Quốc ca Việt Nam và những miền ký ức

09:21 25/03/2022

HÀ KHÁNH LINH

Những ngày nửa đầu tháng 12/2021 dư luận rộ lên sự cố Quốc Ca Việt Nam bị tắt tối 6/12/2021 khi chuẩn bị khai trận bóng đá tuyển Việt Nam với tuyển Lào vòng bảng AFF Cup 2020 - vì vấn đề… bản quyền (!)…

Giữa sóng dư luận - trong và ngoài nước - riêng tôi vẫn câm lặng. Cho đến một hôm, có độc giả hỏi tôi:

- Nhà văn Hà Khánh Linh ghĩ thế nào về “vấn đề Quốc Ca” này?

Như vỡ òa cảm xúc, tôi thốt lên:

- Ngăn chặn phổ biến Quốc Ca là một tội ác!...

(…) Các bạn biết không, tôi thuộc lớp người sinh ra và lớn lên tại nửa nước phía Nam bị chia cắt từ sau Hiệp định Genève 1954. Như nhiều bà con cô bác khác ở đây, chúng tôi thường lén mở Radio nghe Đài Tiếng Nói Việt Nam và nghe Quốc Ca VIỆT NAM: “… Đoàn quân Việt Nam đi…”. Những lúc bị người của chính quyền Sài gòn bắt gặp, chúng tôi thường bị trừng phạt bằng: Nhắc nhở gay gắt, dọa nạt và tịch thu máy! Lúc bấy giờ chưa có truyền hình, ai cũng dành dụm mãi mới mua được một chiếc radio loại National của Nhật là sang lắm rồi! Nó không chỉ là “gia tài” mà còn là nguồn sống, là niềm vui, niềm hạnh phúc, niềm tin… “Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc…”. Nghe rung cảm lắm, xúc động lắm!... Khi thoát ly gia đình tham gia cách mạng chống Mỹ cứu nước - ở chiến trường tôi bị sốt rét dai dẳng một thời gian dài, nên được trên đưa ra miền Bắc để điều trị năm 1971. Tại Hà Nội tôi tranh thủ đến Nhà xuất bản Văn Học - 49 Trần Hưng Đạo - Hà Nội để thăm dò về bản thảo tiểu thuyết của tôi gửi ra theo đường giao liên từ 1966… Nhà xuất bản bảo bản thảo của tôi đang ở chỗ Tiểu Ban Văn Nghệ Miền Nam - Thuộc Hội Liên hiệp Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam. Tại sảnh đường trụ sở Hội Liên hiệp Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam - 51 Trần Hưng Đạo - tôi bất ngờ gặp nhạc sĩ Văn Cao - tác giả Quốc Ca Việt Nam. Tôi chân thành bày tỏ niềm hân hoan xúc động và chia sẻ với anh về việc nhân dân nửa nước phía Nam - trong đó có tôi - đã lén nghe Quốc Ca Việt Nam như thế nào… Nhạc sĩ Văn Cao xúc động không kìm được nước mắt. Từ đó tôi thỉnh thoảng đến thăm anh tại nhà riêng trên phố Nguyễn Thượng Hiền - Hà Nội - Tôi nói với anh rằng tại miền Nam Việt Nam tôi đã đọc được một số bài thơ và truyện ngắn của anh. Chỉ riêng những tác phẩm mỹ thuật hội họa - lúc này đến nhà anh tôi mới được thưởng thức. Trong số những thơ văn của Văn Cao tôi đọc được trước đây tại Huế và tại Sài Gòn có bài thơ Chiếc Xe Xác Qua Phường Dạ Lạc viết về nạn chết đói năm 1945 - bài thơ cứ ám ảnh tôi không chỉ tứ thơ, mà nhiều hơn thế, là ngữ điệu… Anh đã kể cho tôi nghe rằng chính những ngày tang thương chết chóc vì đói khổ ấy anh đã viết TIẾN QUÂN CA về sau trở thành QUỐC CA VIỆT NAM. Tôi đã đem những điều nghe được từ nhạc sĩ Văn Cao chia sẻ với những đồng đội đồng chí của mình cũng từ chiến trường miền Nam ra đang nằm điều trị bệnh cùng tôi tại bệnh viện E - Ai cũng xúc động nghẹn ngào. Chuẩn bị trở lại chiến trường niềm Nam, tôi đến thăm Văn Cao, chào tạm biệt và xin bứt của anh một sợi tóc bạc…

Năm 1987, Văn Cao đến Huế. Anh đã viết bài thơ Huế Xưa:

Về Huế xưa
Đường nối mưa dài
Về phố xưa
Nhìn phố mưa buồn
(…)
Lòng phố lòng người
Giọt người chia ly
Giọt người yêu thương
Giọt nào không vương
Giọt người bơ vơ
Giọt người theo mưa về phố
(…)

Tháng 6/1988 bài thơ này được đưa vào tập thơ LÁ (Nhà xuất bản Tác phẩm Mới) anh gởi về Huế tặng tôi. Điều làm tôi bất ngờ là lần đầu tiên trong đời Văn Cao mới in riêng được một tập thơ (!) với lời đề tặng:

Ôi Hà Khánh Linh
Gửi lại em tập thơ đầu tay
Một trái cây muộn.
14.6.1988
Văn Cao

Bìa tập thơ Lá và bút tích nhạc sĩ Văn Cao tặng nhà văn Hà Khánh Linh

Lúc bấy giờ tôi đang làm ở Tạp chí Sông Hương. Năm 1992 tôi đích thân ra Hà Nội đề nghị anh viết những gì đã kể cho tôi nghe dạo trước - bối cảnh về sự ra đời của Quốc Ca Việt Nam - Nhạc sĩ Văn Cao vui vẻ nhận lời. Và Tạp chí Sông Hương số tháng 9/1992 đã trân trọng đăng bài Tại Sao Tôi Viết Tiến Quân Ca của Văn Cao.

Sau đây xin trích vài đoạn trong bài viết này của thi sĩ - họa sĩ - nhạc sĩ Văn Cao:

“Sau triển lãm Duy Nhất 1944 (Salon Unique), tôi về một căn gác hẹp đầu phố Nguyễn Thượng Hiền. Ba bức tranh sơn dầu của tôi, tuy được trưng bày vào chỗ tốt nhất của phòng tranh - Nhà Khai Trí Tiến Đức - và được các báo khen ngợi nhưng cũng không bán nổi (…) Tôi chưa bao giờ nhận được tiền nhuận bút về các bản nhạc viết hồi đó, dù đã trình diễn nhiều lần từ Bắc tới Nam, tôi cũng không nhận được tiền nhuận bút về thơ và truyện ngắn (…) Tôi đã gặp lại đồng chí Vũ Quý. Anh là người vẫn theo dõi những hoạt động nghệ thuật của tôi từ mấy năm qua, và thường khuyến khích tôi sáng tác những bài hát yêu nước (…).

- Văn có thể thoát ly hoạt động được chưa?

- Được.

- Ngày mai bắt đầu nhận công tác, và nhận phụ cấp hàng tháng (…) Hiện nay trên chiến khu thiếu bài hát, phải dùng những điệu hướng đạo. Khóa quân chính kháng Nhật sắp mở, anh hãy soạn một bài hát cho quân đội cách mạng chúng ta!

Phải làm như thế nào đây? Chiều hôm ấy tôi đi dọc theo đường phố ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ, theo thói quen, tôi cố tìm một cái gì để nói. Tìm một âm thanh đầu tiên.

(…) Bài hát đã làm trong thời gian không biết bao nhiêu ngày, tại căn gác hẹp số 45 Nguyễn Thượng Hiền (…) Ở đây thường vọng lên những tiếng xe bò chở xác người chết đói đi về phía Khâm Thiên. Ở đây hàng đêm mất ngủ vì gió mùa luồn vào tung khe cửa, vì tiếng đánh chửi nhau của một gia đình viên chức nghèo khổ, thiếu ăn (…)

Tin từ Nam Định lên cho biết mẹ tôi và các em đã về quê đang đói. Họ đang phải tìm mọi cách để sống qua ngày, như mọi người đang chờ đợi một cái chết thật chậm, tự ăn mình như ngọn nến. Tiếng kêu cứu của mẹ tôi, các em, các cháu tôi vọng cả căn gác, cả giấc ngủ chiều hôm. Tất cả đang chờ đợi tôi tìm cách giúp đỡ. Tôi chưa được cầm một khẩu súng, chưa được gia nhập đội vũ trang nào. Tôi chỉ đang làm một bài hát (…)

Đoàn quân Việt Nam đi
Chung lòng cứu quốc
Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa…
Và ngọn cờ đỏ sao vàng bay giữa màu xanh núi rừng. Nhịp điệu ngân dài của bài hát mở đầu cho một tiếng cồng vang vọng:

Đoàn quân Việt Nam đi
Sao vàng phấp phới
Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than…

(…) Ngày 17.8.1945 tôi đến dự cuộc mít tinh của công chức Hà Nội. Ngọn cờ đỏ sao vàng được thả từ bao lơn Nhà Hát lớn xuống. Bài TIẾN QUÂN CA đã nổ như một trái bom. Nước mắt tôi trào ra. Chung quanh tôi hàng ngàn giọng hát cất lên, vang theo những đoạn sôi nổi. Những cánh tay áo mọi người, những băng cờ đỏ sao vàng (…).

Ngày 19.8.1945 một cuộc mít tinh lớn họp tại Quảng trường Nhà Hát lớn. Dàn đồng ca của Thiếu niên Tiền phong hát TIẾN QUÂN CA, chào lá cờ đỏ sao vàng (…) Giọng hát của các bạn lẫn với giọng hát của tôi, vô cùng xúc động chào lá cờ cách mạng. Hàng chục ngàn giọng hát cất lên, thét lên, tiếng thét căm thù bọn đế quốc, với sự hào hứng chiến thắng của cách mạng.

Bài TIẾN QUÂN CA đã là của dân tộc Việt Nam độc lập kể từ hôm đó.

                                                VĂN CAO”.

Tác giả Văn Cao đã khẳng định chủ quyền của TIẾN QUÂN CA là dân tộc Việt Nam độc lập - Vậy có ai còn gì để nói nữa không?

Huế 18/1/2022
 H.K.L
(TCSH44SDB/03-2022)

>> Tại sao tôi viết Tiến quân ca - VĂN CAO

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • TRẦN NGUYÊN HÀO  

    Lòng nhân ái của Bác Hồ dành cho mọi người dân Việt Nam; tình yêu thương ở Bác lan tỏa đến những người nô lệ mất nước và những người cùng khổ trên khắp thế gian, cho những người da đen bị phân biệt chủng tộc, cho cả những người da trắng bần cùng, cho những người phụ nữ các nước đế quốc thực dân có chồng con bị đưa sang Việt Nam và nước thuộc địa làm bia đỡ đạn; và cho cả chính những người lính ở bị đưa đi đánh nhau và nhận những cái chết oan uổng trong các cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa.

  • HÀN NHÃ LẠC

    Thêm một giọng ca tài danh từng tôn cao giá trị di sản ca Huế vừa ra đi: nghệ sĩ nhân dân Minh Mẫn vừa qua đời ngày 13 tháng ba năm 2018, nhằm ngày 26 tháng giêng âm lịch.

  • ĐẠI HỘI VHNT THỪA THIÊN HUẾ LẦN THỨ NHẤT

    (Trích bài phát biểu của đồng chí Vũ Thắng, nguyên ủy viên BCH Trung ương Đảng CSVN, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế tại Đại Hội)

  • HÒA ÁI   

    Đến nay, những bài thơ chúc Tết của Hồ Chủ tịch đã trở thành di sản của dân tộc. Những bài thơ chúc Tết của Bác trong mỗi dịp Tết đều toát lên tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta trong một giai đoạn lịch sử.

  • PHẠM PHÚ PHONG
              Du ký  

    Do cách chia thời gian theo ngày tháng, người ta thường coi thời gian trôi/ đi qua, nhưng thực ra thời gian vẫn đứng yên đó thôi, chỉ có con người và vạn vật trôi qua dưới con mắt chăm chú, kiên trì và nhẫn nại của thời gian.

  • TRẦN THỊ KIÊN TRINH

    Là em gái của anh nhưng khi tôi được sinh ra anh đã tròn hai mươi tuổi. Những gì nhớ về anh chỉ là ký ức tuổi thơ trong khu vườn tranh thỉnh thoảng anh về.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG  
       (Viết từ lời kể của cựu chiến binh Đặng Hà)

    Tôi tình cờ đọc được thông tin Hải quân Mỹ lấy thành phố Huế để đặt tên cho một tuần dương hạm mang tên USS Hue City (CG-66). Tuần dương hạm này thuộc lớp Ticonderoga, trang bị tên lửa, gắn với trận đánh Trung đoàn 1, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ tham chiến Huế vào dịp Tết Mậu Thân.

  • NGUYỄN TỰ LẬP  

    Cuộc Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam cách đây tròn nửa thế kỷ (1968 - 2018).

  • Những tượng đài thiêng liêng trong lòng dân Quảng Điền   

    NGUYỄN QUANG HÀ
                             Bút ký 

  • Thái độ về cuộc Cần Vương

    Người thẩm vấn (NTV): Ông có phải là kẻ hâm mộ người anh hùng cuối cùng trong cuộc tử chiến chống người Pháp đó không?

  • CHƯƠNG THÂU

    Hồ sơ Thẩm vấn là tập tài liệu khá khá dày dặn của Hội đồng xử án Tòa Đề hình của chính quyền thực dân để chuẩn bị xử Phan Bội Châu vào ngày 23/11/1925 tại Hà Nội.

  • LTS: Kỷ niệm 150 năm ngày sinh của chí sĩ Phan Bội Châu, Sông Hương được tiếp cận với bản thảo “Vụ án Phan Bội Châu năm 1925: Hồ sơ thẩm vấn”. Đây là nguồn tư liệu quý, nằm trong tập Bổ di II lần đầu được công bố về vụ án chí sĩ Phan Bội Châu.

  • Cuối mùa hè năm 1978 chúng tôi là lứa lưu học sinh đầu tiên được tới Liên Xô bằng máy bay, trước đây chỉ đi bằng tàu hỏa liên vận qua Bắc Kinh. Đối với nhiều người Việt Nam lúc bấy giờ, nhất là những người lính sau mấy năm chỉ sống ở núi rừng, Moscow thực sự là thiên đường.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Dưới thời Pháp thuộc, những năm đầu thế kỷ XX, để ra được một tờ báo - mà lại báo tiếng Việt do người Việt quản lý tại Kinh đô Huế quả thực nhiêu khê và vô cùng khó khăn, phức tạp.

  • ĐẶNG NHẬT MINH

    Tôi vẫn còn nhớ đinh ninh cảnh quay đầu tiên của phim Cô gái trên sông vào tháng 10 năm 1987 là cảnh Liên, nhà báo nữ (do Hà Xuyên đóng) đến bệnh viện Huế tìm gặp Nguyệt (do Minh Châu đóng).

  • THÁI KIM LAN

    Con đường ấy, từ dốc cầu Gia Hội đổ xuống, dọc theo con sông nhánh trước kia còn gọi là sông Đông Ba, Hàng Đường, rồi Bạch Đằng, lấy tên dòng sông chảy qua chùa Diệu Đế, qua cầu Đồng Ba, về Bao Vinh, ngã Ba Sình, con đường mang nhiều vẻ lạ, nó mang phố về biển khơi và chuyên chở tứ xứ về kinh thành, vốn là phố cổ một thời với những căn nhà gỗ kiến trúc thuần Huế, nơi những gia đình thượng lưu, quý tộc định cư  một thời quan quan thư cưu

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, nhận chỉ thị của Hồ Chủ tịch, đại diện Ủy ban Nhân dân lâm thời Thừa Thiên và Ủy ban Nhân dân Trung Bộ đóng tại Huế đã đến mời cụ Huỳnh Thúc Kháng, một tiến sĩ Nho học yêu nước, một nhà báo nổi tiếng, một người không đảng phái ra Hà Nội gặp cụ Hồ.

  • HƯƠNG CẦN

    Vài năm lại đây, báo chí thường nhắc đến ông hai lúa Bùi Hiển (Thủ Dầu Một, Bình Dương) tự chế thành công chiếc máy bay trực thăng vào năm 2012, ông làm chiếc thứ hai vào năm 2014.

  • VŨ HẢO

    Tháng Tám năm 1945 đã trở thành mốc son chói lọi, vẻ vang trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Cách mạng tháng Tám thành công đã phá tan xiềng xích của thực dân, phát xít, lật đổ chế độ phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

  • Kỷ niệm 100 năm Trường Đồng Khánh 

    BÙI KIM CHI