Đêm đăng quang của kèn bassoon

15:40 09/09/2009
NGUYỄN THỤY KHATrong hai đêm 2 và 3.06.2004 tại Nhà Hát Lớn, Hà Nội đã diễn ra chương trình hoà nhạc của Dàn Nhạc Giao Hưởng Việt Nam dưới sự chỉ huy của Giáo sư - Nhạc trưởng người Anh Colin Metters - Cố vấn âm nhạc và nhạc trưởng hợp tác chính của Dàn Nhạc Giao Hưởng Việt Nam trong dự án 5 năm nhằm củng cố và phát triển dàn nhạc lên ngang tầm quốc tế.

Ảnh: yeuamnhac.com

Sau khúc khởi nhạc mở đầu của “Người điên khổng lồ” LaV. Beethoven, chương trình hoà nhạc đúng là đêm đăng quang của kèn Bassoon tại Việt Nam.

Kèn Bassoon là một nhạc khí trong bộ gỗ, là một thành viên cố định của dàn nhạc giao hưởng dù ở bất cứ biên chế lớn hay nhỏ. Kèn Bassoon có kích thước như một đoạn cây giang (chẻ lạt gói bánh chưng) và có một cần thổi hơi gắn vào như cần uống rượu cần của đồng bào thiểu số. Kèn Bassoon tiếng Pháp là Basson, tiếng Đức là Fagott, tiếng Ý là Faggotto và tiếng Nga là Phagốt. Thật bất ngờ nhạc khí kèn Bassoon trông tương tự như vũ khí B40, B41 khiến nhà thơ Anh Ngọc đã từng thốt lên câu thơ: “Và khẩu B40 như chiếc kèn Phagốt - Tấu lên giai điệu tấn công”. Bassoon là một loại kèn gỗ khó học. Bởi vậy, để nghệ sĩ Bassoon có thể “tấu lên” như câu thơ trên, đó là một cuộc khổ luyện của tài năng.

Ngay từ khi Dàn Nhạc Giao Hưởng Việt Nam ra đời (6/8/1959), số các nghệ sĩ kèn Basoon được mời về từ các dàn nhạc Đoàn Văn công cũng rất hiếm. Đó là nghệ sĩ Phạm Huyến (Đoàn ca múa nhân dân Trung ương), Vũ Thuỷ (Dàn nhạc xưởng phim Việt Nam), Trịnh Quang Thư, Bùi Đăng Tiến, Nguyễn Đức Hồng và Nguyễn Công Minh (Contre bassoon) vừa tốt nghiệp Trường Âm nhạc Việt Nam. Đến khi nghệ sĩ Nguyễn Phúc Linh đang tu nghiệp kèn Basoon tại nhạc viện F.Liszt - tại Budapest - Hongrie đoạt giải nhì trong Concert Quốc gia Hongrie nhân 100 năm thành lập nhạc viện F.Liszt (1975), kèn Bassoon mới được biết đến như một nhạc khí độc tấu tại Việt Nam. Nguyễn Phúc Linh về nước 1977 và đến 1980 về giảng dạy tại Nhạc viện Hà Nội. Anh vừa tu nghiệp để nâng cao trình độ của mình vừa đào tạo ra các nghệ sĩ Bassoon trẻ, trong đó, nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Trí Dũng - nghệ sĩ độc tấu kèn Bassoon thuộc Dàn Nhạc Giao Hưởng Việt Nam. Ở chương trình hoà nhạc này, Nguyễn Trí Dũng đã làm đăng quang cây kèn Bassoon ở Việt Nam khi cùng dàn nhạc thể hiện Concerto cung Pha trưởng viết cho Bassoon và dàn nhạc của C.M.Weber - nhà soạn nhạc người Đức (1786 - 1826) thuộc trường phái lãng mạn. Vừa là nhà soạn nhạc, nhà chỉ huy, nghệ sĩ độc tấu piano nổi tiếng, C.M.Weber còn là nhà văn và họa sĩ xuất sắc. Những thành tố tài năng tập trung nơi ông đã hướng ông tới một tri kỷ là giáo chủ Phogle với một tư tưởng thẩm mỹ hoà hợp văn minh đông - tây và đề cao nghệ thuật dân gian. Chính ảnh hưởng này đã khiến cho C.M.Weber viết Concert cho Bassoon và dàn nhạc độc đáo này. Sử dụng âm thanh kịch tính, châm biếm, hài hước và chất du mục của tiếng kèn này, nhà soạn nhạc lãng mạn C.M.Weber len lỏi giữa những âm sắc của dàn nhạc trong ba chương nhạc với những nhịp độ và cấu trúc khác nhau.

Nguyễn Trí Dũng đang chín. Nhiều người đã nghe “Dũng bột” (tên gọi đùa của Dũng ở Dàn nhạc GHVN) trình tấu không ít lần, nhưng cuộc đăng quang này tại Nhà hát lớn Hà Nội phải thừa nhận là ngoạn mục. Dưới đũa chỉ huy biểu cảm của Colin Metter, Nguyễn Trí Dũng đã làm chủ được tốc độ cũng như hơi kèn chuyển dịch giữa những âm vực răng cưa mà C.M.Weber đã tạo ra cho giai điệu độc tấu. Sau phần mở đầu nhanh, phần chậm nối tiếp đã được Dũng thể hiện đến “mọng lên” trong cảm xúc. Thật hiếm khi nghe tiếng Bassoon quyến rũ đến nao lòng trong một không gian âm thanh tráng lệ. Concerto bừng thức trong nhịp rondo nhanh như vượt thoát ra khỏi lý trí.

Nếu ngày 29.5.1993, mở đầu tác phẩm “Mùa xuân thần thánh” của I.Stravinsky là quãng âm lạ tai của kèn bassoon gây tranh cãi và mở ra chủ nghĩa hiện đại trong âm nhạc, thì trước đấy một thế kỷ, Concerto cho Bassoon và dàn nhạc của C.M.Wber đã đưa chủ nghĩa lãng mạn tới cực điểm ở âm nhạc Đức. Nguyễn Trí Dũng đã phục sinh tinh thần C.M.Weber - tác giả nhạc kịch “Mũi tên thần” bất hủ - trong tiếng kèn Bassoon đăng quang cùng dàn nhạc và tác phẩm. Sau tiếng vỗ tay vang động nhà hát, Nguyễn Trí Dũng đã nhận một cái bắt tay thật chặt của thầy Phúc Linh.

N.T.K
(187/09-04)



Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • VĂN CAO

    Sau triển lãm Duy nhất 1944 (Salon Unique), tôi về một căn gác hẹp đầu phố  Nguyễn Thượng Hiền.

  • TRƯƠNG QUANG LỤC  

    Lần đầu tiên tôi quen biết nhạc sĩ Tôn Thất Lập là tại thành phố Hồ Chí Minh sau ngày thống nhất đất nước. 

  • DƯƠNG BÍCH HÀ

    Miền núi phía Tây Bắc huyện Minh Hóa ở Quảng Bình có nhiều nhóm tộc người cùng sinh sống như nhóm người Mày, Rục, Sách, Mã Liềng, A Rem (gọi chung là tộc người Chứt), và tộc người Nguồn (trước kia gọi là người bản địa Kẻ Sạt, Kẻ Xét, Kẻ Trem, Kẻ Pôộc bộ Việt Thường, nước Văn Lang).

  • TRÀ AN    

    Người ta gọi Trịnh Công Sơn là Sứ giả tình yêu, Kẻ du ca về phận người, hay Người tình mọi thế hệ… nhưng có lẽ với tên gọi mà nhạc sĩ Văn Cao đặc biệt yêu mến dành tặng ông: “Con người thi ca” thì chức danh ấy phù hợp hơn cả.

  • TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG  

    I. Vài nét về dân ca Tà Ôi
    Trong hệ thống phân loại, dân ca Tà Ôi có đến 9 làn điệu gồm: Cà lơi, Ba bói, Cha chấp, Xiềng, Ân tói, Babởq, Ra rọi, Roin, Ru akay. Mỗi làn điệu đều có những quy định, cách thức thể hiện khác nhau.

  • Hoàng Nguyễn hiện là giảng viên thanh nhạc Trường Cao đẳng Nghệ thuật Huế. Anh bước vào nghề hát từ năm 1968. Từ 1973 đến 1978 học thanh nhạc Nhạc Viện Hà Nội, sau đó chuyển về giảng dạy ở trường âm nhạc Huế. Năm 1981 đến 1985 học thanh nhạc tại Bungari. Với kỹ thuật thanh nhạc điêu luyện, Hoàng Nguyễn đã góp phần quan trọng vào thành công buổi trình diễn thanh nhạc Thính phòng đầu tiên tại Hội văn nghệ Thừa Thiên - Huế.

  • NGUYÊN CÔNG HẢO  

    Sau Đại hội tháng 01 năm 2013, vừa ổn định xong công việc tôi được nhạc sĩ Nguyễn Trung, Chi hội trưởng Chi hội Âm nhạc của tỉnh Bắc Ninh mời đi dự chương trình Liên hoan âm nhạc các tỉnh, thành phố kết nghĩa tại thành phố Huế vào tháng 4 năm 2013.

  • NGUYỄN XUÂN HOA

    Tại Diễn đàn Nghệ thuật Châu Á - Thái Bình Dương (Forum of Asian and Pacific Performing Art) năm 1996 ở Hyogo, Nhật Bản, những nhạc công Nhã nhạc Huế đã có các buổi giao lưu, cùng biểu diễn với Nhã nhạc Nhật Bản; đồng thời một số nhà nghiên cứu Nhã nhạc của hai nước cũng đã có dịp trao đổi về mối quan hệ giữa Nhã nhạc Á Đông (Gagakư Nhật Bản, Ahak Hàn Quốc, Yayue Trung Hoa và Nhã nhạc Việt Nam).

  • Thất lạc suốt 150 năm - và bị hiểu lầm là tác phẩm của em trai bà – một bản nhạc táo bạo và phức tạp của Fanny Mendelssohn mới đây đã nhận được sự chú ý xứng đáng dù muộn màng. Hậu duệ cách bà sáu thế hệ kể lại câu chuyện.

  • Theo thông tin mới nhận được từ phía Cục NTBD, ca khúc “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã chính thức được cấp phép lưu hành và phổ biến rộng rãi trên toàn quốc.

  • Gần 1 tháng, sau khi Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) có công văn yêu cầu tạm dừng lưu hành 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975, công chúng yêu nhạc vẫn chưa hết băn khoăn. Mới đây, việc tìm thấy bản gốc ca khúc “Con đường xưa em đi” lại càng khiến dư luận băn khoăn hơn: Mất bao lâu để nhà quản lý hoàn tất việc đối chiếu giữa bản gốc và dị bản của ca khúc? Sau sự việc này, việc xác minh dị bản ca khúc nói chung sẽ được thực hiện ra sao?

  • Bà Kha Thị Đàng - vợ cố nhạc sỹ Châu Kỳ đã bật mí về con đường mòn xuyên qua một cánh đồng lúa mà bà cho rằng chính con đường này đã tạo cảm hứng cho chồng bà và nhà thơ Hồ Đình Phương viết lên ca khúc “Con đường xưa em đi”.

  • Nói đến văn hóa Quảng Bình, không thể không nhắc đến hò khoan Lệ Thủy. Với lối hát dung dị, mộc mạc và gần gũi, làn điệu dân ca này là món ăn tinh thần bao đời nay của người dân nơi đây. Những ngày qua, hò khoan Lệ Thủy đã vang lên giữa Thủ đô, tạo điểm nhấn trong chương trình “Quảng Bình trong lòng Hà Nội”.

  • Vừa qua UNESCO đã chính thức ghi danh công nhận di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

  • Từng đứng trước nguy cơ mai một, nhưng giờ đây, những làn điệu Then không chỉ đã dần tìm lại được chỗ đứng của mình mà còn đang trên hành trình trở thành di sản văn hóa của nhân loại. Đó chính là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của các cấp, chính quyền và các nghệ nhân, những người tâm huyết với Then.

     

  • Erik Satie (1866-1925) được các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc ngợi ca vì đã có công mở đường tới chủ nghĩa tối giản trong âm nhạc cổ điển từ trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

  • Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn giải thích việc gửi văn bản gửi Sở VH-TT TP HCM yêu cầu tạm dừng lưu hành 5 bài hát đã cấp phép phổ biến để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan.