Trong đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng, người ta đã tìm thấy cả những chiến binh “ngoại”. Phải chăng từ thời xa xưa đã tồn tại những lính đánh thuê?
Một nhóm chuyên gia khảo cổ người Trung Quốc đã bắt đầu một dự án khai quật mới, tiến hành ở khu vực tìm thấy các chiến binh đất nung ở thành phố Tây An, với hy vọng sẽ khai quật được những chiến binh “ngoại” đầu tiên trong đội quân binh mã đất nung của Tần Thủy Hoàng.
Theo tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc, trong số những phát hiện mới trên di chỉ khảo cổ này, các chuyên gia đã tìm thấy những chiến binh được sơn màu, khác hẳn với những chiến binh đã được tìm thấy trước đây, bên cạnh đó, còn có những vũ khí lạ những tưởng chưa từng được biết đến ở Trung Quốc tại thời điểm thực hiện lăng mộ.
Những phát hiện mới này khiến các nhà khảo cổ tập trung khai quật ở phân khu 2 - một trong 3 phân khu khảo cổ tại di chỉ đội quân đất nung.
Một dự án khảo cổ mới đã được bắt đầu thực hiện trong tuần qua tại phân khu 2 - nơi người ta đã tìm thấy các chiến binh đất nung “lạ lùng”.
Các chuyên gia đã từng tìm thấy một số lượng những chiến binh được sơn màu trong khu 2, khác biệt hoàn toàn với những chiến binh đất nung đã được phát hiện trước đây.
Đây là lần đầu tiên hoạt động khảo cổ tiếp tục được thực hiện ở khu 2 kể từ năm 1994. Trong lần khảo cổ cuối cùng, các chuyên gia đã tìm thấy một số lượng những chiến binh được sơn màu, thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.
Chẳng hạn có một chiến binh đất nung được sơn mặt xanh với râu và tóc màu đen. Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể thực sự lý giải tại sao lại có những chiến binh được sơn màu này trong đội quân đất nung.
Những bức tượng trong đội quân đất nung có chiều cao đa dạng dựa trên thứ bậc, vai trò của người chiến binh đó trong đội quân, tượng cao nhất là của các vị tướng. Hiện tại, ước tính có khoảng hơn 8.000 chiến binh đất nung, 130 chiến xa gỗ, 670 tượng ngựa bằng đất nung…
Các nhà khảo cổ đang hy vọng sẽ có thể khai quật những tượng chiến binh “ngoại” và những vũ khí kỳ lạ.
Những chiến binh đất nung được sơn mặt xanh ở phân khu 2.
Các nhà nghiên cứu cho rằng với dự án khảo cổ mới này, người ta sẽ có thể phát hiện thêm hơn 1.300 chiến binh và 90 cỗ chiến xa. Đồng thời, họ cũng hy vọng sẽ tìm thấy thêm những bức tượng chiến binh “ngoại” với những đường nét không giống với đặc trưng của chiến binh đất nung “thuần” Trung Quốc đã được tìm thấy trước đây.
Hồi năm 2003, một trong số 121 bộ xương được tìm thấy ở nơi chôn cất Tần Thủy Hoàng, sau khi được tiến hành xét nghiệm DNA đã cho thấy đây là bộ xương của một người lai Âu - Á với những đặc trưng cơ thể của người phương Tây.
Phát hiện này đã khiến các nhà sử học tin rằng những người Châu Âu và những người lai Âu - Á đã có những giao tiếp thường xuyên với người Trung Quốc từ thời nhà Tần, trước cả khi Con đường Tơ lụa được hình thành ở thời nhà Hán.
Điều này có thể đã khiến Tần Thủy Hoàng chiêu mộ cả những chiến binh không phải người Trung Quốc, sau này, ông đã đưa cả hình ảnh những chiến binh “ngoại” vào đội quân đất nung của mình.
Các nhà khảo cổ hiện đang thực hiện nhiệm vụ khai quật thêm 1.300 tượng chiến binh và 90 cỗ chiến xa nữa.
Trong số 3 phân khu khai quật ở nơi tìm thấy những chiến binh đất nung, khu 1 là khu lớn nhất với diện tích lên tới 14.260 m2, chứa đựng số chiến binh đông nhất, lên tới 6.000 chiến binh, chủ yếu là bộ binh.
Khu 3 có một diện tích rất nhỏ nhưng nằm ở mô đất cao và dành cho các tướng lĩnh. Khu 2 có hình chữ L với diện tích 6.000 m2 gồm các chiến binh đa dạng về binh chủng.
Mới đây, người ta cũng đã tìm thấy trong khu lăng mộ một chiếc nỏ 2.200 năm tuổi, các chuyên gia cho rằng chiếc nỏ khổng lồ này có sức mạnh gấp đôi một khẩu súng trường hiện nay.
Khi xưa, Tần Thủy Hoàng đã sớm cho tiến hành xây cất lăng mộ ngay từ khi ông còn đang sống với mức độ “hoành tráng” vào loại bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc. Hàng ngàn chiến binh đất nung được chôn theo vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc với niềm tin rằng đội quân này sẽ bảo vệ cho Tần Thủy Hoàng ở thế giới “bên kia”.
Việc thực hiện đội quân đất nung đã diễn ra rất kỳ công, mỗi bức tượng đều có một nét tính cách, biểu cảm trên khuôn mặt rất riêng. Bên cạnh những tượng chiến binh, người ta còn tìm thấy tượng của những quân sư, quan lại, nhạc công, muông thú…
Như vậy, bên cạnh những chiến binh bảo vệ cho hoàng đế, còn có những người phục vụ cho vương triều của ngài, và những người chuyên làm nhiệm vụ giải trí, mua vui. Những phát hiện này đưa lại những hiểu biết quan trọng, để thấy những nỗ lực của vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc trong việc kiểm soát cả… cõi âm sau khi đã từ biệt dương thế.
Theo Bích Ngọc - Dân Trí
Tiến sĩ Nicholas Reeves, nhà khảo cổ người Anh thuộc trường Đại học Arizona, vừa tuyên bố ông đã tìm thấy lối vào bí mật dẫn đến phòng an táng Pharaoh Tutankhamun và đằng sau đó là mộ của Nữ hoàng Nefertiti lừng danh.
Trong nền nghệ thuật Việt Nam, nghệ thuật thời Mạc (1527 - 1592) chiếm một vị thế rất riêng, có phong cách khác hẳn với tính nhịp điệu truyền thống của sáng tạo Việt Nam trước và sau đó.
Trong lúc đang làm đất để trồng lúa, một số người dân tại xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện rất nhiều cổ vật có niên đại từ thế kỷ thứ 10.
Bản thảo gốc truyện cổ tích Psychen (Tâm trạng) nổi tiếng của nhà văn H.C. Andersen, đã được tìm thấy trong khi người ta đang dọn dẹp Knuthenborg - tòa dinh thự tọa lạc trên đảo Lolland, cách thủ đô Copenhagen của Đan Mạch 150km về phía Nam.
Ngày 12/5, tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia đã đón “về nhà” bức tượng đá thần khỉ Hanuman thuộc Hindu giáo sau 3 thập kỷ lưu lạc tại châu Âu và châu Mỹ.
Để giữ cho mình giấc ngủ ngàn thu mà không bị ai quấy rầy, đại thi hào Shakespreares đã cho khắc trên bia mộ mình một lời nguyền đáng sợ.
Theo Livescience, hàng chục ngôi mộ chứa gần 40 xác ướp vừa được khai quật tại một khu tế lễ 1.200 năm tuổi ở thung lũng Cotahuasi của Peru.
Một tấm bia đá có niên đại hơn 200 năm vừa được phát hiện trong đợt khảo cứu, sưu tầm các di sản văn hóa trên địa bàn huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh), đây là di sản văn hóa vật thể quý hiếm ghi khắc về ngôi chùa cổ Hưng Long, của Tổng Du Đồng xưa.
Để tìm hiểu về các mảnh Kinh Phúc Âm tìm thấy trong quan tài người Ai Cập, một nhóm các nhà nghiên cứu đã phải phá hủy các tấm mặt nạ của xác ướp và điều này đã bị các học giả khác lên án.
Theo GS Hoàng Xuân Chinh, sức sống văn hóa Đông Sơn trong thời Bắc thuộc được phản ảnh qua các cuộc khởi nghĩa chống thống trị phương Bắc với đỉnh cao là chiến thắng giành độc lập của Ngô Quyền, trong lúc nhiều văn hóa khác đã vĩnh viễn trở thành một bộ phận của văn hóa Hán.
LÊ QUANG THÁI
I. SÁNG TẠO RA CHỮ QUỐC NGỮ
Vào khoảng giữa thế kỷ 17 đã có ít người dân nước Đại Việt viết chữ quốc ngữ theo mẫu tự a, b, c… khá thành thạo theo lối viết tiên phong “đổi lông ra sắt” ở hai xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài.
Sinh thời, Thành Cát Tư Hãn từng ban lệnh cấm không cho ai được biết nơi chôn cất ông. Sau khi qua đời, thuộc hạ đã thực hiện đúng ý chỉ này nên suốt 800 năm qua, nơi chôn cất ông vẫn là một bí ẩn lớn.
HỒ VĨNH
Mới đây trong đợt đi nghiên cứu thực tế tại phố cổ Gia Hội thành phố Huế, chúng tôi đã tìm thấy một văn bản được viết bằng cả chữ Hán lẫn chữ Quốc ngữ trên giấy trắng dày, khổ 50x65cm.
Sáng 6.1, Trung tâm nghiên cứu Kinh thành, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã công bố kết quả điều tra, khai quật khảo cổ học di tích hành cung Lỗ Giang tại huyện Hưng Hà, Thái Bình.
Một nghĩa trang cổ trên sa mạc Ai Cập được tìm thấy với hơn một triệu xác ướp khiến các nhà nghiên cứu đau đầu để tìm câu trả lời.
Một ngôi nhà cổ có niên đại trên 200 năm, được xây theo kiến trúc thời Nguyễn vừa được Bảo tàng Hà Tĩnh phát hiện tại xã Sơn Lễ (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh).
Các nhà khoa học đã lần đầu tiên xác định tầng văn hóa đầy đủ nhất có niên đại kéo dài từ thế kỷ 8-9 đến thế kỷ 19-20 ở trục Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, là thông tin được đưa ra tại Hội nghị báo cáo kết quả khai quật thăm dò khu vực chính điện Kính Thiên thuộc Trung tâm Hoàng thành Thăng Long tổ chức ngày 16/12.
Kết quả khảo cổ học mới nhất khẳng định thành Cổ Loa là tòa thành đất sớm nhất, có quy mô lớn nhất ở Việt Nam và Đông Nam Á, được đắp dưới thời vua An Dương Vương (thế kỷ thứ 3-2 trước Công nguyên). Kỹ thuật đắp thành có sự khác nhau giữa thành Ngoại, thành Trung và thành Nội.
Bộ Văn hóa Hy Lạp cho biết những bức họa ghi lại cảnh cuộc sống hàng ngày đã được phát hiện trên những cây cột trong ngôi mộ cổ lớn nhất Hy Lạp ở Amphipolis, thuộc khu vực phía bắc Macedonia.
Nhà chức trách Tây Ban Nha đang có kế hoạch khai quật một ngôi mộ tập thể, được cho là có chứa di hài của Federico Garcia Lorca, một trong những nhà thơ, nhà soạn kịch nổi tiếng nhất xứ sở bò tót.