Tản mạn thời Covid

15:57 01/02/2021

Nhìn sự rộn ràng của đường phố thấy đầy sức sống, đầy năng lượng, một sự bình thường vô cùng đáng quý mà ngày thường sẽ chỉ thấy đông quá, tắc đường, bụi bặm quá. Dòng chảy cuồn cuộn ấy mà bị ngừng trệ thì thật kinh khủng...

Gần trưa trời hửng lên, ngày giáp Tết trời đẹp như chưa từng có con Covid. Đường phố tấp nập. Nắng ấm làm tâm trạng tốt hơn thì phải. Người xe đi lại dập dìu cũng như chưa hề có những ca Covid vừa phát hiện kia. Cuối năm nhà bao việc. Liên hoan tổng kết. Đi tặng quà, đi mua sắm Tết. Thấy báo chí, bạn bè đưa tin nhiều trường đại học cho sinh viên nghỉ Tết sớm, rồi có những trường đã cho học sinh nghỉ học vì có F1. Nhiều tỉnh xung quanh cũng có nơi cho học sinh nghỉ học rồi.

Còn nhớ năm ngoái, lúc cao điểm nhất, lockdown toàn bộ, học sinh nghỉ Tết tới 3 tháng. Cứ rập rình từng ngày rồi quyết định nghỉ. Hồi đó, ban đầu tôi không thấy thuyết phục lắm, vì có những đánh giá khác nhau từ giới chuyên gia về việc có cho nghỉ hay không. Sau này, khi biết rằng Ban Chỉ đạo có một nhóm chuyên gia thu thập dữ liệu, phân tích đánh giá dữ liệu của từng địa phương để đưa ra quyết định thì mới thấy vững tâm.

Năm ngoái UNESCO đánh giá lúc cao điểm cuối tháng 3.2020 cả thế giới có 1,2 tỉ học sinh không được đến trường vì lockdown, gần 500 triệu học sinh không được tiếp cận học online. Ông giám đốc UNESCO bảo Covid-19 đã gây ra một thế hệ bị đánh mất (lost generation) do tác động xấu của Covid-19 với giáo dục.

Hôm qua ngồi nói chuyện với một cô bạn đang làm cho một trường đại học quốc tế ở Việt Nam. Cô ấy nói năm nay vì dịch, nhiều du học sinh không lên đường du học hoặc không sang lại được, nên nộp đơn vào trường cô ấy học, trả toàn bộ học phí, vẫn rẻ hơn đi du học. Tiêu chuẩn vào trường cô ấy rất cao. Đấy, bây giờ không chỉ là con nhà nghèo học giỏi, mà cả con nhà giàu học giỏi. Nhiều cha mẹ 7X - 8X giờ không chọn cho con đi du học, mà cho học các trường đại học nước ngoài ở Việt Nam, chất lượng, học phí rẻ, được trải nghiệm Việt Nam. Những dự đoán trước đây về cơ cấu việc làm thay đổi do sự phát triển của công nghệ, vài năm gần đây nhìn thấy rõ và năm Covid-19 này càng thấy rõ hơn.

Nhìn sự rộn ràng của đường phố thấy đầy sức sống, đầy năng lượng, một sự bình thường vô cùng đáng quý mà ngày thường sẽ chỉ thấy đông quá, tắc đường, bụi bặm quá. Các bạn Tây sang đây vẫn bảo Việt Nam là đất nước năng động, có thể cũng là từ những quan sát như thế này chăng. Dòng chảy cuồn cuộn ấy mà bị ngừng trệ thì thật kinh khủng. Nhớ lại những đường phố vắng vẻ, những cửa hàng đóng cửa lặng ngắt như hồi năm ngoái sau Tết, sau vẻ bình yên là những lo lắng, sợ hãi, trầm cảm. Thôi chịu khó rửa tay đeo khẩu trang ít tiếp xúc theo công thức 5K cho Hà Nội an toàn, cả nước an toàn.

Hôm rồi, Tổng thống Mỹ Biden cấm gọi virus Sars coV 2 là virus Vũ Hán, virus Trung Quốc. Tìm vào trang của WHO về quy định đặt tên các bệnh dịch, thì WHO từ lâu khuyến nghị không đặt tên theo địa danh, bởi nó sẽ gây ra các định kiến, phân biệt, kỳ thị, từ con người, hàng hóa xuất khẩu, văn hóa, các thứ liên quan đến đất nước đó. Nếu người ta gọi virus chủng mới là virus London, virus England thì cũng không hay ho gì. Cũng như đừng so sánh với viêm não Nhật Bản vì cách gọi đó là lịch sử để lại, khi đã có những nhận thức văn minh hơn thì nên hành xử văn minh.

Nói chuyện văn minh. Cô bạn tôi quê Hải Dương, chia sẻ cái poster của Thành đoàn Chí Linh, trên đó viết: "Người Chí Linh đón Tết văn minh ở xa gia đình. Xuân này con không về!". Thấy bảo sẽ có nhiều người không được về quê ăn Tết, vì hết cách ly thì cũng đã mùng mấy Tết rồi, nhưng ngay lập tức họ đã thích ứng bằng cách kêu gọi nhau sống đẹp như thế, thật đáng trân trọng...

 
Theo Vĩnh Nguyên - ĐBND

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Thời gian qua, vấn đề dạy chữ Hán (tức mảng từ Việt Hán) trong nhà trường được báo chí đề cập nhiều lần và dư luận quan tâm.

  • Khi nhắc đến tranh chép hay công việc chép tranh, nhiều ý kiến khắt khe cho rằng, chính những bức tranh chép đã làm lũng đoạn thị trường hội họa và ảnh hưởng xấu đến nền mỹ thuật nước nhà.

  • Nhờ facebook, tôi mới biết ngày hôm qua là Ngày Hạnh phúc. Chợt bần thần nhớ lại những kỷ niệm về hạnh phúc, vào cái thời ở ta chưa có ngày nào được gọi là Ngày Hạnh phúc...

  • Chúng ta không im lặng, chúng ta phải lên tiếng trước những điều tồi tệ, vô nhân đạo, nhất là khi chúng liên quan đến những đứa trẻ ngây thơ chưa đủ nhận thức để tự bảo vệ mình. Nhưng...

  • Mạng xã hội đang ngày càng phổ biến trong đời sống và không chỉ là kênh kết nối chia sẻ, giao lưu giữa các cá nhân. Trên thực tế, mạng xã hội đang có những tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

  • Sức hút của “lễ hội hoa hồng” đang diễn ra ở Hà Nội có lẽ không ảnh hưởng đến những người làm văn nghệ. Họ đang quan tâm tới những thông tin xung quanh việc xét giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Hình như chưa đợt xét giải thưởng nào lại náo động như lần này.

  • Đó là những trăn trở của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong tại buổi làm việc với Sở Văn hóa Thể thao, Sở Du lịch cùng giám đốc các bảo tàng trên địa bàn TP hôm 2.3.

  • Nhiều bức tường xám xịt, loang lổ nắng mưa trên các con hẻm, con đường Sài Gòn đang được các “họa sĩ đường phố” khoác lên những sắc màu mới.

  • Trong dịp tết vừa qua, tại TPHCM, sàn diễn cải lương khá heo hút. Ngoại trừ chương trình nghệ thuật Ba thế hệ về lại cội nguồn do NSƯT Kim Tử Long đứng ra thực hiện, có bán vé tại rạp Công Nhân vào ngày 6-2, cùng với vài buổi diễn của các nghệ sĩ Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang ở cơ sở thì không còn nơi nào tổ chức.

  • Nhiều tác giả cám cảnh người đọc đìu hiu ở các khu trưng bày tác phẩm trong Ngày thơ Việt Nam lần thứ 15 tại TP HCM.

  • GS Đỗ Quang Hưng, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Tôn giáo - UBTƯMTTQ Việt Nam và TS Trần Hữu Sơn - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đều cho rằng: "Lễ hội không có tội mà một bộ phận con người đã lợi dụng và làm hỏng nó đến mức này như một căn bệnh trầm kha khó chữa đã 15 năm nay".

  • Nhiều người trẻ cả tin, mê tín “cúng” tiền cho thầy bói để rồi lo âu, thấp thỏm...

  • VĨNH AN

    Trong bài viết trên báo Nhân dân số 2082, ngày 28/11/1959, ký tên Trần Lực, Bác Hồ đã phát động “Tết trồng cây”: “Chúng tôi đề nghị tổ chức một ngày “Tết trồng cây”. Việc này ít tốn kém mà lợi ích rất nhiều”.

  • Văn Miếu - Quốc Tử Giám những ngày này gây sốt bởi di tích rêu phong được thay bằng màu xám trắng mới tinh. Mặc lời trấn an của những người có trách nhiệm, công chúng vẫn có quyền đặt câu hỏi.

  • “Tại sao trong lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển đô thị thì phần thua thiệt thường rơi về phía bảo tồn?”, TS khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu đặt câu hỏi trong Hội thảo quốc tế Việt Nam học ngày 15 - 16.12 tại Hà Nội.

  • Thiết chế văn hóa đang hàng ngày, hàng giờ đồng hành với đời sống nhân dân và là một phần không thể thiếu của xã hội. Có thể kể đến một số thiết chế văn hóa phổ biến ở đô thị nước ta như bảo tàng, thư viện, nhà hát, rạp chiếu phim…

  • Sự biến mất của Hanoi Cinémathèque, một địa chỉ xem phim nghệ thuật đã có lịch sử gần 15 năm giữa lòng thành phố, đặt ra câu hỏi về sự thân thiện và nhạy cảm với văn hóa của các chính sách phát triển đô thị.

  • Xin đổi kiếp này được viết bởi một "nhà văn" còn ngồi trên ghế trường trung học, ở tuổi 14 còn bao mơ mộng, mấy ai vướng bận chuyện nhân tình thế thái.

  • Tôi là người chưa làm thầy ai suốt cuộc đời gần bát tuần của mình, vậy mà mấy năm qua gần đến ngày 20-11 tôi đều được nhận quà!