổi hòa nhạc, đưa đỉnh cao âm nhạc thế giới đến công chúng Việt Nam.

  • Bộ VH-TT-DL vừa công bố danh sách tác giả, tác phẩm được Chủ tịch nước quyết định trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2017.

  • Nhiều người đã gọi nhà soạn nhạc 11 tuổi Alma Deutsher là Mozart hiện đại khi vở opera Cinderella của cô bé lần đầu công diễn tại Vienna và nhận được sự tán thưởng đặc biệt của khán giả.

  • Với sáng kiến của những người yêu nhạc cổ điển cách đây 127 năm, ngôi nhà nơi Beethoven sinh ra vẫn còn trụ vững và trở thành bảo tàng về nhà soạn nhạc thiên tài.

  • Theo các nhà nghiên cứu, hội chứng Tourette gây ra ở Mozart những hành vi khó hiểu nhưng đồng thời đó cũng có thể là lời giải thích hợp lý cho các ý tưởng âm nhạc vô tận của nhạc sĩ thiên tài.

  • So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, nền nghệ thuật âm nhạc Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.

  • Trong khi gần nửa số vở opera của Vivaldi hoàn toàn biệt tăm tích thì "Orlando Furioso" lại tìm được đến hai bản thảo.

  • Khi Wolfgang mới lẫm chẫm biết đi, cô bé Nannerl bốn tuổi rưỡi đã là thần tượng của em mình. Theo nhà nghiên cứu Maynard Solomon, “lên ba tuổi, Mozart đã hứng thú học nhạc vì trông thấy cha dạy đàn cho chị; cậu bé muốn được như chị."

  • VĨNH PHÚC

    Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ (1929 - 2001) sinh tại Triệu Phong, Quảng Trị; nhưng cũng như Duy Khánh, Nguyễn Hữu Ba… ông đã có quá trình sinh sống và hoạt động tại Huế.

  • Nếu như trào lưu Khai sáng thế kỉ 18 khởi nguồn từ một thiểu số tinh hoa rồi chầm chậm lan truyền ảnh hưởng ra khắp xã hội thì trào lưu Lãng mạn phổ biến hơn nhiều từ cội nguồn đến ảnh hưởng.

  • Joseph Haydn là nhà sáng tạo ra các thể loại cơ bản của âm nhạc. một trong những thành tựu quan trọng nhất của ông là đã phát triển và tạo ra nguyên tắc cấu trúc có ảnh hưởng nhất trong lịch sử âm nhạc, hình thức sonata.

  • Trong lịch sử âm nhạc, ở thời kỳ Tiền cổ điển và Cổ điển (1720-1820), các nhạc sĩ có xu hướng phát triển nhiều hình thức với cách diễn đạt tự nhiên, phản kháng lại phong cách đối âm thời kỳ Baroque quá cứng nhắc và lý trí, từ đó hình thành một trào lưu mới trong âm nhạc – Rococo.

  • Gần một thế kỷ sau khi qua đời, tuy ít được công chúng biết đến nhưng Bach lại có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến những tượng đài về sau như Mozart, Haydn, Beethoven, Mendelssohn. Ngày nay, âm nhạc của Bach là một phần quan trọng trong lịch sử âm nhạc châu Âu.

  • Trong thời kỳ Baroque, nước Ý đóng vai trò trung tâm với những phát kiến mới về cả nội dung lẫn hình thức thể hiện của âm nhạc.

  • Dù không được thính giả ngày nay biết đến rộng rãi như đồng nghiệp của các thời kỳ sau nhưng những nhà soạn nhạc thời kỳ Phục Hưng cũng để lại không ít dấu ấn trong kỹ thuật sáng tác cũng như trong cải tiến nhạc cụ biểu diễn.

  • KỶ NIỆM 15 NĂM NGÀY MẤT NHẠC SĨ TRỊNH CÔNG SƠN     

    LÝ TOÀN THẮNG
    (Viết tặng VH và BH)

  • Mùa thu năm 1839, khoảng một năm trước khi cưới Robert Schumann, Clara Wieck thổ lộ trong nhật ký: “Những tác phẩm viết cho piano không thể hiện được trí tưởng tượng và khát vọng lớn lao của anh ấy… Ước nguyện lớn nhất của mình là được thấy anh ấy sáng tác cho dàn nhạc… Cầu mong cho mình có thể đưa anh ấy tới đó!”
    Và cô đã làm được điều đó.

  • Mùa thu năm 1839, khoảng một năm trước khi cưới Robert Schumann, Clara Wieck thổ lộ trong nhật ký: “Những tác phẩm viết cho piano không thể hiện được trí tưởng tượng và khát vọng lớn lao của anh ấy… Ước nguyện lớn nhất của mình là được thấy anh ấy sáng tác cho dàn nhạc… Cầu mong cho mình có thể đưa anh ấy tới đó!”
    Và cô đã làm được điều đó.

  • Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện ra rằng Luwig van Beethoven đã soạn nhạc theo nhịp đập trái tim mình. Theo họ, những nhịp điệu ấn tượng trong một số tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà soạn nhạc có thể xuất phát từ chứng loạn nhịp tim của ông.