Bản thảo cổ nhất của người Ai Cập viết trên da thuộc đã được phát hiện trên kệ sách bảo tàng ở thủ đô Cairo, nơi nó được lưu giữ và chìm vào lãng quyên cách đây hơn 70 năm.
Wael Sherbiny đang nghiên cứu về cuốn chiếu thư tại Bảo tàng Ai Cập
Có niên đại từ cuối thời Vương quốc Cổ đại cho đến đầu Vương quốc Trung cổ (2300-2000 trước Công nguyên), cuốn chiếu thư dài khoảng 2,5m, chứa đầy chữ và hình vẽ đầy màu sắc rất rõ nét.
“Nếu tính tổng thể cả 2 mặt đều có chữ viết, chúng tôi có cuốn chiếu thư dài hơn 5m có đầy đủ văn bản và hình minh họa, làm cho nó trở thành cuốn chiếu thư dài nhất từ Ai Cập cổ đại”, ông Wael Sherbiny, một nhà nghiên cứu hiện công tác ở Bỉ, người thực hiện việc tìm kiếm nói với Discovery News.
Người Ai Cập đầu tiên nhận bằng Tiến sĩ Ai Cập học năm 2008 từ Đại học Leuven Vương quốc Bỉ, Sherbiny đặc biệt quan tâm đến văn bản tín ngưỡng tôn giáo Ai Cập cổ đại và đang tích cực chuẩn bị công bố cuốn chiếu thư bằng da độc nhất vô nhị.
Ông đã công bố phát hiện này tại Hội nghị các nhà Ai Cập học được tổ chức ở Florence, Italy.
Không ai biết về nguồn gốc bản thảo. Viện khảo cổ Phương Đông Cộng hòa Pháp ở Cairo đã mua nó từ một nhà buôn đồ cổ bản xứ, có thể sau Thế chiến I. Sau đó, nó được hiến tặng cho bảo tàng Cairo, nơi nó được trải ra ngay trước khi thế chiến II bắt đầu nổ ra.
“Kể từ đó cuốn chiếu thư nằm trong bảo tàng và rồi hoàn toàn rơi vào quên lãng”, ông Sherbiny cho biết.
Về cơ bản một bản di cảo tôn giáo có hơn 4.000 ngàn năm tuổi, ắt hẳn chứa nhiều hình minh họa về các vị thần và năng lực siêu nhiên này có niên đại trước bản vẽ nổi tiếng được tim thấy trong Sách tang ma xuất hiện khoảng năm 1550 trước Công nguyên.
Phép thuật tôn giáo cũng được đề cập trong văn bản cổ. “Những văn bản đó có thể được linh mục dùng giảng đạo”, ông Sherbiny quả quyết.
Được biết giới linh mục thường sử dụng cuốn chiếu thư bằng da để tham khảo giảng giải kinh trong khi cử hành thánh lễ.
Chỉ còn 6 văn bản làm bằng giấy cói còn sót lại từ thời Ai Cập cổ đại và có thể có niên đại gần với cuốn chiếu thư làm bằng da.
Da thuộc được coi là một loại vật liệu rất quý giá trong thời Ai Cập cổ đại. Nó là phương tiện chủ yếu để ghi chép kinh, những sự kiện lịch sử vì nó tiện dụng, linh hoạt và bền hơn so với giấy cói.
Có không ít văn bản quý giá bằng da thuộc như vậy được lưu trữ trong tàng thư các thuộc các ngôi chùa. Theo Discovery, điều kỳ lạ, với khí hậu khô nóng ở Ai Cập, văn bản bằng da thuộc dễ bị hư hại.
Cuốn chiếu thư Cairo cũng không là ngoại lệ. Một phần chữ và hình ảnh đã trở nên rời rạc, tạo thành từng mảnh nhỏ, trông giống như bức tranh lắp ghép, ông Sherbiny đã phải ghép từng mảnh lại với nhau.
Các mảnh vỡ hình thành đoạn văn bản-hình ảnh khổ lớn trong cuốn chiếu thư, có tên gọi khác cuốn sách 2 mặt, nói rõ nghi lễ tôn giáo dành cho việc mai táng người chết.
Phần này được các nhà Ai Cập học quan tâm vì nó xuất hiện trên nắp quan tài an táng người chết ở thời kỳ Vương quốc Trung cổ (2055-1650 trước Công nguyên) từ nghĩa địa Hermopolis ở thượng Ai Cập.
Ông Sherbiny tỏ ra ngạc nghiên khi trao đổi về văn bản cổ với báo chí: “Thật ngạc nhiên, cuốn chiếu thư cung cấp thông tin bằng hình ảnh còn chi tiết hơn những cỗ quan tài Hermopolitan ở cả thể thức văn bản viết tay và vẽ’.
Theo giới học giả, cuốn chiếu thư cho thấy từng phần của nó đã được người ta biết đến trước khi xuất hiện trên các quan tài Hermopolis.
“Nó cho thấy một vài phân đoạn trong cuốn sách có thể không do các nhà thần học Hermopolitan sáng tạo, tuy nhiên chúng đã có lịch sử khá dài để lưu truyền trước chúng được chọn làm hoa văn trang trí trên quan tài”, ông Sherbiny giải thích.
Ông nhấn mạnh cuốn chiếu thư bằng da cũng nổi bật với những bức họa tâm linh đã không được nhìn thấy trên quan tài hoặc bất kỳ di tích cho đến bây giờ.
“Điều đó cho thấy, có một bộ tranh tượng và kinh sách tôn giáo đồ sộ, nhưng thật không may, chúng ra đã không biết đến chúng”, ông Sheriny kết luận.
Theo Trúc Thông - TT&VH
L.T.S: TCSH nhận được bài này, đang chờ đưa in vào số thích hợp thì một tờ báo trong nước trích đăng; chúng tôi đành phải gác lại. Nay theo yêu cầu của tác giả, chúng tôi xin đăng nguyên bản.
Điện Voi Ré tọa lạc tại làng Trường Đá thuộc xã Thủy Biều, cách trung tâm thành phố Huế 4km về phía Tây Nam. Nếu đi bằng phương tiện xe máy hay ô tô là chỉ mất năm phút.
LÊ ĐÌNH PHÚC
HỒ VĨNH
Bất luận một triều đại nào, quân đội là một tổ chức quan trọng cho bộ máy của triều đại ấy. Thiết chế quân sự dưới thời triều Nguyễn cũng có qui cách và lớn mạnh.
NGUYỄN ANH THƯ
Trước khi hẹn gặp ông Hồ Tấn Phan lần đầu tiên vào năm 2008, tôi đã được đọc nhiều bài viết về “vua đồ cổ xứ Huế”, “người gõ mẻ sành kham nhẫn nhất xứ Huế” “người đọc sử dưới đáy sông Hương”… Dù tiếp cận dưới góc độ sưu tầm cổ vật hay bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc, điều dễ nhận ra là bài viết nào cũng dành không ít lời ca ngợi và thái độ khâm phục với ông Hồ Tấn Phan, một thầy giáo lại dành hơn nửa đời mình cho những cổ vật vớt từ dưới đáy sông Hương và các dòng sông ở Huế. Những bài viết về ông Hồ Tấn Phan cũng như sưu tập cổ vật “có một không hai” ở xứ Huế quả thực đã khơi gợi sự tò mò, quan tâm và hứng thú, thôi thúc tôi chọn Huế là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến khảo sát các di tích khảo cổ học Champa ở miền Trung Việt Nam.
HUỲNH ĐÌNH KẾT
Sau khi vào Nam, chúa Tiên - Nguyễn Hoàng đóng dinh ở Ái Tử, trong vòng mấy chục năm mà “Đoan quận công có uy lược, xét kỷ, nghiêm minh, không ai dám lừa dối. Cai trị hơn mười năm, chính sự khoan hòa, việc gì cũng thường làm ơn cho dân, dùng phép công bằng, răn giữ bản bộ, cấm đoán kẻ hung dữ. Quân dân hai xứ thân yêu tín phục, cảm nhân mến đức, dời đổi phong tục, chợ không bán hai giá, người không ai trộm cướp, cửa ngoài không phải đóng, thuyền buôn ngoại quốc đều đến mua bán, đổi chác phải giá, quân lệnh nghiêm trang, ai cũng cố gắng, trong cõi đều an cư lạc nghiệp”(1).
Ngày 3/4, Bộ Cổ vật Ai Cập thông báo đã phát hiện di tích một kim tự tháp Ai Cập được xây dựng cách đây khoảng 3.700 năm trước tại huyện Dahshur, thuộc khu vực Giza.
Chiều 29-3, Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Ngãi cùng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đoàn Ánh Dương tổ chức cuộc họp bàn các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Sa Huỳnh.
Chùa Thanh Mai nằm ở xã Hoàng Hoa Thám, thị xã Chí Linh (Hải Dương) là một trong những trung tâm Phật giáo Thiền phái Trúc Lâm thời nhà Trần, nơi gắn với tên tuổi Đệ nhị tổ Pháp Loa. Chùa Thanh Mai còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ quý giá, trong đó có tấm bia “Thanh Mai Viên Thông tháp bi” được tạo khắc từ thời nhà Trần, thế kỷ 14. Mới đây, tấm bia đã được công nhận là “Bảo vật quốc gia”.
Sự xuất hiện của đồng tiền Minh Đức thông bảo trong đồ tùy táng của bà Châu Thị Vĩnh Tế (vợ ông Thoại Ngọc Hầu) là một hiện tượng lạ, gây bất ngờ cho các nhà khoa học.
Bà Châu Thị Vĩnh Tế mất trước ông Thoại Ngọc Hầu 3 năm (bà mất năm 1826, ông mất năm 1829), tuy nhiên vẫn chưa rõ tài sản của ông và bà được chôn cùng lúc hay chôn riêng rẽ theo đám tang từng người.
Đã có nhiều tác phẩm viết về sự nghiệp và công lao của Thoại Ngọc Hầu, tuy nhiên cuộc sống đời thường của ông ít ai biết.
37 cuốn sách cổ bằng văn tự Hán Nôm cổ, quý hiếm được viết và in dập trên chất liệu giấy dó, một số sách viết, in theo lối chữ Chân.. đang được lưu giữ tại một nhà dân ở huyện Can Lộc, Hà Tĩnh cất giữ.
Ngày 22/11, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đón nhận bằng xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt di chỉ khảo cổ mộ cự thạch Hàng Gòn và bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia Văn miếu Trấn Biên.
Ban quản lý Khu di tích Nguyễn Du đã phát hiện cuốn sách cổ có niên đại 163 năm trước, liên quan đến đến dòng họ Nguyễn - Tiên Điền.
Như chúng tôi đã đưa tin, việc tìm kiếm lăng mộ Vua Quang Trung đang được các giới nghiên cứu ở Huế tiến hành. Dưới đây Sông Hương xin tiếp tục giới thiệu một luận cứ mới mà các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu văn hóa Huế mới phát hiện. Bài viết do anh Phan Thuận An, một thành viên của Trung tâm thực hiện.
S.H
Mới đây giới khảo cổ Trung Quốc đã tìm thấy hài cốt 4.000 năm tuổi của một bà mẹ đang ôm chặt đứa con. Vào thời điểm ấy, ở đây đã xảy ra một trận động đất dữ dội.
Tiến sĩ Nicholas Reeves, nhà khảo cổ người Anh thuộc trường Đại học Arizona, vừa tuyên bố ông đã tìm thấy lối vào bí mật dẫn đến phòng an táng Pharaoh Tutankhamun và đằng sau đó là mộ của Nữ hoàng Nefertiti lừng danh.