Nửa thế kỷ vẽ chân dung phụ nữ

14:40 15/03/2017

Sau nửa thế kỷ miệt mài sáng tác, họa sĩ Lê Hàn đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật, giành được nhiều giải thưởng uy tín. Nhưng nhắc đến sự nghiệp của ông, người yêu hội họa nhớ mãi những bức tranh vẽ chân dung phụ nữ bình dị mà vẫn toát lên vẻ đẹp nội tâm sâu thẳm.

Bức tranh “Thiếu nữ và hoa”.

Họa sĩ Lê Hàn năm nay đã gần 80 tuổi nhưng ông vẫn mạnh khỏe, trí nhớ không hề giảm sút. Ông còn nhớ như in hình ảnh thời xa xưa gian khổ đi bộ 20 cây số theo đuổi bậc học phổ thông ở quê nhà Thanh Hóa, những năm tháng làm công nhân đường sắt tuyến Hà Nội-Lào Cai. Khung cảnh nên thơ trên những con đường đi học, đi làm khiến ông rung động để có những bức ký họa đầu tiên trong đời.

Cũng nhờ có năng khiếu vẽ, ông đã thi đỗ vào Trường Trung cấp Mỹ nghệ (nay là Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp) năm 1960. Từ khi còn ngồi trên giảng đường rồi suốt mấy chục năm bận rộn công tác tại Ty Văn hóa Nghệ An, Công ty Mỹ thuật Thanh Hóa, giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, họa sĩ Lê Hàn chưa bao giờ ngừng sáng tạo. Chủ đề trong tranh ông rất đa dạng: Ngợi ca, cổ vũ quân dân ta chiến đấu bảo vệ Tổ quốc (“Nghệ An chiến đấu”, “Công nhân vào lò”, “Ra đi mang chiến thắng trở về”...), phong cảnh đẹp khắp mọi miền đất nước (“Chiều về trên sông Lạch Trường”, “Bè Sầm Sơn”, “Việt Bắc một chiều về”...)... Nhưng đặc sắc hơn cả là các bức tranh chân dung, đa phần là những chân dung phụ nữ như: “Suy tư”, “Xa xăm”, “Con gái An Giang”, “Con gái An Tư”, “Thiếu nữ và hoa”, “Em cũng là chiến sĩ”...

Nhiều người hay có suy nghĩ vẽ chân dung phụ nữ, người làm mẫu phải có gương mặt đẹp, từ đó họa sĩ chỉ cần mô phỏng cho giống thực là sẽ có bức tranh đẹp. Thực tế, họa sĩ không phải là nhiếp ảnh gia để mô phỏng thực tại theo lối cực thực. Điều quan trọng với người họa sĩ là từ người làm mẫu phải phác họa cho được thần thái, thể hiện được nội tâm. Với họa sĩ Lê Hàn, những nhân vật trong bức tranh của ông đều là những người phụ nữ bình dị, sống bên cạnh ông: Đó là người vợ thảo hiền, những người con gái ngoan ngoãn, các nữ đồng nghiệp thân thiện... Lý do chọn những nhân vật như vậy bởi ông tiếp xúc hằng ngày, hiểu được phần nào tính cách, tâm hồn họ. Nhìn ngắm những bức tranh vẽ chân dung phụ nữ của họa sĩ Lê Hàn, người xem ấn tượng bởi vẻ bí ẩn trong nội tâm, thầm hỏi những người phụ nữ đang suy tư điều gì mà khuôn mặt lại thoáng buồn?

Họa sĩ Lê Hàn tâm sự, ông yêu thích vẻ đẹp của hội họa cổ điển châu Âu. Một bức tranh đẹp trong quan niệm của ông phải mang tính hiện thực, phải để mọi người không kể trình độ thẩm mỹ, tuổi tác có thể ít nhiều cảm thụ được. Chính vì vậy, không chỉ thể hiện nội tâm qua khuôn mặt, tư thế thân hình của nhân vật, ngay cả khung cảnh, màu sắc trong bức tranh cũng cần phải trau chuốt, trở thành một bộ phận quan trọng tạo nên chỉnh thể nghệ thuật cho bức tranh. Như trong bức tranh sơn dầu “Suy tư” mà họa sĩ Lê Hàn tâm đắc, ông đã dựng lên một bố cục chật hẹp trong một góc phòng, với gam màu tối rất ăn nhập với với tâm trạng người phụ nữ đang suy tư.

Dù tuổi đã cao, họa sĩ Lê Hàn vẫn không ngừng sáng tạo, trong đó vẽ chân dung phụ nữ vẫn là đề tài trọng tâm mà ông theo đuổi. Sắp tới, ông sẽ xuất bản một cuốn sách tranh, tập hợp những bức tranh tiêu biểu nhất trong gia tài nghệ thuật mà ông đã hiến dâng cho cuộc đời.

Nguồn: Hàm Đan - QĐND

 


 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • HẠNH NHITrắng và xanh. Xám và nâu. Xù xì hay trơn nhẵn. Cao lớn hay xinh xắn. Dễ gần và khó hiểu... Ngoại trừ những cảm nhận bề mặt, không phải ai cũng có thể hiểu được sự biểu đạt ngôn từ của đá mà các nhà điêu khắc gửi gắm. Nhưng kể từ khi Huế có sự xuất hiện những ký hiệu và ẩn ngữ của đá, sông Hương cũng thao thiết và dùng dằng hơn cái dùng dằng, thao thiết đã có trước khi xuôi chảy...

  • ĐẶNG TIẾN Phòng tranh Lê Bá Đảng tại Paris, mùa thu 2003, gây nhiều mỹ cảm, mà nếu cần tóm tắt trong một chữ - một chữ thôi - thì sẽ là chữ thanh.

  • CHƠN HỮU…Người nghệ sĩ, tác giả cuộc triển lãm này đã có được cái thấy phiêu hốt vượt lên trên thời gian nhân quả, hạnh phúc hay đau khổ và đã diễn tả được cái thấy ấy qua ngôn ngữ hình tượng nghệ thuật sắp đặt. Ba cái chắp tay được bố trí theo một hàng thẳng tắp trước hình ảnh một nụ cười khiến cho ta liên tưởng như trọn cả tam giới đều kính ngưỡng trước sự chứng ngộ tự tại (là nụ cười) của Đức Phật…

  • THANH LOANKhổng Tử từng nói: “Kẻ trí vui chơi sông nước, kẻ nhân vui chơi nơi núi non. Kẻ trí hiếu động, kẻ nhân trầm tĩnh. Kẻ trí thì vui vẻ kẻ nhân trường thọ” (Trí giả nhạo thủy, nhân giả nhạo sơn, trí giả động, nhân giả tĩnh, trí giả lạc, nhân giả thọ).

  • LÊ BÁ ĐẢNGNgày còn giặc, bọn chúng nó ồ ạt đem tất cả khí giới tối tân, chất độc hoá học, cho đến cả hàng rào điện tử đến Trường Sơn để ngăn cản sự đi lại của cả dân tộc ta và cố ý chia cắt đất nước ra làm hai.

  • NGUYỄN TRỌNG HUẤN Tôi không được biết Lâm Triết những ngày anh tung hoành trong thế giới hội họa miền Nam trước 1975. Nghe nói, anh đoạt được giải này, giải nọ, đã định danh, định vị trong giới nghề nghiệp đông đảo của mình. Mặt bằng giao du của anh với những người cùng trường, cùng lứa trong và ngoài nước, đã khuất hoặc còn đến bây giờ, thấy có tên nhiều người tài hoa, nổi tiếng.

  • LÊ VIẾT THỌTự nghìn năm, lụa đã hiện diện trong đời sống dân tộc Việt. Nghề tằm tang đến sớm, trong những di chỉ khảo cổ thuộc hậu kỳ đá mới, cách ngày nay khoảng 5000 năm, đã có dấu vết của vải, có dọi xe chỉ bằng đất nung. Chất liệu mỏng, nhẹ, thoáng và đẹp một cách tự nhiên, nền nã, óng ả này rất phù hợp với môi trường tự nhiên của cư dân phương nam làm nông nghiệp.

  • ĐẶNG NHẬT MINHĐầu xuân Nhâm Ngọ nhân dự khai mạc phòng tranh của một người bạn hoạ sỹ, tôi tình cờ được gặp bác Lương Xuân Nhị. Bác cho biết năm 1943 khi sang Nhật trưng bầy triển lãm tranh bác có gặp cha tôi là bác sỹ Đặng Văn Ngữ đang du học tại đấy. Bác còn giữ một số ảnh chụp với cha tôi và hẹn tôi đến nhà để biếu lại cho gia đình làm kỷ niệm.

  • PHẠM THỊ CÚCMột buổi sáng đẹp trời ngày giáp tết Nhâm Ngọ, trong chuyến "du xuân", cùng với ba chúng tôi là một lẵng hoa tươi hồng, lan, cúc... nhắm hướng Quảng Trị - làng Bích La Đông mà "thẳng tiến".

  • LÊ THỊ MỸ ÝBút kýTrong ký ức tuổi thơ tôi luôn nhớ về những buổi hoàng hôn rực cháy, những ngọn gió Lào thổi rát mặt làm quả đồi con như cũng phải oằn cong. Bao năm xa quê, gắn mình với chốn kinh thành mù sương và bảng lảng tiếng chuông chùa mỗi khi chiều sập tối, tôi vẫn luôn thao thức về những buổi hoàng hôn trên đồi nắng, tuồng như cả tuổi thơ đã chìm rơi trong ký ức xa xăm.

  • INRASARADấu hiệu chủ nghĩa hiện đại trong nghệ thuật manh nha từ Claude Monet, xuất phát từ một quan niệm. C. Monet cho rằng sự vật biến đổi theo ánh sáng và bị tác động bởi chuyển động nhanh.

  • Trong những năm gần đây cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu văn hóa của xã hội xã hội chủ nghĩa ngày càng cao. Nhu cầu về vẻ đẹp hình thể biểu hiện qua các cuộc thi hoa hậu, người mẫu thời trang.

  • Đã trở thành truyền thống tốt đẹp từ nhiều năm nay, các trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam - Thái Lan tổ chức luân phiên 2 năm một lần Triển lãm Mỹ thuật Đương đại giữa hai nước.

  • Kỷ niệm 120 năm ngày sinh của đại danh hoạ Pablo Picasso 25/10/1881 - 25/10/2001

  • Có những “Ngày của Mẹ” vào cuối thu ở phương Nam. Người xa xứ nhắn nhủ với nhau, đấy là những ngày đẹp nhất. Và họ đã trải lòng trong một không gian thư pháp có chủ đề về lòng hiếu thảo.

  • Cuộc triển lãm này nằm trong khuôn khổ triển lãm mỹ thuật 8 khu vực của cả nước năm 1998, do Hội Mỹ thuật Việt cùng các Sở VHTT và Hội VHNT địa phương phối hợp tổ chức. Với 6 tỉnh khu vực bắc miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế), đây là cuộc triển lãm lần thứ III.

  • Với chủ đề : “Ân tượng Huế - Việt , 1998”, Trại sáng tác Điêu khắc Quốc tế lần thứ II đã được tổ chức tại Huế từ ngày 1.11 đến 15.12.1998. Có thể nói, đối với người dân xứ Huế thì có lẽ đây là lần đầu tiên được tận mắt chứng kiến một hoạt động nghệ thuật hết sức quy mô và rầm rộ như thế này. Quy mô ở góc độ tổ chức mang tính chất quốc tế và rầm rộ ở tính chất đặc thù của thể loại nghệ thuật là điêu khắc ngoài trời.