Ráp vần vè và(o) thơ

15:46 29/07/2014

BIỂN BẮC

Dẫn nhập
Chúng tôi nhớ trước đây - khi luận bàn về thơ, ở trên những vuông chiếu, hay bàn tròn hoặc ở sân diễn đàn thông tin giấy và điện tử - người ta thường hay đóng ấn cho những sáng tác “không ưa” rằng: đây là một bài viết có vần, là một bài vè chứ đâu phải thơ?!

Hình ảnh một Griots của châu Phi - Ảnh: internet

Chúng tôi thấy bây giờ - khi nhận xét về thơ, khi phản ánh về thơ tân hình thức (Việt) - người ta phóng ngay mũi luận đích vào nhiều những sáng tác thơ Tân Hình thức (THT): không có âm vần, thấy nó lùng bùng như là một bài nhạc Ráp[A], chứ đầu phải (vần(g)) thơ?! Thậm chí có nhiều người thực hành thơ THT, khi đánh giá chất THT của nhiều sáng tác, giơ bảng: là một bài Ráp, thiếu nhạc điệu/ nhạc tính, không phải là thơ THT!

Suy diễn như thế có vẻ khẳng khăng Ráp không có thể vần, âm vận, nhạc nhịp và hẳn nhiên không thể là thơ. Mà cho dẫu có vần cũng không hẳn là thơ vì có thể chỉ là vè.

Vì khuôn khổ của bài viết có hạn, nên chúng tôi chỉ chọn tô đậm đề tài Rap, tuy nhiên một cách tổng quan, để tìm câu trả lời cho câu hỏi:

Rap có phi là thơ không?

1. Ráp: Nghĩa và(o) Ci-Ngun

Động từ Rap, theo Anh-ngữ Anh-Quốc có nghĩa là “Nói”[B] từ đầu thế kỷ 16 và dần dà biến nghĩa theo sự ảnh hưởng của Anh-ngữ Phi-Mỹ thành “Nói- chuyện”[C]. Thông thường thuật ngữ Rap được đề cập đến như là nói/hát một bài văn-bản (-có-vần) một cách nhịp nhàng/có giai điệu.

Rap có một lịch sử, truyền thống lâu đời ở Châu- Phi và thường được thực hiện bởi những Griot (một phiên bản Châu-Phi của kẻ hát-rong, người kể- chuyện và nhạc-sĩ hè-phố thời Trung cổ). Một Griot hoặc Djeli ở Tây-Phi là một nhà thơ, thi sĩ và nhạc sĩ, và được coi là một người truyền-khẩu và bảo-tồn truyền thống và lịch sử. Những huyền thoại, phong tục tập quán, du ký và những tin tức được những Djelis/Griots truyền khẩu từ bộ lạc này qua bộ lạc kia trong những đêm quây quần quanh đống lửa. Việc truyền khẩu này được thể hiện theo âm vần đi kèm với tiếng trống nhịp nhàng và điệu nhảy múa của những cặp nam nữ tuổi cập kê. Rap trong thời điểm này cũng ví như thể loại “ngôn từ nói”[D] và “thơ rập”[E] thời bây giờ[D-E].

Ngoài đề: những Griots thường tạo thành một tập thể với chế độ nội-hôn (có nghĩa rằng một Griot thường chỉ kết hôn với một Griot.

Những người châu Phi mang âm nhạc của mình theo với họ khi họ bị bắt nô-lệ đến lục địa mới (=Mỹ- Châu). Bắt nguồn từ những nhạc Châu-Phi được kết hợp với âm nhạc của những kẻ áp bức/bóc lột, dòng âm nhạc blues và gospel được hình thành và phát triển từ đó. Ở những dòng âm nhạc này, câu chuyện (kể) cũng nắm một vai trò rất quan trọng.

Để những công việc cực nhọc ở những đồn điền bớt phần nặng nề, những người nô-lệ hát xướng họa trong lúc làm việc. Một mặt khác, một số công việc được thực hiện dễ dàng hơn nếu có kèm theo một nhịp điệu nhất định và tuy nhiên bản thân những bài hát hò xướng họa ở mặt nghệ thuật đã có giá trị đẹp rồi. Hình ảnh hát xướng họa này tương tự như hát Hò, Lý, Quan-Họ, vân vân của Việt Nam. Ở nông thôn Việt Nam, những công việc như tát gàu sòng, gặt-đập-lúa, giã gạo vân vân cũng được trôi chảy và hào hứng thêm khi đi kèm với những âm-/ giai-điệu nhip nhàng.

Khi chế độ nô lệ đã bị bãi bỏ, những người nô lệ trước đây đã có thể đi lại “tự do hơn”. Tuy nhiên, sự phân-biệt-đối-xử vẫn tiếp tục tồn tại. Những người da đen vẫn còn rất bị áp bức trong cuộc sống. Ví dụ, họ vẫn còn bị cấm sử dụng những điều kiện cơ sở công cộng, họ không được làm một số công việc cụ thể. Điều này có nghĩa chủ yếu là họ phải làm những công việc với mức lương rất tồi. Bởi vậy, sau khi bãi bỏ chế độ nô lệ, người da đen vẫn còn sinh sống trong điều kiện nghèo nàn. Đối với một số người da đen, biểu diễn nghệ thuật trên đường phố để kiếm (thêm) thu nhập là một giải pháp để giảm sự nghèo nàn.

Reggae ở Jamaica phát sinh từ kỹ thuật ‘móc câu/lồng âm’[F]: một bài Rap được lột lọc trần âm thanh, với nhịp điệu cơ bản và những ngôn từ được móc-câu vào nhau thay thế những thứ đã được lột trần (chủ yếu là cung cấp hiệu lực âm-vang để những âm thanh kép được rõ hơn).

Nhạc Rap và Hip-hop từng bước được thành hình vào cuối những năm bảy mươi ở khu vực Bronx thuộc thành phố New York, trong những buổi liên hoan của những khu phố được tổ chức ngay trên các hè phố. Trên các đường phố của Bronx, những nghệ sĩ quay dĩa nhạc (DJ=Disc Jockey) cho ra đời những tái-chế-phẩm mới bằng cách sử dụng hai bàn máy hát dĩa cùng một lúc phát ra hai khúc nhạc và kết lại với nhau thành một khúc nhạc mới. Họ cũng sử dụng bàn xoay dĩa hát như một công cụ tạo tốc độ bằng tay cho bài hát: đẩy nhanh, làm chậm lại hoặc để di chuyển tới lui đĩa nhạc đang phát âm. Thủ thuật di chuyển đĩa nhạc tới lui gọi là ‘cào-cạo’[G]. Từ đấy, phong cách hát-nói, được chuyển biến thành nhạc hát Rap.

Khởi đi từ âm vần và nhịp điệu Phi-Châu, những dòng chảy Rythm & Blues, Soul, Gospel, Funk, Reggae và hiện đại hơn là Hip-Hop, thảy đều dung chứa Rap. Như vậy, Rap là đầu tiên, là cốt lõi và là hiện tượng trong nền âm nhạc da đen.

2. Ráp và(o) Thơ

Đã có rất nhiều những tranh luận về “chất thơ” của Rap diễn ra từ đầu thập niên 80 của thế kỷ trước kéo dài đến đầu thế kỷ này.

Thể luật[H] của những bài Rap là một chủ đề được nghiên cứu rất nhiều và người ta nói chung đều đồng ý rằng nó đã mang lại cho thơ ca một chiều hướng/khía cạnh mới. Các ca-nhạc-sĩ Rap thường sử dụng thuật phối hợp và viết tắt một số từ-ngữ để tạo hiệu lực âm-vần-điệu theo chủ ý của mình, cốt là để đồng bộ hóa âm-vần-điệu với nhịp đập của nhạc-khí. Cách phá cấu trúc này rõ ràng là sự thể hiện của Hậu-Hiện-Đại.

Bouazza (1999)[1] đã viết một bài giải đáp cho câu hỏi là những ca-nhạc-sĩ Rap thật ra là những nhà thơ hay chỉ là những nhà sản xuất của thể loại âm nhạc rất khó hiểu (?). Trong nghiên cứu của mình, Bouazza (1999) đi vào những điểm tương đồng và khác nhau giữa Rap và thơ ca. Điểm đầu tiên được mổ xẻ là thể luật và đưa đến kết luận rằng: cả thơ và Rap đều có một nhịp điệu nhất định và Rap đã gióng lên trong nền thơ ca một âm điệu mới. Điểm thứ hai là vần điệu. Nghiên cứu của Bouazza (1999) đã đưa đến kết luận rằng: vần điệu là điểm tương đồng giữa thơ va Rap, bởi hầu hết những bài Rap sử dụng vần điệu.

Sự khác biệt giữa thể luật của thơ ca và văn bản Rap có thể ví như là sự khác biệt giữa Rap và ca hát. Các ca từ của bài hát thường quyện vào nhau một cách trôi chảy và dựa vào những nốt nhạc khác nhau. Rap thì hoàn toàn khác biệt. Ice-T[2] mô tả sự khác biệt giữa Rap và ca hát như là sự khác biệt giữa một cây vĩ cầm và một cái trống.

Điểm thứ ba trong nghiên cứu của Bouazza (1999) là nội dung mà người ta kết luận đây là một trong những điểm tương đồng giữa thơ ca và Rap. Điểm tương đồng ở nội dung giữa Rap và thơ ca có thể tìm thấy trong ngôn ngữ tượng trưng (nghĩa bóng hoặc ẩn dụ) mà cả nhà thơ lẫn ca-nhạc-sĩ Rap đều sử dụng nó. Khi nói đến nội dung và như vậy là nói đến chất lượng của các văn bản, thì các ý kiến đối nghịch rất đáng kể. Một số nhìn nhận các ca-nhạc-sĩ Rap là những nhà thơ đương đại, những người khác cho rằng văn bản Rap quá đơn giản và vô nghĩa/phi lý do đó không thể được so sánh với thơ ca thực thụ. Tuy nhiên, đơn giản không phải là một tiêu chí để đánh giá trọng lượng chất thơ của một bài vần (vè). Những bài thơ cổ điển đẹp nhất của các bậc thầy như A.E. Housman[3], Thomas Hardy[4] và Charles Dickens[5] đã gây ấn tượng và nổi bật chính vì cấu trúc và tính chất đơn giản của chúng.

Rosen và Marks (1999)[6] cho thấy trong nghiên cứu của họ là rất có những điểm tương đồng giữa văn học cổ đại và Rap. Họ nghiên cứu, xem xét thơ Hy Lạp và La Mã cổ đại và phát hiện ra những nhà thơ Hy Lạp cổ đại thời đó đã gây sốc cho công chúng/khán-thính-giả với những văn bản chà đạp phụ nữ. Điểm này được nhanh chóng tìm thấy sự tương đồng khi đem so sánh với các văn bản của những ca-nhạc-sĩ Rap Du-đãng[I] thời nay: họ nói về nữ giới một cách không lành mạnh.

Nhà nghiên cứu văn học người Mỹ, Adam Bradley (2009)[7] cho rằng có những ca-nhạc-sĩ Rap có những sáng tác đẫm tính thơ. Chính tính thơ của những bài Rap đó, khiến cho thính-giả của chúng lắng nghe một cách ý thức hơn.


3. Ráp: K-Thut, Ni-Dung và(o) Âm-Nhc (-Điu)

Về nội dung, Rap có những phong cách thể hiện đặc trưng sau đây:

- Thông-Điệp[J]: nói về những sự kiện lịch sử đương đại, thường được nhìn qua lăng kinh của người dân da đen;

- Du đãng[I’]: nói về bạo lực, vũ khí, khẩu khí ngầu và lối sống ương ngạnh, ngoan cố;

- Phong-trào Tiếng Mẹ đẻ[K]: nói về quê hương Châu-Phi, nơi xuất xứ của hậu duệ dân nô-lệ da đen;

- Và những đề tài như Tình-yêu, cái Tôi (cái gọi là Rap-Khoe-Khoang[L]), khoảng cách giàu nghèo, cuộc sống hàng ngày.

Rap có những đặc điểm kỹ thuật sau đây:

- Nói/kể chuyện trong/với âm nhạc đong đưa nhịp nhàng;

- Nói/kể chuyện một cách liên tục, nhanh và sử dụng rất nhiều từ ngữ;

- Sử dụng từ ngữ vần điệu, kể cả ở giữa câu (nội vần[M]);

- Sử dụng các từ ngữ bắt đầu bằng những chữ có âm điệu giống nhau (điệp âm[N]);

- Sử dụng các từ âm thanh như nhau (phép trùng âm[O]).

Nếu âm nhạc tốt thì đã rất tốt, nhưng sự kết hợp âm nhạc tốt và lời hay là tuyệt vời. Đây là sức mạnh và chất lượng đáng kể của Rap.

Do đó, điều đáng nên biết là Rap bắt đầu như một cuộc thi đua trên sân khấu. Các ca-nhạc-sĩ Rap hạ nhau bằng những lời vần/vè/điệu để nhận được những tràng pháo tay của khán-thính-giả. Điều này đã dẫn đến một sự phát triển về chất lượng và cải tiến của lời bài hát/văn bản. Khía cạnh và sức manh cạnh tranh của Rap được duy trì bởi lẽ các ca-nhạc- sĩ Rap luôn tiếp tục tập trung vào lời Rap/văn bản hay, hoặc ít nhất là những ca từ độc đáo (bất kể là những lời phản ánh lại xã hội, hoặc đơn thuần chỉ là giúp vui cho khán-thính-giả và khuyến khích họ nhảy múa). Hình ảnh thi đua Rap trên sân khấu cũng tương tự như những buổi hát vè, hát đối, hát ghẹo vân vân ở Việt Nam.

Gán cho một bài Rap là lùng bùng, vô nghĩa, phi lý chính là chúng ta lùng bùng mơ hồ một cách phi lý bởi vì mỗi độc giả mới chính là người xác định điều đó một cách rất riêng tư/cá nhân. Người đọc sẽ tìm thấy niềm thú vị và lôi cuốn khi người viết biết mê hoặc người đọc bằng cách sử dụng và lựa chọn từ ngữ. Các ca-nhạc-sĩ Rap thành công ở điểm này. Họ đã được tiếp nhận bởi hàng triệu khán- thính-độc-giả với những bài Rap- mặc dầu lần đầu tiên nghe rất khó tiếp cận và nói về một thế giới mà người nghe/đọc trung bình không hề biết đến - vẫn thu hút và giữ được sự chú ý của đám đông. Dĩ nhiên âm nhạc đóng một vai trò quan trọng trong đó, nhưng điều tất-yếu chính là các ca-nhạc-sĩ Rap uy tín được lừng danh là bởi những lời bài hát khéo léo và đầy ý nghĩa của họ.

Tm kết

Sự đơn giản, cách vận-dụng ngôn ngữ và việc nương-dụng âm nhạc không phải là những dẫn chứng để lý giải rằng Rap không phải là thơ thực thụ. Những cái tồn tại trong tâm điểm là thực-chất của văn bản và điều này thì không còn thể bàn cãi gì nữa. Có rất nhiều bài Rap hay và đương nhiên cũng có những bài dở, nhưng hiện tượng này cũng có ở trong phạm trù thi ca. Hay dở hoặc phẩm định cái gì là văn học hay không văn học rất là cá nhân, bởi tất cả mọi người sử dụng các tiêu chí khác nhau. Đánh giá “chất thơ” của những bài Rap qua sự dị- ứng trước hình ảnh những con người da đen trợn mắt hét vào camera hẳn nhiên không có còn chú tâm nào vào nội dung, âm bản và vần-nhịp-điệu của nó. Và kết quả là người ta bác bỏ Rap vì cho nó là một thể loại âm nhạc xoàng xĩnh/đơn giản và đầy bạo động. Điều đó không đúng! Nhiều chương-trình nghiên-cứu văn-học và đặc biệt là thi ca đã xác định rằng Rap là một dòng chảy trong văn học và là một trường phái trong thi ca đã làm phong phú đặc biệt cho văn học, với phép ẩn dụ mới, cách dụng ngôn độc đáo, ngôn ngữ riêng biệt và một tầm nhìn tươi mới vào thế giới.

Rap là thơ và những người ca-nhạc-sĩ Rap là những nhà thơ đương đại, là những người nghệ sĩ trình diễn thể hiện thơ qua sự phối hợp độc đáo giữa âm thanh, nhịp điệu, văn bản và hình ảnh: là những người nói về những điều họ đang làm.

Nói/hát một bài văn-bản (-có-vần) một cách nhịp nhàng/có giai điệu là cách thể hiện của Rap, là sự tương đồng của mọi phong cách hát vần vè trong văn-học, -hóa lâu đời của Việt Nam[8].

Ấy thế mà một bài Rap thực chất là một văn bản vần vè, (được khoa-văn-học xác định) là một bài thơ, nhưng một bài vần vè của Việt Nam lại (bị) cho là không phải thơ?! Tiêu chí phải chăng là chỉ tiêu biện minh cho phương tiện?

B.B
(SDB13/06-14)

--------------------
[A] Anh-Ngữ: Rap
[B] Anh-Ngữ: Say
[C] Anh-Ngữ: Talk
[D] Anh-Ngữ: Spoken Word
[E] Anh-Ngữ: Slam Poem (Slam là nội và ngoại đông từ, có nghĩa là: đóng sầm (cửa) - rập mạnh (cửa)).
[D-E]:
- Glazner, Gary Mex. Poetry Slam: The Competitive Art of Performance Poetry. San Francisco: Manic D, 2000.
- Neal, Mark Anthony (2003). The Songs in the Key of Black Life. A Rhythm and Blues Nation. New York: Routledge.
- Smith, Marc Kelly, and Mark Eleveld. The Spoken Word Revolution: Slam, Hip-hop & the Poetry of a New Generation. Naperville, IL: Source MediaFusion, 2003.
- Jeroen Naaktgeboren: Poetry Slam, het festival, uitgeverij Douane, 2005.
- Aptowicz, Cristin O’Keefe (2007), Words in Your Face: a guided tour through twenty years of the New York City poetry slam. New York, Soft Skull Press.
- “Spoken word/ Slam poems” bài viết của Lisa Martinovic - “Ngôn T Nói/Nhng Bài Thơ Slam”. Bản dịch và giới thiệu bởi Khế Iêm. http://thotanhinhthuc.org/Tieng%20Tho%20Khac/ ttk_slampoetry.html
[F] Anh-Ngữ: Dub
[G] Anh-Ngữ: Scratch
[H] Anh-Ngữ: Meter
[I] Từ ngữ của Duyên-Anh, Vũ Mộng Long (1935 - 1997) trong những tác phẩm viết trước năm 1975 về lối sống phóng khoáng, bất cần đời giới giang hồ, bụi đời trong xã hội.
[I’] Anh-Ngữ: Gangsta (rap).
[J] Anh-Ngữ: Message (rap).
[K] Anh-Ngữ: Native Tongue Movement
[L] Anh-Ngữ: Brag rap hay là Big Talking rap
[M] Anh-Ngữ: Internal Rhyme
[N] Anh-Ngữ: Alliteration

[O] Anh-Ngữ: Assonance
[1] Bouazza, H. (1999). Poëzie en Rap. Passionate
[2] Ice-T là tên nghệ sĩ của Tracy Lauren Marrow (sinh ngày 16/2/1958 tại Newark, New Jersey), là một ca-nhạc sĩ Rap uy tín và lừng danh, diễn viên điện ảnh và ca-sĩ. Mặc dù sinh-quán của Ice-T ở vùng bờ biển phía đông Hòa-Kỳ (East Coast), anh lại trở thành một trong những thủ lãnh hàng đầu của nền Hip-Hop vùng bờ biển phía tây Hoa-Kỳ (West Coast).
[3] Alfred Edward Housman (Worcestershire, 26/3/1859 - Cambridge, 30/4/1936), hay còn gọi là A.E. Housman. Là một nhà thơ, học giả người Anh-Quốc được đào tạo theo trường phái cổ-điển nổi tiếng với những bài thơ chu trình A Shropshire Lad của ông. Những bài thơ trữ tình, gần như châm biếm này ông viết chủ yếu trước 1900. A.E. Housman được coi là một trong những nhà kinh điển quan trọng nhất của thế hệ ông, và là một trong những học giả vĩ đại nhất của mọi thời đại.
[4] Thomas Hardy (Higher Bockhampton, 2/6/1840 - Higher Bockhampton, 11/1/1928) là một tiểu thuyết gia tự-nhiên-học và nhà thơ Anh-Quốc của thời đại Victoria và đầu thế kỷ 20. Ông được coi là một trong những nhà văn lớn của văn học Anh.
[5] Charles John Huffam Dickens (Landport Portsmouth, 7/2/1812 - Gad’s Hill Place in Rochester (Kent), 9/6/1870) là một trong những nhà văn chuyên nghiệp người Anh-Quốc trong thời kỳ Victoria và là nhà biên-niên-sử-văn-học đầu tiên trong thời kỳ cao trào của cuộc cách mạng công nghiệp. Ông nổi tiếng với những kiệt tác David Coppereld (1849 - 1850), Great Expectations (1860-1861), Oliver Twist, Nicholas Nickleby và A Christmas Carol (1843).
[6] Rosen, R. & Marks, D. (1999). Comedies of transgression in gangsta rap and ancient Classical Poetry. New Literary History.
[7] Adam Bradley, Book of Rhymes: The Poetics of Hip-Hop (2009), Basic Civitas Books.
[8] Bài chòi, Ca Huế, Ca trù, Cải lương, Chầu văn, Đờn ca tài tử Nam Bộ, Hát bội, Hát chèo, Hát dô, Hát dặm/giặm, Hát đúm, Hát ghẹo, Hát phường vải, Hát sắc bùa, Hát trống quân, Hát ví, Hát xoan, Hát vè, Hò, Hò sông Mã, Lý, Nhạc cung đình, Tuồng, Vọng cổ, Hát Xẩm, Hát Quan họ, Hát Cò lả, Hát nói, Hát phường nghề, Hát đồng dao, Hát vận, Hát ví, vân vân.







 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)

  • Nhạc và lời: NGUYỄN VĂN VŨ

  • TÔN THẤT BÌNH

    Nếu dân ca là suối nguồn cảm hứng của nhân dân lao động trong cuộc sống thì hò là phương thế thể hiện tâm tình tràn đầy xúc cảm một cách trung thực nhất.

  • VĂN CAO
           Hồi ký

    Sau triển lãm Duy nhất 1944 (Salon Unique), tôi về ở một căn gác hẹp đầu phố Nguyễn Thượng Hiền.

  • TÂM HẰNG NGUYỄN ĐẮC XUÂN  

    Tin từ Làng Mai Pháp quốc cho biết: Đêm giao thừa Thầy nói về Phạm Duy cho khoảng 70 cháu sinh viên Việt Nam về thăm Làng. Bài giảng này cũng là một loại hommage(1) cho Phạm Duy. Có thể nghe lại trên mạng chỗ Pháp Thoại online của Thầy vào ngày 30 Tết vừa rồi.

  • Trưa ngày 27/01/2013, cây đại thụ của làng nhạc - Nhạc sĩ Phạm Duy – đã qua đời, hưởng thọ 93 tuổi. Nhạc sĩ Phạm Duy có số lượng tác phẩm âm nhạc đồ sộ, trong đó có nhiều tác phẩm nổi tiếng. Khi còn sống, nhạc sĩ Phạm Duy cũng thường xuyên cộng tác với Tạp chí Sông Hương. Chúng tôi xin đăng lại bài viết cuối cùng của nhạc sĩ đã gởi cho tòa soạn trước khi mất và đã được đăng trên Sông Hương số Tết Quý Tỵ 2013, như một nén hương tưởng nhớ người nhạc sĩ tài hoa.

  • “Đời là những cơn mưa vô thường/ Trói chân em bên đường/ Nước dâng cao chân tường/ Đường xa chân ướt phơi nắng dầm sương”...

  • NGUYỄN TẤN TÔN NỮ Ý NHI

    Trong ý niệm của nhiều người từ hạng trí thức cao cho đến bình dân, ngoại trừ dân nghiên cứu dân tộc nhạc học, hát xẩm là một thể loại âm nhạc có xuất thân thấp kém, luôn gắn liền với hình ảnh của người khiếm thị và cây đàn nhị từ góc phố, sân đình hay bãi chợ. Nhắc đến hát xẩm, đa phần người ta liên tưởng ngay đến những ca từ mộc mạc, dung dị và lắm khi dung tục.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂN 

    Đêm giới thiệu Trường ca Hàn Mặc Tử, tại Học viện Âm nhạc Huế thầy Trần Văn Khê và nhạc sĩ Phạm Duy đã đưa chúng ta đi từ cõi thực mộng mơ trải qua những đau đớn, vật lộn với cơn đau đến ngất lịm và cuối cùng nương tựa vào niềm tin tâm linh để hiện hữu.

  • TRƯƠNG ĐÌNH NGỘ

    Thượng thanh khí tiết ra nguồn tinh khí
    Xa xôi đời trăng mọc nước Huyền Vi
    Đây Miên Trường, đây Vĩnh Cữu tề phi
    Cao cao vượt hai hàng bóng vía


  • (Bản dịch của Trương Đình Ngộ)

  • NGUYỄN THỤY KHA

    Có thể nhận ra sự giao hòa giữa nhiều chiều cảm xúc trong quá trình thai nghén bài hát "Thiên Thai". Song có lẽ cái lớn nhất, cái bao trùm, cái gốc để tỏa ra sự tràn trề giai điệu của bài hát này chính là sự phản ảnh có thực của một dòng sông nào đó.

  • ĐẶNG TIẾN “Bộ môn” Thơ đang lùi bước trong xã hội hiện đại. Đời sống đô thị nhanh bước theo nhịp tiến hóa của công nghiệp, đẩy lùi biên độ của thơ: kỹ thuật hiện đại cung cấp cho quần chúng - nhất là thanh niên - những phương tiện giải trí và truyền thông hấp dẫn và nhanh chóng hơn những bài bản vần vè trước đây - dù sao cũng gắn liền với nếp sống nông thôn.

  • NGUYỄN HOÀN Nhân kỷ niệm 10 năm ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn về cõi thiên thu 1/4 (2001-2011), Nhà xuất bản Trẻ xuất bản cuốn sách “Thư tình gửi một người” tập hợp hơn 300 trang thư tình của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gửi Ngô Vũ Dao Ánh, người tình có ảnh hưởng mạnh mẽ và lâu bền trong cảm hứng sáng tạo âm nhạc của nhạc sĩ.

  • DƯƠNG BÍCH HÀDân tộc Tà Ôi, cũng như các dân tộc cư trú dọc Trường Sơn, âm nhạc là một bộ phận thiết yếu trong đời sống văn hóa của họ, nó không chỉ mang chức năng giải trí đơn thuần mà gắn liền với tín ngưỡng, với đời sống tâm linh, là phương tiện để tiếp xúc với thần linh.

  • NGUYỄN THỊ HỒNG SANHNgười ta gọi Trịnh Công Sơn là “sứ giả tình yêu”, “người tình của mọi thế hệ”, nhưng có lẽ chức danh “con người thi ca” mà nhạc sĩ Văn Cao yêu mến dành tặng cho ông là phù hợp hơn cả.

  • TrẦn thỊ AnCho đến nay, ca trù vẫn là một thể loại văn chương âm nhạc rất xa lạ với đông đảo đại chúng. Trong ấn tượng chung, ca trù là một sinh hoạt âm nhạc trước hết gắn với lễ lạt của các ông hoang bà chúa hay các miếu đền, sau nữa là thú ăn chơi ở dinh quan, thậm chí trở nên sa đọa và trụy lạc nơi ca quán.

  • NGUYỄN THỤY KHATừ sau "Đề cương văn hóa" của Đảng ra đời năm 1943 sáu chữ "Dân tộc - khoa học - đại chúng" đã trở thành tâm niệm của những chiến sĩ cách mạng làm công tác văn hóa. Song ngay cả khi Cách mạng tháng Tám thành công, rồi cả dân tộc bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến thì cho đến trước chiến dịch Điện Biên, chữ "Dân tộc' trong "Đề cương văn hóa" vẫn chỉ được các nghệ sĩ khai thác ở những vốn cổ của người Kinh, trong đó có nghệ thuật âm nhạc.

  • NGUYỄN THỤY KHATrong hai đêm 2 và 3.06.2004 tại Nhà Hát Lớn, Hà Nội đã diễn ra chương trình hoà nhạc của Dàn Nhạc Giao Hưởng Việt Nam dưới sự chỉ huy của Giáo sư - Nhạc trưởng người Anh Colin Metters - Cố vấn âm nhạc và nhạc trưởng hợp tác chính của Dàn Nhạc Giao Hưởng Việt Nam trong dự án 5 năm nhằm củng cố và phát triển dàn nhạc lên ngang tầm quốc tế.

  • VĂN THAO... Tôi tập tễnh bước một leo lên cầu thang ngôi nhà số 108 phố Yết Kiêu vào một ngày giáp tết năm 1976. Đã sang tiết xuân, trời nắng nhẹ mà vẫn lạnh. Tiếng đàn dương cầm vọng ra. Một điệu vans. Giai điệu của bản nhạc mượt mà, lấp lánh như những hạt nắng xao động trên vòm cây. Một giai điệu mà tôi chưa nghe bao giờ.

  • MẶC HY    Hồi kýThế là tôi và Lê Lự, mấy đêm nay, lại được nằm chỏng khoèo trên mấy tấm ván nóc chuồng trâu nhà mẹ An tại Khe Giữa để đón một cái Tết thứ hai ở chiến khu Ba Lòng.