LTS: Kỷ niệm 150 năm ngày sinh của chí sĩ Phan Bội Châu, Sông Hương được tiếp cận với bản thảo “Vụ án Phan Bội Châu năm 1925: Hồ sơ thẩm vấn”. Đây là nguồn tư liệu quý, nằm trong tập Bổ di II lần đầu được công bố về vụ án chí sĩ Phan Bội Châu.
Ảnh: internet
Qua Hồ sơ thẩm vấn, 1.997 câu hỏi của Hội đồng xét xử của Tòa Đề hình đã làm việc hàng ngày, vào buổi sáng và buổi chiều liên tục thẩm vấn Phan Bội Châu từ ngày 29/8/1925 đến ngày 9/11/1925 cho thấy sự gắt gao, đầy o bế của chính quyền thuộc địa trong việc cố khép tội cụ Phan Bội Châu về những hành động cách mạng, yêu nước và chống lại chính phủ Bảo hộ. Nhiều nhân vật trong Hội đồng Đề hình thay nhau hỏi cung, đưa ra nhiều bằng chứng chống lại cụ Phan Bội Châu do Sở Mật thám và Sở Toàn quyền Đông Dương cung cấp, cho thấy hệ thống mật thám của Pháp đã kỳ công, can thiệp, nắm thông tin từ nhiều nguồn, hòng buộc cụ Phan phải nhận tội. Tuy nhiên, với năng lực phán đoán, sự thông minh, sắc sảo và khả năng nắm bắt tâm lý, xử lý thông tin, nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu đã nhận ra những bẫy chông trong các câu hỏi, bản cung thẩm vấn và lèo lái vấn đề sang những hướng khác khiến Hội đồng Đề hình “chóng mặt” như đi vào đường “dê lộ kỳ”, không nhận được đâu là sự thật, đâu là hư cấu. Cụ đánh lạc hướng, “khai man” để bảo vệ các đồng chí của mình cũng như đại cuộc cách mạng đang lên, bảo toàn sức chiến đấu và ý chí quật cường của dân tộc. Điều cốt yếu, cụ Phan Bội Châu đã thể hiện tinh thần yêu nước của kẻ sĩ, bằng mọi giá phải cứu nguy dân tộc khỏi vòng nô lệ, là minh chứng sự khí khái của một nhà Nho ái quốc, bất khuất trước miệng sói kẻ thù. Cả cuộc đời, sự nghiệp của chí sĩ Phan Bội Châu được soi lại trong Hồ sơ thẩm vấn theo cách nhìn “xử tội” của người Pháp nhưng lại là ngọn đuốc chỉ dẫn thêm nhiều trang tư liệu bị bỏ ngỏ về cuộc đời danh nhân Phan Bội Châu.
Phàm lệ rằng, Hồ sơ thẩm vấn sử dụng nhiều ký hiệu để hỏi cung theo thứ tự và chức trách người thẩm vấn, để tiện tra cứu chúng tôi chỉ chọn 2 nhân xưng là Người thẩm vấn (NTV) và người bị thẩm vấn là cụ Phan Bội Châu (PBC); các đề mục nội dung thẩm vấn là chúng tôi thêm vào và sắp xếp theo thứ tự nhóm nội dung thay vì thứ tự các ngày tháng thẩm vấn.
“Vụ án Phan Bội Châu năm 1925: Hồ sơ thẩm vấn”, Nxb. Thanh Niên, Công ty TNHH Văn hóa Đông Tây dự kiến sẽ xuất bản vào cuối năm 2017. Đây là tâm huyết sưu tầm công phu cũng như sự hiệu đính và giới thiệu của GS. Chương Thâu, người dành cả đời nghiên cứu về danh nhân Phan Bội Châu với hàng chục công trình có giá trị. Bản dịch thuật nghiêm túc, cẩn trọng của hai dịch giả Đào Hùng và Đặng Công Toại, cũng như sự sao chụp từ thư viện quốc gia Pháp do công cô Nguyễn Phương Ngọc (Pháp) với 440 trang tư liệu đã mang Hồ sơ thẩm vấn đến với người đọc một nội dung toàn vẹn nhất.
Được sự đồng ý của GS. Chương Thâu và sự hợp tác của nhà thơ Đặng Thiên Sơn (BTV, đại diện Công ty TNHH Văn hóa Đông Tây). Sông Hương chân thành cảm ơn GS. Chương Thâu, các cộng sự và Công ty TNHH Văn hóa Đông Tây đã tạo điều kiện để Sông Hương tiếp cận bản thảo thực hiện Chuyên đề PHAN BỘI CHÂU - BẢN LĨNH YÊU NƯỚC. Trân trọng giới thiệu đến bạn đọc một số trích đoạn trong tập hồ sơ quý giá này.
Ban Biên Tập
(TCSH346/12-2017)
TRẦN HUYỀN ÂN
Tôi thường hay nghĩ về tết gắn liền với hình ảnh của mạ tôi - người thường kể cho tôi nghe câu chuyện tết bằng câu mở đầu: “Hồi nớ, tết là...”.
Kinh tặng, hương hồn nghệ sĩ Châu Thành
“Những con hổ xám đường 14” là biệt danh mà nguyên Thành đội trưởng Huế Thân Trọng Một dùng để tôn vinh một Trung đội bộ đội địa phương Quận 4 miền Tây Thừa Thiên do A Lơn chỉ huy.
Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 9 năm, kết thúc bằng Điện Biên Phủ lẫy lừng, chờ tổng tuyển cử sau Hiệp định Genève hai năm mòn mỏi, quân dân ta còn phải trường kỳ kháng Mỹ dài mấy mươi năm.
LÊ XUÂN VIỆT
Sau ngày miền Nam giải phóng (Xuân 1975) tôi chuyển công tác từ Đại học tổng hợp Hà Nội vào Huế. Ở thành phố đẹp và thơ, đầy mơ mộng này rất hợp ngành văn mà tôi say mê và theo đuổi từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông.
PHẠM HỮU THU Nếu không nghe những nhận xét, dù kiệm lời của những vị cựu lãnh đạo địa phương và không trực tiếp kiểm chứng, thú thật là tôi không thể viết về con người này, một con người không chỉ dũng cảm trong chiến đấu mà còn giàu lòng nhân ái đối với đối phương và tận tâm vì nghĩa tình đồng đội. Người đó là ông Lê Hữu Tòng, nguyên Huyện đội trưởng Huyện đội Hương Thủy!
Hồng Thế vừa làm thơ vừa cày ruộng ở quê. Cách đây mấy năm, anh có con bò già không cày được nữa, phải bán đi để mua bò mới.
TẤN HOÀI
bút ký
Nhà văn Graham Grin có một quyển tiểu thuyết "MỘT NGƯỜI MỸ TRẦM LẶNG".
NHẤT LÂM
Bút ký
NGUYỄN PHÚC ƯNG ÂN
Hồi ký
Tôi tỉnh giấc. Ngoảnh sang bên cạnh thấy các bạn đã ngồi dậy. Nằm yên trong bóng đêm, tôi thử tính xem mình đang còn cách Huế mấy cây số.
HỮU THU - CHIẾN HỮU
Ghi chép
Cuối năm ngoái, huyện Hương Trà tổ chức khánh thành hồ chứa nước Khe Rưng.
THANH THANH
Thật bất ngờ đọc lại một năm thơ Sông Hương dưới trăng rằm mười bốn chạp rồi ngơ ngẩn bấm đốt tay.
HÀ KHÁNH LINH - NGUYỄN KHẮC PHÊ
Chuẩn bị ra số kỷ niệm 10 năm giải phóng, Tòa soạn Tạp chí Sông Hương đã có kế hoạch phỏng vấn đồng chí Vũ Thắng, ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Trị Thiên, nhưng chương trình làm việc trong tuần của đồng chí văn phòng đã xếp quá chật.
PHẠM HUY LIỆU
Hồi ký
Đầu tháng 9/1968 tôi điều trị ở Bệnh viện Binh trạm 34, tỉnh Saravane, Nam Lào. Viện nằm trong thung lũng. Xung quanh nhiều núi cao rừng già nên cũng ít bị máy bay Mỹ quấy nhiễu.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Bắt sáu tên giặc Pháp nhảy dù xuống huyện Phong Điền.
Ngày 23 tháng 8 năm 1945, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế thắng lợi, chiều cùng ngày, tại Sân vận động Bảo Long (về sau đổi gọi là Sân vận động Tự Do), trước hàng vạn đồng bào dự mít tinh, Ủy ban Cách mạng lâm thời tỉnh Thừa Thiên được thành lập và ra mắt, do nhà giáo Tôn Quang Phiệt làm Chủ tịch.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Tôi tỉnh giấc khi trời còn tối, nhưng không sao ngủ được nữa. Không phải vì tiếng động của những guồng máy quay, tiếng những vành thép nghiền vỡ vụn đá và cờ-lanh-ke.
TRẦN SỬ kể
HOÀNG NHÂN ghi
Chiến tranh du kích ở huyện Hương Thủy trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp đã diễn ra với nhiều hình thức chiến đấu đầy tính chất sáng tạo của toàn dân.
NGÔ MINH
Đối với anh em làm thơ, viết văn ở ba tỉnh Bình - Trị - Thiên trong nhiều chục năm qua, nhà thơ Hải Bằng là người không thể quên!
HỒNG NHU
Tôi biết anh, đọc anh từ trong kháng chiến chống Pháp, nhưng mỗi người một đơn vị công tác, mãi đến năm 1972 mới gặp nhau. Đó là một ngày mùa hè, bấy giờ Đông Hà vừa mới được giải phóng.