Trong đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng, người ta đã tìm thấy cả những chiến binh “ngoại”. Phải chăng từ thời xa xưa đã tồn tại những lính đánh thuê?
Một nhóm chuyên gia khảo cổ người Trung Quốc đã bắt đầu một dự án khai quật mới, tiến hành ở khu vực tìm thấy các chiến binh đất nung ở thành phố Tây An, với hy vọng sẽ khai quật được những chiến binh “ngoại” đầu tiên trong đội quân binh mã đất nung của Tần Thủy Hoàng.
Theo tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc, trong số những phát hiện mới trên di chỉ khảo cổ này, các chuyên gia đã tìm thấy những chiến binh được sơn màu, khác hẳn với những chiến binh đã được tìm thấy trước đây, bên cạnh đó, còn có những vũ khí lạ những tưởng chưa từng được biết đến ở Trung Quốc tại thời điểm thực hiện lăng mộ.
Những phát hiện mới này khiến các nhà khảo cổ tập trung khai quật ở phân khu 2 - một trong 3 phân khu khảo cổ tại di chỉ đội quân đất nung.
Một dự án khảo cổ mới đã được bắt đầu thực hiện trong tuần qua tại phân khu 2 - nơi người ta đã tìm thấy các chiến binh đất nung “lạ lùng”.
Các chuyên gia đã từng tìm thấy một số lượng những chiến binh được sơn màu trong khu 2, khác biệt hoàn toàn với những chiến binh đất nung đã được phát hiện trước đây.
Đây là lần đầu tiên hoạt động khảo cổ tiếp tục được thực hiện ở khu 2 kể từ năm 1994. Trong lần khảo cổ cuối cùng, các chuyên gia đã tìm thấy một số lượng những chiến binh được sơn màu, thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.
Chẳng hạn có một chiến binh đất nung được sơn mặt xanh với râu và tóc màu đen. Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể thực sự lý giải tại sao lại có những chiến binh được sơn màu này trong đội quân đất nung.
Những bức tượng trong đội quân đất nung có chiều cao đa dạng dựa trên thứ bậc, vai trò của người chiến binh đó trong đội quân, tượng cao nhất là của các vị tướng. Hiện tại, ước tính có khoảng hơn 8.000 chiến binh đất nung, 130 chiến xa gỗ, 670 tượng ngựa bằng đất nung…
Các nhà khảo cổ đang hy vọng sẽ có thể khai quật những tượng chiến binh “ngoại” và những vũ khí kỳ lạ.
Những chiến binh đất nung được sơn mặt xanh ở phân khu 2.
Các nhà nghiên cứu cho rằng với dự án khảo cổ mới này, người ta sẽ có thể phát hiện thêm hơn 1.300 chiến binh và 90 cỗ chiến xa. Đồng thời, họ cũng hy vọng sẽ tìm thấy thêm những bức tượng chiến binh “ngoại” với những đường nét không giống với đặc trưng của chiến binh đất nung “thuần” Trung Quốc đã được tìm thấy trước đây.
Hồi năm 2003, một trong số 121 bộ xương được tìm thấy ở nơi chôn cất Tần Thủy Hoàng, sau khi được tiến hành xét nghiệm DNA đã cho thấy đây là bộ xương của một người lai Âu - Á với những đặc trưng cơ thể của người phương Tây.
Phát hiện này đã khiến các nhà sử học tin rằng những người Châu Âu và những người lai Âu - Á đã có những giao tiếp thường xuyên với người Trung Quốc từ thời nhà Tần, trước cả khi Con đường Tơ lụa được hình thành ở thời nhà Hán.
Điều này có thể đã khiến Tần Thủy Hoàng chiêu mộ cả những chiến binh không phải người Trung Quốc, sau này, ông đã đưa cả hình ảnh những chiến binh “ngoại” vào đội quân đất nung của mình.
Các nhà khảo cổ hiện đang thực hiện nhiệm vụ khai quật thêm 1.300 tượng chiến binh và 90 cỗ chiến xa nữa.
Trong số 3 phân khu khai quật ở nơi tìm thấy những chiến binh đất nung, khu 1 là khu lớn nhất với diện tích lên tới 14.260 m2, chứa đựng số chiến binh đông nhất, lên tới 6.000 chiến binh, chủ yếu là bộ binh.
Khu 3 có một diện tích rất nhỏ nhưng nằm ở mô đất cao và dành cho các tướng lĩnh. Khu 2 có hình chữ L với diện tích 6.000 m2 gồm các chiến binh đa dạng về binh chủng.
Mới đây, người ta cũng đã tìm thấy trong khu lăng mộ một chiếc nỏ 2.200 năm tuổi, các chuyên gia cho rằng chiếc nỏ khổng lồ này có sức mạnh gấp đôi một khẩu súng trường hiện nay.
Khi xưa, Tần Thủy Hoàng đã sớm cho tiến hành xây cất lăng mộ ngay từ khi ông còn đang sống với mức độ “hoành tráng” vào loại bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc. Hàng ngàn chiến binh đất nung được chôn theo vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc với niềm tin rằng đội quân này sẽ bảo vệ cho Tần Thủy Hoàng ở thế giới “bên kia”.
Việc thực hiện đội quân đất nung đã diễn ra rất kỳ công, mỗi bức tượng đều có một nét tính cách, biểu cảm trên khuôn mặt rất riêng. Bên cạnh những tượng chiến binh, người ta còn tìm thấy tượng của những quân sư, quan lại, nhạc công, muông thú…
Như vậy, bên cạnh những chiến binh bảo vệ cho hoàng đế, còn có những người phục vụ cho vương triều của ngài, và những người chuyên làm nhiệm vụ giải trí, mua vui. Những phát hiện này đưa lại những hiểu biết quan trọng, để thấy những nỗ lực của vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc trong việc kiểm soát cả… cõi âm sau khi đã từ biệt dương thế.
Theo Bích Ngọc - Dân Trí
L.T.S: TCSH nhận được bài này, đang chờ đưa in vào số thích hợp thì một tờ báo trong nước trích đăng; chúng tôi đành phải gác lại. Nay theo yêu cầu của tác giả, chúng tôi xin đăng nguyên bản.
Điện Voi Ré tọa lạc tại làng Trường Đá thuộc xã Thủy Biều, cách trung tâm thành phố Huế 4km về phía Tây Nam. Nếu đi bằng phương tiện xe máy hay ô tô là chỉ mất năm phút.
LÊ ĐÌNH PHÚC
HỒ VĨNH
Bất luận một triều đại nào, quân đội là một tổ chức quan trọng cho bộ máy của triều đại ấy. Thiết chế quân sự dưới thời triều Nguyễn cũng có qui cách và lớn mạnh.
NGUYỄN ANH THƯ
Trước khi hẹn gặp ông Hồ Tấn Phan lần đầu tiên vào năm 2008, tôi đã được đọc nhiều bài viết về “vua đồ cổ xứ Huế”, “người gõ mẻ sành kham nhẫn nhất xứ Huế” “người đọc sử dưới đáy sông Hương”… Dù tiếp cận dưới góc độ sưu tầm cổ vật hay bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc, điều dễ nhận ra là bài viết nào cũng dành không ít lời ca ngợi và thái độ khâm phục với ông Hồ Tấn Phan, một thầy giáo lại dành hơn nửa đời mình cho những cổ vật vớt từ dưới đáy sông Hương và các dòng sông ở Huế. Những bài viết về ông Hồ Tấn Phan cũng như sưu tập cổ vật “có một không hai” ở xứ Huế quả thực đã khơi gợi sự tò mò, quan tâm và hứng thú, thôi thúc tôi chọn Huế là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến khảo sát các di tích khảo cổ học Champa ở miền Trung Việt Nam.
HUỲNH ĐÌNH KẾT
Sau khi vào Nam, chúa Tiên - Nguyễn Hoàng đóng dinh ở Ái Tử, trong vòng mấy chục năm mà “Đoan quận công có uy lược, xét kỷ, nghiêm minh, không ai dám lừa dối. Cai trị hơn mười năm, chính sự khoan hòa, việc gì cũng thường làm ơn cho dân, dùng phép công bằng, răn giữ bản bộ, cấm đoán kẻ hung dữ. Quân dân hai xứ thân yêu tín phục, cảm nhân mến đức, dời đổi phong tục, chợ không bán hai giá, người không ai trộm cướp, cửa ngoài không phải đóng, thuyền buôn ngoại quốc đều đến mua bán, đổi chác phải giá, quân lệnh nghiêm trang, ai cũng cố gắng, trong cõi đều an cư lạc nghiệp”(1).
Ngày 3/4, Bộ Cổ vật Ai Cập thông báo đã phát hiện di tích một kim tự tháp Ai Cập được xây dựng cách đây khoảng 3.700 năm trước tại huyện Dahshur, thuộc khu vực Giza.
Chiều 29-3, Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Ngãi cùng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đoàn Ánh Dương tổ chức cuộc họp bàn các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Sa Huỳnh.
Chùa Thanh Mai nằm ở xã Hoàng Hoa Thám, thị xã Chí Linh (Hải Dương) là một trong những trung tâm Phật giáo Thiền phái Trúc Lâm thời nhà Trần, nơi gắn với tên tuổi Đệ nhị tổ Pháp Loa. Chùa Thanh Mai còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ quý giá, trong đó có tấm bia “Thanh Mai Viên Thông tháp bi” được tạo khắc từ thời nhà Trần, thế kỷ 14. Mới đây, tấm bia đã được công nhận là “Bảo vật quốc gia”.
Sự xuất hiện của đồng tiền Minh Đức thông bảo trong đồ tùy táng của bà Châu Thị Vĩnh Tế (vợ ông Thoại Ngọc Hầu) là một hiện tượng lạ, gây bất ngờ cho các nhà khoa học.
Bà Châu Thị Vĩnh Tế mất trước ông Thoại Ngọc Hầu 3 năm (bà mất năm 1826, ông mất năm 1829), tuy nhiên vẫn chưa rõ tài sản của ông và bà được chôn cùng lúc hay chôn riêng rẽ theo đám tang từng người.
Đã có nhiều tác phẩm viết về sự nghiệp và công lao của Thoại Ngọc Hầu, tuy nhiên cuộc sống đời thường của ông ít ai biết.
37 cuốn sách cổ bằng văn tự Hán Nôm cổ, quý hiếm được viết và in dập trên chất liệu giấy dó, một số sách viết, in theo lối chữ Chân.. đang được lưu giữ tại một nhà dân ở huyện Can Lộc, Hà Tĩnh cất giữ.
Ngày 22/11, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đón nhận bằng xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt di chỉ khảo cổ mộ cự thạch Hàng Gòn và bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia Văn miếu Trấn Biên.
Ban quản lý Khu di tích Nguyễn Du đã phát hiện cuốn sách cổ có niên đại 163 năm trước, liên quan đến đến dòng họ Nguyễn - Tiên Điền.
Bản thảo cổ nhất của người Ai Cập viết trên da thuộc đã được phát hiện trên kệ sách bảo tàng ở thủ đô Cairo, nơi nó được lưu giữ và chìm vào lãng quyên cách đây hơn 70 năm.
Như chúng tôi đã đưa tin, việc tìm kiếm lăng mộ Vua Quang Trung đang được các giới nghiên cứu ở Huế tiến hành. Dưới đây Sông Hương xin tiếp tục giới thiệu một luận cứ mới mà các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu văn hóa Huế mới phát hiện. Bài viết do anh Phan Thuận An, một thành viên của Trung tâm thực hiện.
S.H
Mới đây giới khảo cổ Trung Quốc đã tìm thấy hài cốt 4.000 năm tuổi của một bà mẹ đang ôm chặt đứa con. Vào thời điểm ấy, ở đây đã xảy ra một trận động đất dữ dội.