Vai trò “kép” của báo chí văn nghệ địa phương

09:39 28/07/2008
NGUYỄN KHẮC THẠCH(Tham luận đọc trong hội thảo)Cho đến đầu thế kỷ 21 này, chúng ta vẫn đang đứng trước nguy cơ tụt hậu về mặt kinh tế đã là điều đáng sợ nhưng cái đáng sợ hơn là nguy cơ vong bản về mặt văn hoá. Xu thế toàn cầu hoá đang xâm nhiễm và xâm thực vào đời sống chúng ta một cách ngọt ngào mà chua cay, dịu êm mà đẫm máu.

Nền văn minh tin học, văn minh kỷ trị có thể xoá nhoà mọi ranh giới giữa con người với con người, giữa con người với thế giới đồ vật. Khi con người đánh mất cái thuộc tính người, nghĩa là thuộc tính văn hoá thì xin lỗi, nó chỉ còn trần trụi là những con vượn hậu duệ mà thôi. Đó cũng sẽ là bi kịch cuối cùng của nhân loại!
Để tránh được bi kịch chung ấy và cũng như để giữ được nét riêng truyền thống phù hợp với tính thời đại, chúng ta chỉ còn một cách duy nhất là phải “Xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” như nghị quyết của Đảng đã đề ra. Yếu tố văn hoá chính là chiếc mỏ neo đã níu giữ con thuyền dân tộc trước sóng gió ngàn năm của đại dương Bắc thuộc và cả những dòng thác thập tự chinh từ phương Tây ào tới hòng “khai hoá” chúng ta thành nô dịch. Xét về mặt lịch sử, đặc trưng của văn hoá Việt vẫn là văn hoá làng. Mỗi vùng, mỗi miền đều kiến thủ một “nết đất” riêng. Nó luôn tồn tại trong sự biến thiên của lịch sử cũng như sự giao lưu của đời sống. Các tổ chức Hội Văn học Nghệ thuật, tạp chí văn nghệ địa phương là một hình thức mang tính tựu trung quy nạp những “nội hàm phụ cận” văn hoá làng ở cấp tỉnh. Như vậy, Văn nghệ địa phương hiện diện không chỉ vì sứ mệnh chính trị của nó mà sâu xa hơn còn vì nhu cầu duy trì và phát triển văn hoá. Khi mỗi tờ văn nghệ địa phương “trừu xuất” được đầy đủ những đặc trưng của vùng thì nó sẽ góp phần làm giàu, làm đa dạng bản sắc dân tộc. Văn hoá là cái hồn, là gương mặt của đất nước. Chúng ta không thể đem bóng đá hoặc siêu thị hay đem vũ khí ra khoe với thế giới. Văn hoá mà cái cốt lõi, cái trung tâm của nó là văn học nghệ thuật. Xét về phương diện này, ít nhất chúng ta cũng có một Truyện Kiều làm sáng giá tâm hồn người Việt trước lâu đài văn minh nhân loại.
Tờ văn nghệ địa phương nào cũng vậy, ngoài chức năng “ngôn luận”, nó còn phải làm nhiệm vụ phát hiện bồi dưỡng những cây bút trẻ, những tài năng tương lai cho đất nước, chưa có người tài thì đừng hy vọng gì những tác phẩm ngang tầm này nọ. Người có tài càng thêm bao nhiêu thì “biên độ bức xạ” của nó đối với nền văn hoá càng lớn bấy nhiêu. Việc đầu tư cho các tờ văn nghệ địa phương hiện nay nói chung là chưa có phần bồi dưỡng đào tạo đó. Xa xưa, một thương gia “buôn vua” như Lã bất Vi còn nuôi nổi 3000 kẻ sĩ để làm ra cuốn sách Lã Thị Xuân Thu lưu lại cho hậu thế. Kinh tế phát triển như thời nay, chẳng lẽ mỗi tỉnh chúng ta lại thua một Lã Bất Vi, không nuôi đủ một tờ báo văn nghệ với chi phí chưa bằng lương một giám đốc liên doanh?! Chúng ta đều biết rằng, những hành vi mang chiều kích nghệ thuật của loài vật cũng chỉ có thể có khi nó đã “dư thừa” một năng lượng sống. Con chim chỉ hót khi đã no diều, con công chỉ múa khi không phải kiếm ăn, con nai chỉ nhởn nhơ khi không bị săn đuổi. Cũng vậy, con người chỉ sáng tạo được khi họ không bị câu thúc bởi cơm áo. Đời sống của những người lao động sáng tạo nghệ thuật ở ta hiện nay đang bấp bênh, đang bị lôi cuốn vào guồng máy thị trường, nơi thực dụng đè lên mơ mộng. Những người làm báo văn nghệ ở các địa phương mức thu nhập thấp thua đồng nghiệp làm ở báo tỉnh Đảng bộ hoặc Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh. Các Toà soạn phải tùng tiệm để lo lương, lo tiền in, lo nhuận bút và lo ra báo một cách lấy lệ. Thật khó mà làm cho tờ báo vượt ra khỏi hệ lụy “lực bất tòng tâm”. Nó không được tồn tại như một thực thể cấu thành nền văn hoá dân tộc.
Dù sao thì mỗi tờ báo chúng ta cũng đã được cấp kinh phí ở mức độ khác nhau, nhiều thì như cái thuyền để chèo, ít thì như cái phao để bơi. Điều quan trọng là chúng ta cần khẳng định sự có mặt của mình trong đời sống xã hội bằng những phẩm cách riêng. Vấn đề này, 6 tạp chí Bắc miền Trung hàng năm đều có giao lưu, trao đổi và nhận thấy rằng, nếu một tờ văn nghệ không có bản sắc hoặc sắc thái riêng thì nó chẳng khác gì một chủ thể sáng tạo không có cá tính, không có giọng điệu của chính mình. Bản sắc địa phương của mỗi tờ báo có được là điều tự nhiên, không cần cố gắng, nó phụ thuộc vào “bộ lọc” của Ban biên tập mà chủ yếu là “độ thẩm” của người chủ bút, tức Tổng biên tập. Do vậy, việc tuyển chọn đội ngũ những người làm báo văn nghệ này - một tờ báo có đặc thù riêng trong làng báo chí - Cũng dễ bị bất cập. Ở đây, họ là những nhà báo đã đành nhưng đồng thời cũng phải là những nhà văn. Chúng ta chưa có trường lớp nào đào tạo ra một người vừa là nhà báo vừa là nhà văn cả.
Sau khốn khó về kinh phí thì các tờ báo văn nghệ địa phương hiện nay đều rơi vào tình trạng khốn quẫn về nhân sự. Một thế hệ nối tiếp có năng khiếu, có khả năng kế cận thì họ lại đi tìm việc khác, làm báo khác, từ bỏ sự rẻ rúng, bèo bọt của môi sinh văn nghệ. Tạp chí Sông Hương trước đây có hàng chục nhà văn sáng giá trong Toà soạn nhưng rồi theo năm tháng, họ nghỉ dần, đi dần, nay nhìn lại không còn tên tuổi nào đáng kể nữa. Nhà văn có đẳng cấp chuyên môn chịu làm công việc quản lý lại càng hiếm hoi. Nó tạo ra một khoảng trống ảo tượng gây ngộ nhận cho những người cơ hội, háo danh, sính lập thân bằng con đường văn chương. Trên thực tế, đã có những người “điếc không sợ súng” nhưng được tổ chức “bảo kê”, họ vẫn nghiễm nhiên là “lãnh tụ” văn nghệ địa phương. Có địa phương còn tuỳ tiện điều động cán bộ tuyên huấn, cán bộ ngoại đạo “sang đoạt” các chức vụ “chăn dắt” văn nghệ. Người ta quan niệm đã là cán bộ tuyên huấn thì làm gì cũng được, kể cả làm chủ tịch Hội nhà báo, chủ tịch Hội Văn nghệ mà không cần là hội viên một hội nào cả. Không hội viên mà làm chủ tịch Hội vậy thì không đảng viên có làm bí thư Đảng được không? Chắc chắn là không! Chỉ có Văn nghệ mới bị coi thường đến vậy. Thời đất nước bước vào nền kinh tế tri thức, nghĩa là ở hạ tầng cơ sở cũng đã được tri thức hoá mà trên thượng tầng còn “tư duy” theo lối nông dân. Nếu cứ tiếp tục theo đà này thì một số tờ báo văn nghệ địa phương có nguy cơ hoặc bị chính trị hoá hoặc bị nông dân hoá. Rốt cục là những tờ báo như thế sẽ làm tổn thương thị hiếu người đọc, làm tầm thường hoá bản sắc văn hoá dân tộc.
Các địa phương vốn tỉnh lẻ, tù mù, ứng xử theo “lệ làng” nhưng trung ương thì phải sáng suốt, phải điều hành theo phép nước. Bộ văn hoá cùng các cơ quan hữu quan trung ương cần qui định cụ thể điều kiện và tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với những người trực tiếp làm quản lý báo chí văn nghệ địa phương. Những qui định ấy không chỉ bằng các văn bản hành chính mà phải đưa vào bộ luật (luật báo chí). Mặt khác, chính nhà nước phải mở trường lớp đào tạo đội ngũ ấy.
Một tồn tại khác cũng cần phải nêu luôn là báo chí văn nghệ ở địa phương lâu nay chưa được hoạch định về mặt tổ chức, định vị về mặt thứ bậc. Có nơi xếp ngang với báo Đảng bộ tỉnh, có nơi lại thấp hơn một bậc. Có tổng biên tập ngang cấp giám đốc sở, có tổng biên tập ngang cấp trưởng phòng. Tạp chí Sông Hương chúng tôi có may mắn là từ đời tổng biên tập đầu tiên, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm rồi qua các nhà văn Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Khắc Phê, Hồng Nhu, Nguyễn Quang Hà cho đến nay đều được đứng ngang hàng với cấp sở. Trong khi đó, bạn láng giềng là tạp chí Cửa Việt, thời nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường làm sếp thì báo loại 3, đến thời nhà văn Cao Hạnh thay thế thì nó tụt xuống hạng 4. Lại còn có một số báo chưa tách khỏi Hội, do chủ tịch kiêm tổng biên tập, muốn hay không thì họ cũng mang tiếng là “tham quyền cố vị” hoặc “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Trước khi nhà nước bổ nhiệm, có tổng biên tập phải qua bầu cử ở Đại hội văn nghệ địa phương, có tổng biên tập chỉ cử mà không bầu. Chưa hết, tuy chỉ trình lên xin ý kiến của Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương và Bộ Văn hoá thông tin nhưng tổng biên tập địa phương thì phải kèm theo ba dấu đỏ sở tại, 2 tròn, 1 vuông của Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ, Sở Văn hoá và Hội Văn nghệ, còn báo ngành Trung ương thì chỉ có một dấu đỏ của cơ quan chủ quản mà thôi. Không riêng chuyện bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, ngay cả việc làm thẻ hành nghề cho nhà báo, các “cửa quyền” ở địa phương nhiều khi cũng gây không ít trở ngại, phiền hà cho cơ quan báo chí văn nghệ v.v...
Tất cả những “trật tự” đó, dường như đều được thao tác theo “cảm hứng” của các nhà chức trách chứ chưa theo một nguyên tắc nào, một cơ sở khoa học nào. Thiết nghĩ, đã đến lúc phải thống nhất lại, chấn chỉnh lại sự hỗn tắc đó trong hệ thống báo chí văn nghệ địa phương theo cơ chế “một cửa” như tinh thần nghị quyết 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 7 và Nghị quyết 38/ CP của chính phủ về việc cải cách hành chính.
Có thể nói, báo chí văn nghệ địa phương có một “vai trò kép” vừa là phương tiện chính trị vừa là mục đích văn hoá, vừa làm đặc sắc văn hoá các vùng, miền, vừa làm đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. Bởi vậy, Đảng và chính quyền các địa phương cần đổi mới cách nhìn và đối xử với nó một cách công bằng hơn, độ lượng hơn.
N.K.T
(nguồn: TCSH số 155 - 01 - 2002)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐẶNG SĨ THIỆNThời bao cấp, ăn còn đói mà thơ lại hay. Sang thời nay ăn thừa thãi thì người ta lại không quan tâm đến thơ, thậm chí quay lưng lại với thơ (lời Bằng Việt).

  • TRẦN THỊ TRƯỜNGBước chân vào cái ngõ 45 Phan Bội Châu gặp mùi bánh trứng nướng thơm phức bao trùm, ngỡ ngàng: “Ông Trần Đình Hiến còn là một chủ lò bánh?”. Nhưng: - Không phải đâu. Khu nhà này hầu hết là mấy anh em ruột chúng tôi sinh sống. Lò bánh này của một chú, còn các người khác mỗi người một nghề. Các em tôi đều chịu khó. Vâng, bây giờ ai chẳng lấy chịu khó làm đầu...

  • Chính Bùi Hiển dẫn lời bạn ông nói rằng văn ông đi từ hướng ngoại đến hướng nội, hàm ý chín dần, mỗi ngày mỗi gần hơn với cốt lõi văn chương. Tôi không thấy như vậy.

  • NGÔ MINHSau hai cuộc hành trình vất vả hơn 2600 cây số đi về Đại hội Nhà văn khu vực miền Trung ở Nha Trang giữa tháng 3, rồi Đại hội Nhà Văn Việt Nam VII, bắt đầu từ 22/4 đến 10 giờ rưỡi đêm 27/4 tôi mới về tới nhà mình ở Huế, ngồi trước máy vi tính viết những dòng  buồn vui lẫn lộn.

  • THANH THẢO                           6 năm nay, kể từ cái đêm thơ nhạc kỷ niệm 40 năm đường 559 do nhà thơ Phạm Tiến Duật dẫn chương trình, trong đêm ấy Tế Hanh vì quá xúc động khi nhớ lại chuyến đi qua Trường Sơn của mình đầu năm 1974, ông đã bị xuất huyết não. 6 năm ấy, không thể có một cuộc phỏng vấn hay “gặp gỡ” nào được thực hiện với Tế Hanh, đơn giản vì ông không nói được. Tôi nghĩ, 6 năm nay, Tế Hanh chỉ còn trò chuyện với dòng sông của mình, dòng sông của đời mình, trong im lặng. Vì thế, những cuộc trò chuyện tôi kể sau đây đều thuộc về thời gian trước khi Tế Hanh lâm trọng bệnh.

  • LTS: Kể từ khi xuất hiện với bạn đọc qua bài bút ký đầu tiên có tên là Gọi nắng và chùm thơ Đời chị trên tạp chí Sông Hương lúc tuổi đời mới hai mươi, gần 10 năm qua, Văn Cầm Hải là một “hiện tượng văn học” của nhiều cuộc tranh luận vì phong cách lập ngôn mới lạ của mình. Bước vào mùa xuân mới, đúng vào ngày sinh nhật 20/1/2005 của mình, Văn Cầm Hải đã chính thức trở thành một trong những nhà văn trẻ nhất của Hội Nhà văn Việt Nam. Vốn là người kín tiếng đến mức “lập dị” nhưng nhân dịp xuân vui này, nhà văn Văn Cầm Hải đã “bật mí” nhiều điều, từ A đến Z trong cuộc sống của anh  với Sông Hương.

  • Sáng ngày 24-2-2005 tại trụ sở 26 Lê Lợi - Huế, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ tưởng niệm nhà thơ Huy Cận. Nhiều cơ quan, ban ngành tỉnh, thành phố Huế và anh chị em văn nghệ sĩ đã tới dự. Sông Hương trân trọng giới thiệu “điếu văn” do nhà thơ Võ Quê đọc trong lễ tưởng niệm.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ(Tưởng nhớ nhà thơ Lương An)Năm 1984, sau khi cùng anh chị em văn nghệ đón di hài nhà thơ Vĩnh Mai về Huế, nhà thơ Lương An - người đồng hương, người bạn thơ gần gũi với Vĩnh Mai đã viết bài "Đón anh về lại Huế thơ": Anh về lại Huế hôm nay / Huế đang mưa bỗng tạnh ngày nắng xuân...

  • HỒ SĨ HIỆPBa Kim, tên thật là Lý Nghiêu Đường, tự Thị Cam, sinh năm 1904, người Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Ông viết văn rất sớm, nổi tiếng trên văn đàn từ thời "ngũ tứ vận động" (1919) và hoạt động văn học sôi nổi từ những năm 30, 40 của thế kỷ trước, tên tuổi ngang hàng với các nhà văn Mao Thuẫn, Tào Ngu và Lão Xá.

  • TRUNG SƠN(Nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất nhà thơ Phùng Quán)I. Hơn mười năm trước - mùa hè 1992, một cuộc “khai quật” ở Huế đã làm chấn động dư luận. Trong lúc đào hố móng xây dựng một căn nhà tại trụ sở Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Thừa Thiên Huế, người ta đã phát hiện một ngôi mộ tập thể gồm 17 bộ hài cốt, một số vũ khí, đạn và 3 kỷ vật còn ghi rõ tên hiệu, đơn vị Vệ quốc đoàn hồi năm 1946.

  • XUÂN TÙNG          Chòi trống im lìm, khách ngẩn ngơ          Bình khô, rượu cạn, điếu chăng tơ          Bao giờ điếu lại reo êm ái          Nhà rộn tiếng cười, ấm giọng thơ...

  • TRẦN THỊ LINH CHIXuất thân gia đình quan lại, học giỏi nhưng lại không chịu theo đuổi đến nơi đến chốn để khoa bảng đề tên, tiến bước công danh hầu nối nghiệp nhà, cha tôi bỏ dở chương trình tú tài sau khi đậu thành chung, làm một công chức kiếm sống qua ngày, dành hết cuộc đời cho văn học. Năng khiếu phê bình của ông đã biểu hiện ngay từ thời còn đi học.

  • PHAN TRUNG THÀNHTháng giêng năm 2003, Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đêm thơ Nguyên Tiêu lần thứ I, theo sáng kiến thành lập “Ngày thơ Việt Nam” của Hội Nhà văn Việt Nam.

  • BẢO CƯỜNGLTS: Trên 40 năm ngâm thơ và đệm sáo cho thơ từ ra Bắc, từ trong nước ra nước ngoài, Bảo Cường hiện là một nghệ sỹ lão luyện trong nghề. Bài viết dưới đây, như chính tác giả nói: “Với lòng thiết tha mong mỏi bộ môn ngâm thơ và đệm sáo cho thơ ngày một phát triển, để mọi người và nhất là giới trẻ yêu thơ có cơ hội tìm hiểu đào sâu về hai bộ môn này.”

  • TRẦN NINH HỒLTS: Trần Ninh Hồ tên thật là Trần Hữu Hỷ. Lính Đông Bộ 1971 - 1976, 1977 - Trưởng ban Văn thơ báo Văn Nghệ. Nguyên chủ nhiệm Bảo tàng Văn học Việt …Bình quân cứ độ dăm năm, nhà thơ Trần Ninh Hồ lại có một "đợt" xuất bản thơ. Anh là cây bút sung sức trong suốt mấy thập niên vừa qua của nền thơ hiện đại Việt Nam, từ cuộc chiến tranh chống Mỹ cho suốt đến những ngày hôm nay...Nhà văn Võ Thị Xuân Hà đã có cuộc trao đổi với nhà thơ Trần Ninh Hồ trong một cách nhìn riêng biệt.

  • INRASARACác hội thảo bàn về nâng cao tính chuyên nghiệp trong sáng tạo văn học đã lôi kéo không ít nhà văn tham gia bàn cãi sôi nổi. Là tín hiệu đáng mừng: văn học Việt đang tự ý thức, tự phản tỉnh (self consciousness).

  • TRẦN ĐÌNH SỬThực tế nghèo nàn về thành tựu khoa học xã hội và nhân văn của chúng ta có thể tìm thấy nguyên nhân trong lối tư duy độc tôn một thời ở lĩnh vực học thuật. Cội nguồn sâu xa của lối tư duy ấy đang nằm trong di chứng của thời kì chiến tranh kéo dài ba mươi năm và cuộc đấu tranh ý thức hệ tàn khốc.

  • NGUYỄN THANH MỪNGKhái niệm nhà văn làm báo chắc không phải là chuyện lạ, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay. Cánh cửa mở ra cho nhà văn tung hoành trên “sân cỏ” báo chí không đơn thuần là chuyện “cơm áo không đùa...” mà vì nơi đây, nhà văn thể hiện mình ở nhiều góc độ khác nhau, hiểu từ hai phía, nhu cầu biểu lộ tâm trạng của họ và nhu cầu của đời sống đất nước và nhân dân đòi hỏi ở họ.

  • TRƯỜNG NHÂNLTS: Cũng như cuộc đời, văn nghệ có biết bao buồn vui. Nhà văn cũng là người, cho nên có lúc cũng dở khóc dở cười bởi những chuyện ngoài văn chương. “Vạch túi cho người xem... bia” là câu chuyện hậu kì để bạn đọc chia sẻ với chuyện bếp núc làng văn.

  • NGUYÊN ANMột nhà văn đồng hương cao niên hỏi tôi:- Sao bây giờ ta mới quen nhau nhỉ?Tôi chưa kịp trả lời, ông đã nói tiếp:- Thôi, từ nay nhé!