HÀ KHÁNH LINH
Những ngày nửa đầu tháng 12/2021 dư luận rộ lên sự cố Quốc Ca Việt Nam bị tắt tối 6/12/2021 khi chuẩn bị khai trận bóng đá tuyển Việt Nam với tuyển Lào vòng bảng AFF Cup 2020 - vì vấn đề… bản quyền (!)…
Giữa sóng dư luận - trong và ngoài nước - riêng tôi vẫn câm lặng. Cho đến một hôm, có độc giả hỏi tôi:
- Nhà văn Hà Khánh Linh ghĩ thế nào về “vấn đề Quốc Ca” này?
Như vỡ òa cảm xúc, tôi thốt lên:
- Ngăn chặn phổ biến Quốc Ca là một tội ác!...
(…) Các bạn biết không, tôi thuộc lớp người sinh ra và lớn lên tại nửa nước phía Nam bị chia cắt từ sau Hiệp định Genève 1954. Như nhiều bà con cô bác khác ở đây, chúng tôi thường lén mở Radio nghe Đài Tiếng Nói Việt Nam và nghe Quốc Ca VIỆT NAM: “… Đoàn quân Việt Nam đi…”. Những lúc bị người của chính quyền Sài gòn bắt gặp, chúng tôi thường bị trừng phạt bằng: Nhắc nhở gay gắt, dọa nạt và tịch thu máy! Lúc bấy giờ chưa có truyền hình, ai cũng dành dụm mãi mới mua được một chiếc radio loại National của Nhật là sang lắm rồi! Nó không chỉ là “gia tài” mà còn là nguồn sống, là niềm vui, niềm hạnh phúc, niềm tin… “Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc…”. Nghe rung cảm lắm, xúc động lắm!... Khi thoát ly gia đình tham gia cách mạng chống Mỹ cứu nước - ở chiến trường tôi bị sốt rét dai dẳng một thời gian dài, nên được trên đưa ra miền Bắc để điều trị năm 1971. Tại Hà Nội tôi tranh thủ đến Nhà xuất bản Văn Học - 49 Trần Hưng Đạo - Hà Nội để thăm dò về bản thảo tiểu thuyết của tôi gửi ra theo đường giao liên từ 1966… Nhà xuất bản bảo bản thảo của tôi đang ở chỗ Tiểu Ban Văn Nghệ Miền Nam - Thuộc Hội Liên hiệp Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam. Tại sảnh đường trụ sở Hội Liên hiệp Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam - 51 Trần Hưng Đạo - tôi bất ngờ gặp nhạc sĩ Văn Cao - tác giả Quốc Ca Việt Nam. Tôi chân thành bày tỏ niềm hân hoan xúc động và chia sẻ với anh về việc nhân dân nửa nước phía Nam - trong đó có tôi - đã lén nghe Quốc Ca Việt Nam như thế nào… Nhạc sĩ Văn Cao xúc động không kìm được nước mắt. Từ đó tôi thỉnh thoảng đến thăm anh tại nhà riêng trên phố Nguyễn Thượng Hiền - Hà Nội - Tôi nói với anh rằng tại miền Nam Việt Nam tôi đã đọc được một số bài thơ và truyện ngắn của anh. Chỉ riêng những tác phẩm mỹ thuật hội họa - lúc này đến nhà anh tôi mới được thưởng thức. Trong số những thơ văn của Văn Cao tôi đọc được trước đây tại Huế và tại Sài Gòn có bài thơ Chiếc Xe Xác Qua Phường Dạ Lạc viết về nạn chết đói năm 1945 - bài thơ cứ ám ảnh tôi không chỉ tứ thơ, mà nhiều hơn thế, là ngữ điệu… Anh đã kể cho tôi nghe rằng chính những ngày tang thương chết chóc vì đói khổ ấy anh đã viết TIẾN QUÂN CA về sau trở thành QUỐC CA VIỆT NAM. Tôi đã đem những điều nghe được từ nhạc sĩ Văn Cao chia sẻ với những đồng đội đồng chí của mình cũng từ chiến trường miền Nam ra đang nằm điều trị bệnh cùng tôi tại bệnh viện E - Ai cũng xúc động nghẹn ngào. Chuẩn bị trở lại chiến trường niềm Nam, tôi đến thăm Văn Cao, chào tạm biệt và xin bứt của anh một sợi tóc bạc…
Năm 1987, Văn Cao đến Huế. Anh đã viết bài thơ Huế Xưa:
Về Huế xưa
Đường nối mưa dài
Về phố xưa
Nhìn phố mưa buồn
(…)
Lòng phố lòng người
Giọt người chia ly
Giọt người yêu thương
Giọt nào không vương
Giọt người bơ vơ
Giọt người theo mưa về phố
(…)
Tháng 6/1988 bài thơ này được đưa vào tập thơ LÁ (Nhà xuất bản Tác phẩm Mới) anh gởi về Huế tặng tôi. Điều làm tôi bất ngờ là lần đầu tiên trong đời Văn Cao mới in riêng được một tập thơ (!) với lời đề tặng:
Ôi Hà Khánh Linh
Gửi lại em tập thơ đầu tay
Một trái cây muộn.
14.6.1988
Văn Cao
![]() |
Bìa tập thơ Lá và bút tích nhạc sĩ Văn Cao tặng nhà văn Hà Khánh Linh |
Lúc bấy giờ tôi đang làm ở Tạp chí Sông Hương. Năm 1992 tôi đích thân ra Hà Nội đề nghị anh viết những gì đã kể cho tôi nghe dạo trước - bối cảnh về sự ra đời của Quốc Ca Việt Nam - Nhạc sĩ Văn Cao vui vẻ nhận lời. Và Tạp chí Sông Hương số tháng 9/1992 đã trân trọng đăng bài Tại Sao Tôi Viết Tiến Quân Ca của Văn Cao.
Sau đây xin trích vài đoạn trong bài viết này của thi sĩ - họa sĩ - nhạc sĩ Văn Cao:
“Sau triển lãm Duy Nhất 1944 (Salon Unique), tôi về một căn gác hẹp đầu phố Nguyễn Thượng Hiền. Ba bức tranh sơn dầu của tôi, tuy được trưng bày vào chỗ tốt nhất của phòng tranh - Nhà Khai Trí Tiến Đức - và được các báo khen ngợi nhưng cũng không bán nổi (…) Tôi chưa bao giờ nhận được tiền nhuận bút về các bản nhạc viết hồi đó, dù đã trình diễn nhiều lần từ Bắc tới Nam, tôi cũng không nhận được tiền nhuận bút về thơ và truyện ngắn (…) Tôi đã gặp lại đồng chí Vũ Quý. Anh là người vẫn theo dõi những hoạt động nghệ thuật của tôi từ mấy năm qua, và thường khuyến khích tôi sáng tác những bài hát yêu nước (…).
- Văn có thể thoát ly hoạt động được chưa?
- Được.
- Ngày mai bắt đầu nhận công tác, và nhận phụ cấp hàng tháng (…) Hiện nay trên chiến khu thiếu bài hát, phải dùng những điệu hướng đạo. Khóa quân chính kháng Nhật sắp mở, anh hãy soạn một bài hát cho quân đội cách mạng chúng ta!
Phải làm như thế nào đây? Chiều hôm ấy tôi đi dọc theo đường phố ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ, theo thói quen, tôi cố tìm một cái gì để nói. Tìm một âm thanh đầu tiên.
(…) Bài hát đã làm trong thời gian không biết bao nhiêu ngày, tại căn gác hẹp số 45 Nguyễn Thượng Hiền (…) Ở đây thường vọng lên những tiếng xe bò chở xác người chết đói đi về phía Khâm Thiên. Ở đây hàng đêm mất ngủ vì gió mùa luồn vào tung khe cửa, vì tiếng đánh chửi nhau của một gia đình viên chức nghèo khổ, thiếu ăn (…)
Tin từ Nam Định lên cho biết mẹ tôi và các em đã về quê đang đói. Họ đang phải tìm mọi cách để sống qua ngày, như mọi người đang chờ đợi một cái chết thật chậm, tự ăn mình như ngọn nến. Tiếng kêu cứu của mẹ tôi, các em, các cháu tôi vọng cả căn gác, cả giấc ngủ chiều hôm. Tất cả đang chờ đợi tôi tìm cách giúp đỡ. Tôi chưa được cầm một khẩu súng, chưa được gia nhập đội vũ trang nào. Tôi chỉ đang làm một bài hát (…)
Đoàn quân Việt Nam đi
Chung lòng cứu quốc
Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa…
Và ngọn cờ đỏ sao vàng bay giữa màu xanh núi rừng. Nhịp điệu ngân dài của bài hát mở đầu cho một tiếng cồng vang vọng:
Đoàn quân Việt Nam đi
Sao vàng phấp phới
Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than…
(…) Ngày 17.8.1945 tôi đến dự cuộc mít tinh của công chức Hà Nội. Ngọn cờ đỏ sao vàng được thả từ bao lơn Nhà Hát lớn xuống. Bài TIẾN QUÂN CA đã nổ như một trái bom. Nước mắt tôi trào ra. Chung quanh tôi hàng ngàn giọng hát cất lên, vang theo những đoạn sôi nổi. Những cánh tay áo mọi người, những băng cờ đỏ sao vàng (…).
Ngày 19.8.1945 một cuộc mít tinh lớn họp tại Quảng trường Nhà Hát lớn. Dàn đồng ca của Thiếu niên Tiền phong hát TIẾN QUÂN CA, chào lá cờ đỏ sao vàng (…) Giọng hát của các bạn lẫn với giọng hát của tôi, vô cùng xúc động chào lá cờ cách mạng. Hàng chục ngàn giọng hát cất lên, thét lên, tiếng thét căm thù bọn đế quốc, với sự hào hứng chiến thắng của cách mạng.
Bài TIẾN QUÂN CA đã là của dân tộc Việt Nam độc lập kể từ hôm đó.
VĂN CAO”.
Tác giả Văn Cao đã khẳng định chủ quyền của TIẾN QUÂN CA là dân tộc Việt Nam độc lập - Vậy có ai còn gì để nói nữa không?
Huế 18/1/2022
H.K.L
(TCSH44SDB/03-2022)
>> Tại sao tôi viết Tiến quân ca - VĂN CAO
50 năm ngày mất Giáo sư Đặng Văn Ngữ
ĐẶNG NHẬT MINH
Nhân 110 năm ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC (1907 - 2017)
TRẦN VIẾT NGẠC
NGUYỄN HOÀNG THẢO
Trước khi có chợ, bên ngoài cửa Ðông Ba (cửa Chánh Đông) dưới thời vua Gia Long có một cái chợ lớn mang tên “Qui Giả thị” - chợ của những người trở về.
NGUYỄN KỲ
Cuộc vận động tranh cử và “đấu tranh nghị trường” trong thời kỳ 1936 - 1939 do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo là một bộ phận đặc biệt trong cuộc đấu tranh vì quyền dân sinh dân chủ ở Việt Nam.
DÃ LAN NGUYỄN ĐỨC DỤ
Thú thật với độc giả, một trong những điều vui thú nhất của tôi - cho tới nay tôi vẫn say mê - là sưu tầm khảo cứu về Phổ trạng (tức là lai lịch, nguồn gốc...) của các nhân vật lịch sử như Ngô Quyền, Nguyễn Xý, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Phạm Ngũ Lão, Phạm Sư Mạnh...
LÂM QUANG MINH
Tôi không có vinh dự như nhiều anh chị em cán bộ, dũng sĩ từ miền Nam ra Bắc công tác, học tập hay chữa bệnh, được trực tiếp gặp Bác Hồ, được Bác ân cần động viên dạy bảo, được cùng ngồi ăn cơm với Bác, được Bác chia bánh chia kẹo... như người cha, người ông đối với các con cháu đi xa về.
THANH HẢI
Hồi ký
Tháng 10 năm 1962, tôi được vinh dự đi trong đoàn đại biểu mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc. Lần đó một vinh dự lớn nhất của chúng tôi là được gặp Hồ Chủ Tịch.
Giáo sư Bửu Ý, tên đầy đủ là Nguyễn Phước Bửu Ý, sinh năm 1937 tại Huế. Ông vừa là nhà giáo, nhà văn, vừa là dịch giả của các tiểu thuyết nổi tiếng như Nhật kí của Anna Frank, Đứa con đi hoang trở về, Bọn làm bạc giả của André Gide, Con lừa và tôi của Juan Ramón Jiménez; Thư gửi con tin của Antoine de Saint-Exupéry… đăng trên các tạp chí Mai, Văn, Diễn đàn, Phố Văn (trước 1975).
I. Nhớ hơn bốn mươi năm về trước, vào khoảng đầu mùa đông năm 1974 - mùa dỡ củ dong riềng - tôi đi chợ Chũ (Lục Ngạn), mua được tập truyện Khúc sông. Trên lối mòn đường rừng, bước thấp bước cao, tôi vừa đi vừa tranh thủ đọc. Ngày ấy, tôi chỉ biết tên tác giả là Nguyễn Thiều Nam, nào có biết đẳng cấp của ông trong làng văn ra sao!
Sinh thời, cha tôi – họa sỹ Trịnh Hữu Ngọc, hầu như không bao giờ nhắc đến những năm học vẽ ở Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (MTĐD).
HỒ QUỐC HÙNG
(Thân mến tặng các bạn lớp Văn K9 - Đại học Tổng hợp Huế)
Ai cũng có kho ký ức riêng cho chính mình như một thứ tài sản vô hình. Ký ức lại có những vùng tối, vùng sáng và lúc nào đó bất chợt hiện lên, kết nối quá khứ với hiện tại, làm cho cuộc sống thêm ý vị.
TRẦN VĂN KHÊ
Hồi ký
Có những bài thơ không bao giờ được in ra thành tập.
Có những bài thơ chỉ còn ghi lại trong trí nhớ của tác giả và của đôi người may mắn đã được đọc qua một đôi lần.
Ngắm nhìn vẻ đẹp tinh khiết của cô nữ sinh Đồng Khánh dưới vành nón Huế, trong chiếc áo dài trắng tinh khôi, không ai nghĩ chỉ ít năm sau ngày chụp bức ảnh chân dung ấy, chị chính là nạn nhân của một chế độ lao tù tàn bạo và nghiệt ngã.
Trong quy hoạch một đô thị văn minh, vỉa hè là khoảng công cộng dành cho người đi bộ. Còn theo kiến trúc, vỉa hè là đường diềm, trang trí cho phố phường tạo ra sự hài hòa giữa đường và nhà mặt phố. Người Pháp đã làm những điều đó ở Hà Nội từ cuối thế kỷ 19.
TRẦN PHƯƠNG TRÀ
Hồi những năm 1950, làng Trúc Lâm quê tôi thuộc vùng du kích ven thành phố Huế.
QUẾ HƯƠNG
Ngày 15/7/2017 tới đây, ngôi trường hồng diễm lệ nằm cạnh trường Quốc Học, từng mang tên vị vua yểu mệnh Đồng Khánh chạm ngưỡng trăm năm.
THÁI KIM LAN
Trong những hình ảnh về ngày Tết mà tôi còn giữ được thời thơ ấu, thì Tết đối với tôi là Tết Bà, mà tôi gọi là Tết Mệ Nội chứ không phải Tết Mạ. Bởi vì mỗi khi Tết đến, cả đại gia đình chúng tôi đều kéo nhau lên nhà Từ đường “ăn Tết", có nghĩa quây quần chung quanh vị phu nhân trưởng tộc của dòng họ là bà nội tôi.
TRẦN VIẾT NGẠC
Báo Xuân xưa nay luôn là số báo đẹp nhất, phong phú nhất trong một năm. Bài vở số Xuân được tòa soạn đặt bài trước cho các cây bút thân quen, nổi tiếng từ mấy tháng trước.
NGUYÊN HƯƠNG
Trong đời, người ta ai cũng nên phải lòng một vùng đất. Cảm giác đó thật đặc biệt, giống như khi ta một mình đi đêm về sáng, bỗng gặp đóa hoa cô đơn thức sớm nở ngoài thềm, thấy thương.
BÙI KIM CHI
Tôi đã rất xúc động. Lòng rưng rưng bồi hồi khi tình cờ nghe được bài hát “Quê hương tuổi thơ tôi” của Từ Huy trong VCD họp mặt Đồng Hương Sịa lần đầu tiên ở Little Sài Gòn, Nam Cali…