Chuyện ô nhiễm ở chợ Đông Ba trên báo Huế ngày xưa

09:55 05/07/2017

NGUYỄN HOÀNG THẢO

Trước khi có chợ, bên ngoài cửa Ðông Ba (cửa Chánh Đông) dưới thời vua Gia Long có một cái chợ lớn mang tên “Qui Giả thị” - chợ của những người trở về.

Chợ Đông Ba đầu thế kỷ. Ảnh tư liệu

Cái tên này đánh dấu sự kiện trở lại Phú Xuân của nhà Nguyễn và người dân khắp nơi trở về sau loạn lạc. Gần một thế kỷ sau, mùa hè năm 1885, Kinh đô Huế thất thủ, chợ Qui Giả bị giặc Pháp tàn phá. Ðến năm 1887, vua Ðồng Khánh cho xây lại chợ và đổi tên là Ðông Ba. Chợ cung cấp thực phẩm cho cung điện, nhà thương, đồn lính, ký túc xá các trường Quốc Học, Ðồng Khánh, Bình Linh, Thiên Hựu. Năm 1899, trong công cuộc chỉnh trang đô thị, vua Thành Thái cho dời chợ Đông Ba về vị trí hiện nay. Chợ lúc này gồm có 4 dãy quán: trước, sau, phải, trái. Mặt trước một dãy 8 gian, mặt sau một dãy 12 gian, dãy phải 13 gian... đều lợp ngói. Giữa chợ có một tòa lầu vuông, ba tầng, trên có đặt đồng hồ để điểm giờ khắc. Trong chợ xây một giếng đá, có hệ thống máy tay quay, giúp cho việc lấy nước giếng dễ dàng. Ðầu thế kỷ 20, chợ Ðông Ba được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn giữ cốt cách cũ.

Chợ Đông Ba đã đi vào thi ca, nhạc họa từ xưa.

Chợ Đông Ba năm 1923. Ảnh tư liệu


Thế nhưng, chợ Đông Ba vào những năm 1935 - 1936 đã bị ô nhiễm nặng nề và kéo dài, khiến dân chúng bất bình. Việc này đã được báo chí ở Huế phản ánh khá đầy đủ.

Ngày 17/9/1935, báo Ánh Sáng (xuất bản tại Huế, trụ sở tại số 83 đường Gia Long, do ông Nguyễn Quốc Túy chủ nhiệm) số 40, trong chuyên mục “Chung quanh… chuyện Huế” có bài “Rồi đổ tại ông trời”. Bài báo cho biết: chợ Đông Ba lúc đó mỗi ngày có hàng vạn người đến mua bán, có thể sánh ngang với chợ Đồng Xuân (Hà Nội) hay chợ Bến Thành (Sài Gòn). Tuy nhiên chợ bẩn hết sức: “Thì bạn hãy đi dạo qua các hàng coi, hàng tôm hàng cá, hàng rau hàng trái, chỗ nào cũng cả bùn là bùn, từng đàn ruồi xanh bay ra như ai ném những hột đậu xanh vào mình, thiệt là nhớp nhúa quá chừng” .

Một năm sau, ngày 25/9/1936, báo Tràng An số 159 đăng một tờ đơn của một người dân thành phố Huế tên là Nguyễn Đình Nguyên ở đường Gia Hội, “Kính bẩm quan đốc lý thành phố Huế”. Nội dung có nhiều đoạn mô tả cảnh ô nhiễm nặng nề kéo dài ở chợ Đông Ba lúc đó: “Trời mới mưa vài bữa nay mà  trong đình thì nước chảy như ngoài đường, trong  sân thì nước đọng lại như ao hồ lội tới mắt cá chân,  nếu đến mùa mưa lụt thì chắc không họp chợ được  nữa. Người đi buôn bán phải đội nón mà phải bỏ cả  giày, guốc ra, hàng hóa phải che đậy cho khỏi ướt  ẩm, lội trong sân nước bắn vung lên các hàng thành  ra các đồ ăn phải thấm nước bẩn... Thành phố có lệ  cấm dân không được làm nhà tranh, thế mà ở giữa  chợ, quán lá dựng lên khắp sân, mất cả vẻ mỹ quan  mà hại cho vệ sinh... Người đi chợ kiếm mua đủ các  thứ đồ dùng thì thật vất vả mà quần áo bị lấm láp  hết...”. Tờ đơn đề nghị quan đốc lý đi khảo sát và xử  lý thực trạng đáng buồn trên.

Bốn ngày sau, báo Tràng An, số 160 (29/9/1936)  đăng phóng sự để gửi đến quan đốc lý thành phố  Huế, “Tôi đã vào chợ Đông Ba” của nhà báo Thanh  Tuyên. Bài báo có đoạn viết: “Người ta không bao  giờ dám ngờ rằng: Trong lúc kinh thành Huế thay  cũ đổi mới, khoe khoang với Sài Gòn, Hà Nội, những  vườn hoa đồ sộ đẹp đẽ, thì ngay giữa một cái kinh  đô tráng lệ, chợ Đông Ba, chỗ tiêu thụ vật thực  của mọi người, chỉ là mấy cái đình chật hẹp, hôi  hám, bẩn thỉu, thiếu mất cả điều kiện vệ sinh thông  thường”... “Chợ, gồm bốn cái đình, giữa sân là lầu  chuông… Những cái nhà lá xiêu vẹo, lầu chuông thì  dột nát, sân chợ không đủ cống cho nước chảy…  Thế mà hàng nghìn con người ta, quần xăn, áo vén,  lại phải chen nhau, mua, bán, trả réo”. Rồi chợ lại  không có ánh sáng: “Trời sẩm sẩm tối. Đồng hồ  vừa chỉ 5 giờ 15 thì chợ Đông Ba, bấy giờ là một  chỗ chiến trường, họ đang đánh nhau trong một  đêm tối mò tối mịt… Mấy nghìn con người ta chen  nhau không có một ngọn đèn. Người ta còn phải  đợi đèn đường đỏ mới mong trong chợ có chút ánh  sáng - chỉ một chút thôi vì bốn cái đình mà chỉ có  tám ngọn đèn - của khoa học phương Tây. Một cái  chợ lớn nhất Trung kỳ như chợ Đông Ba có được  12 ngọn điện! Họ réo nhau, một mụ già vô ý - hay  là tối tăm - đã bị một lũ ba que đánh cắp hai con  bống. Một cô gái lơ đỉnh, đang níu một thằng oẳn con, rồi la in ỏi: “Ôi phu lít! Ôi bác phu lít ôi,  hắn moi túi tui hết hai đồng bạc. Ừ thì cứ la,  phu lít cứ chạy, họ cứ túm nhau lại, nhưng tôi  đã bảo, tối như ba mươi tết, tôi dám đố một  nhà trinh thám bắt giam cái thằng oẳn con cho  tôi một tí”.

Tác giả miêu tả thêm về cái sự nhơ nhớp  ở hàng thịt, mà tác giả gọi là “hàng ruồi” đến  mức người bạn cùng đi phải chua chát: “Lạy  thánh! Tôi phải về dặn trước mẹ thằng cu ở nhà  mai đừng có đi mua thịt nữa”.  

Nhưng “Ấy thế mà cũng chưa thấy cái đáng  ghê gớm nhất ở chợ Đông Ba”, cái ghê gớm  nhất mà tác giả nói đến đó là cái nhà xí của  chợ. Tác giả tả kinh khủng đến mức chúng tôi  không dám trích ra đây… Chỉ dẫn thêm ở báo  Ánh Sáng nói: “Cái nhà xí ấy là cái lò nấu nước  bông...thúi địt (xin miễn chấp) của thành phố Huế”.

Tác giả cũng đề nghị tiếp một số điều mà tờ đơn  của người dân Nguyễn Đình Nguyên đã nêu: trổ  thêm cống nước chảy trong chợ, đắp cao sân để  tránh nước ứ, làm lưới sắt cho hàng thịt, đặt thêm  đèn điện, sửa lại nhà xí...

Phóng sự này cũng đưa ra một vài con số: “Với  cái chợ Đông Ba, mỗi tháng thành phố Huế thâu  vừa thuế, thuế môn bài trong chợ kể tới 2.000$00,  một năm tổng cộng 24.000$. Chính phủ phải trả  cho một người phu lít gác chợ một năm 240$00.  Bây giờ tôi mới làm thử một con toán trừ. Thì số  tiền còn lại là 23.760$00, tôi tưởng Chính phủ trích  hết ra mà sửa lại những chỗ đáng sửa cũng chưa  thâm đến cái “két” của nhà nước kia mà”.

Sự việc ô nhiễm chợ Đông Ba chưa thấy chính  quyền lúc ấy quan tâm giải quyết thì đã xảy ra một  vụ “làm reo” của tiểu thương chợ Đông Ba. Báo  Tràng An ngày 6/10/1936 thuật lại “Một ngày làm  “reo” lớn tại chợ Đông Ba”: Từ sáng 2/10, các chị  hàng vải ăn mặc đẹp đến chợ nhưng chỉ ngồi “xếp  bè he” chơi chứ không bán. Trong hàng gạo “không  thấy đôi quang gióng nào”. Hàng vặt “coi đến buồn  thiu buồn thắt, “không còn nghe những tiếng kêu  réo chửi rủa của các chị mạnh miệng ở hàng tiêu  ớt”... Thì ra các chị bãi chợ vì thuế quá cao. Bài báo  viết: “Năm ba năm về trước lúc buôn bán thạnh  vượng, một ngày trừ thuế mà họ có thể kiếm năm  bảy giác lời, nhưng bây giờ khác hẳn, suốt ngày hao  cả hơi khan cả tiếng bán nhiều lắm chỉ 3$00, lời độ  0$25 đáng lẽ thuế phải hạ. Chính phủ không nghĩ  đến tình cảnh sinh hoạt khốn khổ của những người  bán thân nuôi miệng nay thình lình thuế chính nạp  của hàng vặt lại tăng lên 0$02. Đấy là chưa kể đến  hàng mắm ruốc tăng một xu, hàng gạo ba xu, hàng  vải hai xu...”.

Cuộc bãi chợ chỉ diễn ra 1 ngày. Hôm sau chợ  lại đông vì người ta còn phải buôn bán độ nhật. Thế  mới biết ngày xưa kinh doanh buôn bán ở chợ Đông  Ba thiệt không dễ chút nào...

N.H.T 
(SHSDB25/06-2017)




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • TRẦN HUYỀN ÂN

  • Tôi thường hay nghĩ về tết gắn liền với hình ảnh của mạ tôi - người thường kể cho tôi nghe câu chuyện tết bằng câu mở đầu: “Hồi nớ, tết là...”.

  • Kinh tặng, hương hồn nghệ sĩ Châu Thành

  • “Những con hổ xám đường 14” là biệt danh mà nguyên Thành đội trưởng Huế Thân Trọng Một dùng để tôn vinh một Trung đội bộ đội địa phương Quận 4 miền Tây Thừa Thiên do A Lơn chỉ huy.

  • Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 9 năm, kết thúc bằng Điện Biên Phủ lẫy lừng, chờ tổng tuyển cử sau Hiệp định Genève hai năm mòn mỏi, quân dân ta còn phải trường kỳ kháng Mỹ dài mấy mươi năm.

  • LÊ XUÂN VIỆT 

    Sau ngày miền Nam giải phóng (Xuân 1975) tôi chuyển công tác từ Đại học tổng hợp Hà Nội vào Huế. Ở thành phố đẹp và thơ, đầy mơ mộng này rất hợp ngành văn mà tôi say mê và theo đuổi từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông.

  • PHẠM HỮU THU Nếu không nghe những nhận xét, dù kiệm lời của những vị cựu lãnh đạo địa phương và không trực tiếp kiểm chứng, thú thật là tôi không thể viết về con người này, một con người không chỉ dũng cảm trong chiến đấu mà còn giàu lòng nhân ái đối với đối phương và tận tâm vì nghĩa tình đồng đội. Người đó là ông Lê Hữu Tòng, nguyên Huyện đội trưởng Huyện đội Hương Thủy!


  • Hồng Thế vừa làm thơ vừa cày ruộng ở quê. Cách đây mấy năm, anh có con bò già không cày được nữa, phải bán đi để mua bò mới.

  • TẤN HOÀI        
         bút ký

    Nhà văn Graham Grin có một quyển tiểu thuyết "MỘT NGƯỜI MỸ TRẦM LẶNG".

  • NHẤT LÂM

          Bút ký 

  • NGUYỄN PHÚC ƯNG ÂN
                           Hi ký

    Tôi tỉnh giấc. Ngoảnh sang bên cạnh thấy các bạn đã ngồi dậy. Nằm yên trong bóng đêm, tôi thử tính xem mình đang còn cách Huế mấy cây số.

  • HỮU THU - CHIẾN HỮU
                       Ghi chép

    Cuối năm ngoái, huyện Hương Trà tổ chức khánh thành hồ chứa nước Khe Rưng.

  • THANH THANH

    Thật bất ngờ đọc lại một năm thơ Sông Hương dưới trăng rằm mười bốn chạp rồi ngơ ngẩn bấm đốt tay.

  • HÀ KHÁNH LINH - NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Chuẩn bị ra số kỷ niệm 10 năm giải phóng, Tòa soạn Tạp chí Sông Hương đã có kế hoạch phỏng vấn đồng chí Vũ Thắng, ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Trị Thiên, nhưng chương trình làm việc trong tuần của đồng chí văn phòng đã xếp quá chật.

  • PHẠM HUY LIỆU
                     Hồi ký

    Đầu tháng 9/1968 tôi điều trị ở Bệnh viện Binh trạm 34, tỉnh Saravane, Nam Lào. Viện nằm trong thung lũng. Xung quanh nhiều núi cao rừng già nên cũng ít bị máy bay Mỹ quấy nhiễu.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Bắt sáu tên giặc Pháp nhảy dù xuống huyện Phong Điền.
    Ngày 23 tháng 8 năm 1945, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế thắng lợi, chiều cùng ngày, tại Sân vận động Bảo Long (về sau đổi gọi là Sân vận động Tự Do), trước hàng vạn đồng bào dự mít tinh, Ủy ban Cách mạng lâm thời tỉnh Thừa Thiên được thành lập và ra mắt, do nhà giáo Tôn Quang Phiệt làm Chủ tịch.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Tôi tỉnh giấc khi trời còn tối, nhưng không sao ngủ được nữa. Không phải vì tiếng động của những guồng máy quay, tiếng những vành thép nghiền vỡ vụn đá và cờ-lanh-ke.

  • TRẦN SỬ kể
    HOÀNG NHÂN ghi

    Chiến tranh du kích ở huyện Hương Thủy trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp đã diễn ra với nhiều hình thức chiến đấu đầy tính chất sáng tạo của toàn dân.

  • NGÔ MINH

    Đối với anh em làm thơ, viết văn ở ba tỉnh Bình - Trị - Thiên trong nhiều chục năm qua, nhà thơ Hải Bằng là người không thể quên! 

  • HỒNG NHU

    Tôi biết anh, đọc anh từ trong kháng chiến chống Pháp, nhưng mỗi người một đơn vị công tác, mãi đến năm 1972 mới gặp nhau. Đó là một ngày mùa hè, bấy giờ Đông Hà vừa mới được giải phóng.