Trong đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng, người ta đã tìm thấy cả những chiến binh “ngoại”. Phải chăng từ thời xa xưa đã tồn tại những lính đánh thuê?
Một nhóm chuyên gia khảo cổ người Trung Quốc đã bắt đầu một dự án khai quật mới, tiến hành ở khu vực tìm thấy các chiến binh đất nung ở thành phố Tây An, với hy vọng sẽ khai quật được những chiến binh “ngoại” đầu tiên trong đội quân binh mã đất nung của Tần Thủy Hoàng.
Theo tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc, trong số những phát hiện mới trên di chỉ khảo cổ này, các chuyên gia đã tìm thấy những chiến binh được sơn màu, khác hẳn với những chiến binh đã được tìm thấy trước đây, bên cạnh đó, còn có những vũ khí lạ những tưởng chưa từng được biết đến ở Trung Quốc tại thời điểm thực hiện lăng mộ.
Những phát hiện mới này khiến các nhà khảo cổ tập trung khai quật ở phân khu 2 - một trong 3 phân khu khảo cổ tại di chỉ đội quân đất nung.
Một dự án khảo cổ mới đã được bắt đầu thực hiện trong tuần qua tại phân khu 2 - nơi người ta đã tìm thấy các chiến binh đất nung “lạ lùng”.
Các chuyên gia đã từng tìm thấy một số lượng những chiến binh được sơn màu trong khu 2, khác biệt hoàn toàn với những chiến binh đất nung đã được phát hiện trước đây.
Đây là lần đầu tiên hoạt động khảo cổ tiếp tục được thực hiện ở khu 2 kể từ năm 1994. Trong lần khảo cổ cuối cùng, các chuyên gia đã tìm thấy một số lượng những chiến binh được sơn màu, thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.
Chẳng hạn có một chiến binh đất nung được sơn mặt xanh với râu và tóc màu đen. Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể thực sự lý giải tại sao lại có những chiến binh được sơn màu này trong đội quân đất nung.
Những bức tượng trong đội quân đất nung có chiều cao đa dạng dựa trên thứ bậc, vai trò của người chiến binh đó trong đội quân, tượng cao nhất là của các vị tướng. Hiện tại, ước tính có khoảng hơn 8.000 chiến binh đất nung, 130 chiến xa gỗ, 670 tượng ngựa bằng đất nung…
Các nhà khảo cổ đang hy vọng sẽ có thể khai quật những tượng chiến binh “ngoại” và những vũ khí kỳ lạ.
Những chiến binh đất nung được sơn mặt xanh ở phân khu 2.
Các nhà nghiên cứu cho rằng với dự án khảo cổ mới này, người ta sẽ có thể phát hiện thêm hơn 1.300 chiến binh và 90 cỗ chiến xa. Đồng thời, họ cũng hy vọng sẽ tìm thấy thêm những bức tượng chiến binh “ngoại” với những đường nét không giống với đặc trưng của chiến binh đất nung “thuần” Trung Quốc đã được tìm thấy trước đây.
Hồi năm 2003, một trong số 121 bộ xương được tìm thấy ở nơi chôn cất Tần Thủy Hoàng, sau khi được tiến hành xét nghiệm DNA đã cho thấy đây là bộ xương của một người lai Âu - Á với những đặc trưng cơ thể của người phương Tây.
Phát hiện này đã khiến các nhà sử học tin rằng những người Châu Âu và những người lai Âu - Á đã có những giao tiếp thường xuyên với người Trung Quốc từ thời nhà Tần, trước cả khi Con đường Tơ lụa được hình thành ở thời nhà Hán.
Điều này có thể đã khiến Tần Thủy Hoàng chiêu mộ cả những chiến binh không phải người Trung Quốc, sau này, ông đã đưa cả hình ảnh những chiến binh “ngoại” vào đội quân đất nung của mình.
Các nhà khảo cổ hiện đang thực hiện nhiệm vụ khai quật thêm 1.300 tượng chiến binh và 90 cỗ chiến xa nữa.
Trong số 3 phân khu khai quật ở nơi tìm thấy những chiến binh đất nung, khu 1 là khu lớn nhất với diện tích lên tới 14.260 m2, chứa đựng số chiến binh đông nhất, lên tới 6.000 chiến binh, chủ yếu là bộ binh.
Khu 3 có một diện tích rất nhỏ nhưng nằm ở mô đất cao và dành cho các tướng lĩnh. Khu 2 có hình chữ L với diện tích 6.000 m2 gồm các chiến binh đa dạng về binh chủng.
Mới đây, người ta cũng đã tìm thấy trong khu lăng mộ một chiếc nỏ 2.200 năm tuổi, các chuyên gia cho rằng chiếc nỏ khổng lồ này có sức mạnh gấp đôi một khẩu súng trường hiện nay.
Khi xưa, Tần Thủy Hoàng đã sớm cho tiến hành xây cất lăng mộ ngay từ khi ông còn đang sống với mức độ “hoành tráng” vào loại bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc. Hàng ngàn chiến binh đất nung được chôn theo vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc với niềm tin rằng đội quân này sẽ bảo vệ cho Tần Thủy Hoàng ở thế giới “bên kia”.
Việc thực hiện đội quân đất nung đã diễn ra rất kỳ công, mỗi bức tượng đều có một nét tính cách, biểu cảm trên khuôn mặt rất riêng. Bên cạnh những tượng chiến binh, người ta còn tìm thấy tượng của những quân sư, quan lại, nhạc công, muông thú…
Như vậy, bên cạnh những chiến binh bảo vệ cho hoàng đế, còn có những người phục vụ cho vương triều của ngài, và những người chuyên làm nhiệm vụ giải trí, mua vui. Những phát hiện này đưa lại những hiểu biết quan trọng, để thấy những nỗ lực của vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc trong việc kiểm soát cả… cõi âm sau khi đã từ biệt dương thế.
Theo Bích Ngọc - Dân Trí
Bộ Văn hóa Hy Lạp cho biết các nhà khảo cổ nước này vừa tìm thấy một bộ hài cốt, trong một chiếc quách bằng đá vôi thuộc căn phòng thứ 3 trong lăng mộ bí ẩn nằm tại Amphipolis, có niên đại từ thời Alexander Đại đế (Thế kỷ 4 TCN).
Xuất lộ tại khu vực sát Nhà Quốc hội vừa hoàn thành, trục kiến trúc tâm linh của vương triều Lý được Viện khảo cổ học VN đánh giá là "hiện tượng đặc biệt trong lịch sử Đông Á và Đông Nam Á, thể hiện tinh thần độc lập và tự tôn dân tộc rất cao của Đại Việt".
Các nhà khoa học đã giải mã được những ký hiệu trên một chiếc đĩa cổ có niên đại từ năm 1700 trước Công nguyên.
Một bức tranh khổ lớn, với các hình vẽ đẹp mắt, vừa được giới khảo cổ tìm thấy trong ngôi mộ bí ẩn nằm ở Amphipolis, thuộc khu vực Central Macedonia, Hy Lạp.
Ngày 7/10, nhóm khảo cổ tại khu lăng mộ Amphipolis phía Bắc Hy Lạp cho biết lăng mộ này là nơi chôn cất một nhân vật vô cùng quan trọng hoặc một vị tướng trong quân đội của Alexander Đại đế.
Ngày 2/10, Bảo tàng tổng hợp Bình Định đã tổ chức công bố kết quả khai quật khu phế tích tháp Rừng Cấm nằm tại thôn Thủ Thiện Thượng, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
Chưa chắc chắn khu vực điện Kính Thiên là trục trung tâm từ thời Lý, nhưng kết quả khảo cổ học mới nhất chỉ ra, đó là trung tâm từ thời Lê Sơ. Đây là một trong số những điểm mới của kết quả khai quật khảo cổ trục trung tâm Hoàng thành Thăng Long năm 2013.
Các nhà khảo cổ vừa tìm thấy 2 bức tượng cẩm thạch rất đẹp, mô tả các nhân vật là nữ giới, trong quá trình khai quật một lăng mộ cổ có từ thời Alexander Đại đế.
Ngày 4.9, tại Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng đã diễn ra buổi giới thiệu khai quật khu di tích khảo cổ Quá Giáng (xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng).
TRẦN VĂN DŨNG
Trong quá trình điền dã, khảo cứu hệ thống giá trị các di sản văn hóa vật thể trên địa bàn làng Thượng An, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi đã phát hiện tại chùa Hội Thượng (còn gọi là Niệm Phật Đường An Cát) đang lưu giữ một chiếc vạc đồng được đúc vào thời vua Minh Mạng (1820 - 1840).
Việc tìm thấy nhiều công cụ lao động nguyên thủy ở Đồng Văn, Hà Giang gợi lên cuộc sống xã hội của con người thời tiền sử nơi đây mà trước kia chúng ta vẫn khá mơ hồ.
HỒ VĨNH
Mới đây trong quá trình sưu tầm tư liệu Hán Nôm tại Cố đô Huế, chúng tôi tìm thấy một quyển Kinh Phật khắc in vào năm Kỷ Dậu (1909).
Các nhà khảo cổ học đến từ Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội vừa phát hiện thêm một phế tích đền tháp Chăm tại thôn Quá Giáng 2 (xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) sau gần 20 ngày khai quật trên một diện tích rộng chừng 1.200m2.
Phó Giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Khắc Sử - Nghiên cứu viên cao cấp, Viện khảo cổ học Việt Nam cho biết: Sau hơn hai tháng làm việc tích cực, các chuyên gia Viện khảo cổ học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã phát hiện 24 di tích khảo cổ thời tiền sử.
Ngày 18/7, Bảo tàng tỉnh Bến Tre phối hợp với Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức báo cáo kết quả khai quật ngôi mộ nằm ở khu phố 2, thị trấn Chợ Lách, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
Ông Lý Mạnh Thắng - Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang cho biết Đoàn khảo sát của Bảo tàng Tuyên Quang vừa phát hiện một di tích chùa thời Trần có niên đại khoảng thế kỷ XIII-XIV, với nhiều hiện vật quý ở Gò Chùa, thôn 17, xã Phú Lâm, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang).
Thông tin từ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho hay, gần 400 hiện vật thuộc thời đại kim khí của đơn vị này đang được giới thiệu tới công chúng Hàn Quốc trong chương trình trưng bày chuyên đề “Buổi đầu của nền văn hóa cổ ở Việt Nam - Bình minh trên sông Hồng.”
Sáng nay, 10-7, ông Lê Bá Hạnh, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh cho biết, vừa phát hiện tại đền Thượng (ở làng Vân Hải, xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân) đang lưu giữ 8 đạo sắc phong bằng văn tự Hán - Nôm cổ quý hiếm thời Nguyễn, liên quan đến nhân vật lịch sử thời Lý, Thái úy Tô Hiến Thành.
Gần nửa giờ lái xe từ thủ đô Kabul, tỉnh Logar, phía đông nam thủ đô Kabul, được coi là một trong những nơi nguy hiểm nhất ở Afghanistan. Nó gần khu vực Waziristan biến động của Pakistan, nơi các chiến binh vũ trang tự do qua lại nơi biên giới.
Trong ba lần khai quật (các năm 1993, 2009 và năm 2013) tại khu Di tích lịch sử-văn hóa-khảo cổ đặc biệt Gò Tháp thuộc xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp đã thu được 49 hiện vật bằng vàng của nền văn hóa Óc Eo.