Thư pháp về “Lòng hiếu thảo”

17:26 02/06/2008
Có những “Ngày của Mẹ” vào cuối thu ở phương Nam. Người xa xứ nhắn nhủ với nhau, đấy là những ngày đẹp nhất. Và họ đã trải lòng trong một không gian thư pháp có chủ đề về lòng hiếu thảo.

Ý tưởng báo hiếu đã được người xa quê đồng tình và thực hiện thành một cuộc triển lãm thư pháp mang tên Lòng hiếu thảo. Bốn nhà thơ - thư pháp Trụ Vũ - Song Nguyên - Phong Sơn Chính Văn đã gây ấn tượng với người thưởng lãm trong một không gian thư pháp, nồng ấm tình Mẹ và đạo lý làm người. Mỗi nhà thư pháp có một nét riêng mà không gian thư pháp thì rộng lớn vô cùng.
Có rất nhiều lời hay ý đẹp về trung hiếu, tình Mẹ, về quê hương và xử thế được “viết như vẽ”. Chữ nghĩa về hiếu đạo chen chúc bày biện, gợi nhớ nhiều nỗi niềm. Những chất liệu giấy, lụa, gỗ, tre, mây, sứ... được các nhà thư pháp làm cho đẹp hơn và sinh động hơn.
Vào thăm “không gian” này (tại Nhà văn hoá Quận I-TP.HCM), nhiều người đã đắm mình, bồi hồi, nhớ thương với nhiều câu ca dao, thành ngữ, câu đối, câu hò Huế, danh ngôn Việt . Những câu hát vành nôi Mẹ đã ru: Mẹ già như chuối ba hương... Mẹ thương con biển hồ lai láng... Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra... Những ca từ nổi tiếng như Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào... (Y Vân), Mẹ dạy cho con tiếng nói quê hương  (Trịnh Công Sơn), Một bông hồng cho những ai đang còn mẹ (Phạm Thế Mỹ)... Những lời hay ý đẹp: Giữ thơm quê mẹ, Tịnh tâm, Có nuôi con mới biết lòng mẹ, Xa quê hương thì không có lỗi - Quên quê hương mới là có tội (Đinh Phong)...
Vào thăm “Không gian” này, khách tham quan đọc lại thơ xưa và thơ ngày nay qua nét bút thư pháp bay lượn và tài hoa. Nơi này là “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài” (Nguyễn Du), “Tôi thấy tôi mất mẹ, Mất cả một bầu trời” (Thanh Tịnh). Câu thơ trích trong Lời mẹ dạy (Phùng Quán), nơi kia là những câu thơ sâu lắng về Mẹ của Bùi Giáng, Trụ Vũ, Phong Sơn, Tôn Nữ Hỷ Khương, Trần Hữu Lục, Tôn Nữ Thu Thủy, Thanh Nguyên, Đỗ Trung Quân, Trương Nam Hương, Song Nguyên, Chính Văn, Hồ Đắc Thiếu Anh, Trần Thị Linh Chi...
Suốt thời gian triển lãm từ ngày 2 đến 9-9-2001, không gian thư pháp về lòng hiếu thảo đầy ắp hoa tặng và có rất đông người vào thưởng lãm. Người hưởng ứng “Ngày của Mẹ” đã gắn rất nhiều hoa hồng trên nhiều bức thư pháp mà họ ưng ý và chọn lựa. Lớp trẻ, hầu hết là sinh viên, học sinh thì vô ra tấp nập để “xem” các nhà thư pháp viết tại chỗ và yêu cầu hoặc xin một hai câu thư pháp về Mẹ. Đông vui mà trang trọng! Nhiều người ghi vào sổ lưu niệm, hết sức ca ngợi sáng kiến của Ban liên lạc đồng hương Huế tại TP.Hồ Chí Minh và Tủ sách Nhớ Huế đã có sáng kiến và tổ chức thành công một cuộc triển lãm thư pháp về lòng hiếu thảo tại trung tâm Sài Gòn.
Với những người xa xứ vốn có rất ít ngày vui ở quê người, thì những “Ngày của Mẹ” đã nuôi dưỡng, tiếp nối và bồi dưỡng trong họ một tình cảm cao quí, nét đẹp truyền thống hiếu đạo của đất nước. Họ đã có dịp gắn một đoá hồng trong tim mình. Và họ cũng đã có cơ hội bày tỏ hạnh phúc của mình trong những “Ngày của mẹ”.

TRẦN HỮU LỤC
(nguồn: TCSH số 152 - 10 - 2001)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • BẠCH DIỆP

    "Có lẽ đau khổ lại tốt cho con người. Nhà nghệ sĩ có thể làm gì nếu anh ta hạnh phúc? Anh ta liệu có muốn làm bất cứ điều gì không? Nghệ thuật, rốt cuộc chính là chống lại sự khắc nghiệt của cuộc đời".

  • ĐINH CƯỜNG

    Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh

     

  • PHAN THANH BÌNH

    Trong lịch sử mỹ thuật thế giới, từ Âu châu đến Á châu đã ghi nhận nhiều hoàng đế từng cầm bút vẽ, nặn tượng và không ít bảo tàng mỹ thuật ở các quốc gia có lưu giữ những tác phẩm mỹ thuật mà tác giả là những vị vua danh tiếng.

  • KHẢ HÂN

    Là một trong những họa sĩ chủ soái của trường phái Ấn tượng nổi tiếng với phong cách làm việc ngoài trời một cách nhất quán, Monet đã để lại rất nhiều bức vẽ đầy ấn tượng về băng, tuyết và sương giá.

  • LINH PHƯƠNG

    Một lần nữa có thể thấy rằng, mỹ thuật Huế trong dòng chảy của mình, không ồn ào mà lại âm thầm trong việc theo đuổi những tiếng gọi nghệ thuật thuộc nhiều kiểu dạng ngôn ngữ nghệ thuật khác nhau để có được hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất.

  • PHƯỢNG LÂM

    Họa sĩ Léopold Franckowiak, đến nay ông đã có bảy năm sống ở Việt Nam. Có thể nói, Việt Nam là nơi gợi cảm hứng sáng tác mạnh mẽ nhất với ông trong thời điểm này.

  • TRẦN DUY MINH

    Trong hội họa, mùa thu là mùa quyến rũ với các họa sĩ, bởi mùa thu là mùa của thi tính, của cái đẹp và cũng là mùa của nỗi buồn. Mùa thu là mùa của sự úa tàn, của những phôi pha, của những gì kết thúc nhưng đó cũng là thời điểm để khởi đầu cho một hành trình mới của sự vật.

  • LÝ HỮU NGUYÊN

    Nguyễn Trọng Khôi là họa sĩ song hành cả hiện thực và trừu tượng.

  • VŨ LINH

    Từ khởi thủy của nghệ thuật tạo hình, động vật đã là một đề tài được lựa chọn. Những hình vẽ sơ khai nhất được tìm thấy trong các hang động, những hình thù khắc trên đá, trên xương động vật, trên các dụng cụ bằng đồng...

  • TRẦN DIỄM THY

    Trong nghệ thuật tạo hình trên thế giới cũng như ở Việt Nam, hình tượng trẻ con luôn được xem như là một nguồn mạch của sáng tạo nghệ thuật.

  • LÊ TRIỀU HẢI

    Nếu như nghệ thuật hiện đại có những cách thức đi ngược chiều với quan niệm nghệ thuật là sự mô phỏng của Plato và Aristotle, thì ngày nay, trào lưu nghệ thuật cực thực lại hướng tới mô phỏng ngoại giới một cách tinh vi, nếu không muốn nói là đẩy tới cực đoan nhất có thể trong việc mô phỏng vật thể.

  • NGUYỄN THỊ HÒA

    Huế những năm đầu thế kỷ XX, Nhà nước phong kiến triều Nguyễn đã ban hành nhiều chính sách, trong đó có chính sách văn hóa hướng tới nhiều khía cạnh của đời sống xã hội như văn chương nghệ thuật, giáo dục, giao lưu, tiếp xúc văn hóa, bảo tồn di sản… nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa nghệ thuật của cộng đồng, với sự xuất hiện trào lưu học thuật tân tiến của châu Âu, mỹ thuật được giao lưu biểu hiện qua các hoạt động và sáng tác nghệ thuật.

  • ĐẶNG TRIỆU VĂN

    Như tên gọi của nó, trào lưu tối giản trong nghệ thuật hướng tới tiết chế mọi yếu tố cấu nên tác phẩm nghệ thuật.

  • NGUYỄN HOÀNG VY

    Từ khi Phân tâm học của Freud ra đời, người ta mới có thể lý giải được phần nào nguyên do xui khiến người nghệ sĩ lao vào sáng tạo nghệ thuật, có một sức mạnh to lớn từ vô thức khiến người nghệ sĩ mộng mơ, đó là sức mạnh bất khả từ chối.

  • VŨ LINH

    Với hội họa Việt Nam, sơn mài là chất liệu không xa lạ. Những tên tuổi lớn từng thành công trên chất liệu sơn mài phải kể đến như: Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng, Nguyễn Đỗ Cung, Phan Kế An, Nguyễn Tư Nghiêm...

  • TRÚC LÂM

    Trong văn hóa nhân loại, lợn như là một biểu tượng phổ quát. Lợn được xem là tổ phụ sáng lập một trong bốn đẳng cấp trong xã hội Meslanesie. Nữ thần trời và mẹ vĩnh cửu của các tinh tú ở Ai Cập cổ đại lại thường được tạo hình trên các bùa đeo với những họa tiết của lợn nái đang cho đàn con bú.

  • VŨ PHƯƠNG

    Trong dòng nghệ thuật biểu ý, dựa trên ngôn ngữ biểu hiện ở Huế, thì Trương Thế Linh nổi lên như một hiện tượng tiêu biểu.

  • KHẢ HÂN

    Francesco Clemente sinh năm 1952, ở Naples, Italy. Ông xuất hiện vào thời điểm khi mà Thế chiến II vẫn còn là một ký ức dai dẳng khắc sâu thành những vết nứt trong tâm thức sáng tạo của cộng đồng nghệ sĩ ở dải đất ven vùng biển Địa Trung Hải này.

  • TRẦN PHƯƠNG ĐÔNG

    Lê Kinh Tài là một trong những nghệ sĩ đương đại rất thành công ở Việt Nam hiện nay. Sự thành công được minh chứng không chỉ ở số lượng tác phẩm lớn, những tìm tòi nghệ thuật không mệt mỏi mà cả ở giá tranh của ông trên thị trường quốc tế.