Có tiếng trong giới mộ điệu âm nhạc từ thập niên 1990, song đến bây giờ nhạc sĩ (NS) Nguyễn Việt Hoàng mới đóng góp cho quê hương nhạc phẩm “Ai về cầu ngói Thanh Toàn” nhân Festival Huế 2018.
Nhạc sĩ Nguyễn Việt Hoàng (phải), tác giả lời hát “ai về cầu ngói Thanh Toàn”
Trăn trở
NS Nguyễn Việt Hoàng kể, so với nhiều sáng tác khác, trong đó có ca khúc “Thao thức bóng quê” từng được Nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền thể hiện rất thành công thì để viết nên “Ai về cầu ngói Thanh Toàn”, ông mất đến 6 năm trăn trở.
Mong muốn đóng góp bài ca cho “Chợ quê ngày hội”, nhưng để trình làng một nhạc phẩm “quê hương ca” không hề đơn giản, vì thế từ Festival Huế 2014 - 2016, “Ai về cầu ngói Thanh Toàn” vẫn chỉ là “dự án âm nhạc” mà ông ấp ủ. NS Nguyễn Việt Hoàng quan niệm, mỗi tác phẩm âm nhạc đều cần sự đầu tư. Đặc biệt, với ca khúc viết về nơi chôn nhau cắt rốn, phải kỹ đến từng chữ, từng nốt nhạc, phản ảnh đúng và chân thật. Mỗi câu viết ra, Nguyễn Việt Hoàng đắn đo sửa đi sửa lại. “Thậm chí trên giường bệnh điều trị sỏi thận, tôi đem tác phẩm tâm sự với bác sĩ Kiều Giáp Thành (đồng tác giả về phần lời) từ đó, sự góp ý của bác sĩ Thành làm cho tôi thêm vững tâm với sáng tác”, NS Hoàng nói.
Tháng 2/2018, “Ai về cầu ngói Thanh Toàn” chính thức hoàn chỉnh, mở đầu bằng ca từ trong điệu hò quen thuộc “Ai về cầu ngói Thanh Toàn, cho em theo với một đoàn cho vui”. Đoạn đầu như khúc tâm tình ngọt ngào của xứ sở quê hương xen lẫn phần điệp khúc nói về niềm vui sướng tưng bừng ngày hội. Sau 1 tháng thu âm, “Ai về cầu ngói Thanh Toàn” được chọn đăng tải trên tạp chí Sông Hương số đặc biệt tháng 3/2018 và được các nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế chọn biểu diễn tại chương trình văn nghệ lễ hội “Chợ quê ngày hội 2018”.
Khi tác phẩm “Ai về cầu ngói Thanh Toàn” đến tai PGS. TS. Nhà giáo nhân dân Lô Thanh, ông đã phải thốt lên: “Đây là một tác phẩm hoàn chỉnh, mang tính chất dân ca, có hát, có lĩnh xướng… Nhạc tốt, lời hay thể hiện được sức sống miền quê.”.
Còn với Nghệ sĩ ưu tú Mai Lê (người thể hiện ca khúc), “Ai về cầu ngói Thanh Toàn” là một sáng tác lạ ở chất dân ca nhưng rất Huế, gần gũi. “Có những bài hát khi NS chuyển tới, tôi từ chối nhưng với “Ai về cầu ngói Thanh Toàn” tôi nhận lời, chỉ mấy ngày sau là thu và tập luyện cho “Chợ quê ngày hội”. Với tôi, đây là ca khúc hay”.
Khai thác thế mạnh dân ca
Lần thăm quê từ Festival 2012 cũng đánh dấu bước ngoặt hồi hương của NS Nguyễn Việt Hoàng, đồng thời chuyển hướng sáng tác, nghiên cứu, khai thác thế mạnh dân ca miền Trung để cho ra đời những bài ca quê hương mang đậm chất dân ca.
Dưới góc nhìn của chuyên gia âm nhạc, PGS. TS. Nhà giáo nhân dân Lô Thanh cho rằng, Nguyễn Việt Hoàng là một trong số ít những người mạnh dạn khai thác và sử dụng dân ca Bình Trị Thiên cho sáng tác âm nhạc và đáng trân trọng. Trong quá khứ, cũng có một số NS từng sử dụng dân ca Bình Trị Thiên để sáng tác như Trần Hoàng, Lê Anh… tuy nhiên, giai đoạn hiện nay, khuynh hướng sáng tác này rất ít. “Thừa Thiên Huế nói riêng, khu vực Bình Trị Thiên nói chung thì dân ca rất mạnh nhưng không được nhiều NS khai thác như dân ca hai miền Nam, Bắc. Có thể vì quan điểm của NS chọn phong cách sáng tác mới, điều này là sự đáng tiếc”, ông Thanh nói.
NS Nguyễn Việt Hoàng tâm sự, khi tuổi dần xế chiều là lúc người ta nghĩ nhiều về quê hương và mong muốn đóng góp, nhất là những người đã xa quê quá lâu và có tình yêu đặc biệt với quê hương. Sau “Ai về cầu ngói Thanh Toàn”, những tác phẩm mới sẽ được khai thác dựa trên vốn dân ca quý báu của miền Trung và không đặt nặng vấn đề tác quyền, chỉ mong quê cha đất tổ và người dân Huế có thêm những ca khúc về quê hương.
Nhạc sĩ Nguyễn Việt Hoàng (sinh năm 1961), quê gốc tại xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy nhưng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Ông bắt đầu sáng tác từ năm 1987 khi tham gia nghĩa vụ quân sự tại Đại đội Thông tin, Bộ Chỉ huy Quân sự Quảng Nam – Đà Nẵng. Năm 1988, Nguyễn Việt Hoàng viết ca khúc “Tiếng đàn” và sau đó giành “Giải thưởng âm nhạc tuổi trẻ 1993”, tặng phẩm “Tác phẩm âm nhạc hay nhất năm 2003” do Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam và Tạp chí Văn nghệ Quân đội trao tặng. Năm 1997, ông vào học tại Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh và cho ra đời nhiều sáng tác, trong đó có nhiều ca khúc nổi tiếng, được Nghệ sĩ Nhân dân Thu Hiền, nghệ sĩ ưu tú Kim Tiến, nghệ sĩ ưu tú Minh Quang… thể hiện thành công. |
Theo Hữu Phúc - TTH
Với mục đích bảo tồn những vốn quí mà cha ông để lại và đặc biệt là sau khi Nhã nhạc được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại thì Nhã nhạc đã được chú ý hơn, nhưng cái đáng quan tâm hơn hết là vấn đề đi tìm lại những ‘mảnh vỡ” của một số bài bản Nhã nhạc đang lưu lạc ngoài dân gian nhằm mục đích khôi phục để trả nó về với môi trường diễn xướng nguyên thủy là chốn cung đình xưa. Tác phẩm Nhã nhạc “Thái Bình Cổ Nhạc” cũng là một trong những “mảnh vỡ” vừa được lập hồ sơ khoa học và báo cáo.
LÊ MAI PHƯƠNG
Tuồng, loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc của dân tộc manh nha hình thành từ thế kỷ XIII dưới thời Trần. Tuồng phát triển mạnh vào thế kỷ XVII -XVIII. Sang triều Nguyễn (thế kỷ XIX) Tuồng vẫn giữ vị trí xứng đáng trong đời sống văn hóa ở cung đình cũng như trong dân gian. Sau khi nhà Nguyễn cáo chung, Tuồng cũng mất đi môi trường diễn xướng, hiện nay đang có nguy cơ mai một dần.
HOÀNG TRỌNG CƯƠNG
Trong một số tài liệu về âm nhạc cung đình của những tác giả tiền bối, cây đàn bầu Việt Nam đã được dự đoán về niên đại ra đời của nó, về sự thăng trầm song hành cùng với chiều dài lịch sử dân tộc.
TRẦN VĂN KHÊ
Từ 10 năm nay Nhã nhạc cung đình Huế được Unesco tôn vinh là một kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại, là một danh hiệu rất lớn so với những danh hiệu sau này (Unesco đã bỏ chữ “kiệt tác” và thay thế chữ “của” bằng chữ “đại diện”), vì những lẽ đó mà việc bảo tồn và phát triển nhã nhạc Huế có phần khó khăn.
HÀN NHÃ LẠC
Có lẽ hiện giờ ở Huế, không có ai cảm và chơi ca Huế được như nhà văn Bửu Ý. Ông thường nói cái hay của ca Huế, nghe hay đến nhức xương. Và ngay từ khi vợ ông, cô Lợi còn sống, mỗi thứ bảy, gia đình ông lại tổ chức nghe ca Huế nhức xương một buổi.
Sau khi triều đình nhà Nguyễn cáo chung, âm nhạc cung đình cũng mất đi môi trường diễn xướng nguyên thủy, do đó loại hình nghệ thuật này đã theo chân các nghệ nhân cung đình lan tỏa về với dân gian, tác động vào nghệ thuật dân gian trên nhiều vùng văn hóa trong cả nước.
TRỌNG BÌNH
Nghệ thuật Múa Cung đình Huế mang đậm tính triết lý và thẩm mỹ phương Đông. Trong múa cung đình, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các động tác múa, sự di chuyển đội hình theo các tuyến, ngang, dọc, xéo cộng với việc tạo hình tượng theo hình khối làm nên nét đặc trưng riêng biệt, điển hình là các điệu: lục cúng hoa đăng, trình tường tập khánh, phụng vũ, tứ linh, vũ phiến, Lục triệt hoa mã đăng...
VÕ QUÊ
Dân tộc Việt Nam do hoàn cảnh địa lý và các điều kiện khách quan khác đã có một nền văn hóa đa dạng, trong đó bộ môn Ca Huế đã tiếp thu, kế thừa và ảnh hưởng nhiều sắc thái, tinh hoa của nhiều vùng đất khác nhau.
(SHO) Ca sĩ Hà Thanh vừa mất lúc 7g27 đêm 1-1 (giờ địa phương, tức sáng 2-1 giờ VN) tại TP Boston, tiểu bang Massachusetts (Mỹ) sau thời gian mắc bệnh ung thư máu.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Văn Giảng, con người của những nốt nhạc mơ mộng chân nhiên nơi miền non nước Hương Bình đã dấn thân trong miền giao cảm của nước, của sông, của tiếng chuông chùa ngân vọng để viết nên những ca khúc bất hủ Ai về sông Tương, Đôi mắt huyền, Từ Đàm quê hương tôi... tô vẻ thêm cho tiếng lòng vùng đất Cố đô.
NGUYỄN VĂN DŨNG
Ở Huế có câu hò nổi tiếng tới mức không người Huế nào không được nghe, không du khách nào không từng một lần thưởng thức:
NGUYỄN TẤN TÔN NỮ Ý NHI
Theo dòng chảy của lịch sử, Ca Huế giờ đây không còn là sản phẩm phục vụ riêng cho một tầng lớp nhất định trong xã hội: giới quý tộc. Cùng với xu hướng xã hội hóa, hiện nay loại hình nghệ thuật này nghiễm nhiên gần gũi hơn với công chúng Huế nói riêng và du khách thập phương nói chung.
TRỌNG BÌNH - QUÝ CÁT
Nền âm nhạc cổ truyền nói chung và Âm nhạc cung đình Việt Nam nói riêng từ xa xưa đã có một kiểu chữ nhạc riêng dùng để ký âm, ghi chép thành văn bản tất cả các bài bản để lưu truyền qua nhiều thế hệ...
HỒ THẾ HÀ
Năm con rồng Nhâm Thìn (2012), Mai Xuân Hòa tròn 82 tuổi đời và nếu tính từ ngày anh tham gia học lớp âm nhạc ngắn hạn đầu tiên năm 1956, trước khi chính thức học ở trường Âm nhạc Việt Nam (1958 - 1962) thì anh đã có 56 tuổi nghề âm nhạc.
DƯƠNG BÍCH HÀ
Huế - theo dòng chảy của thời gian, đã trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử; âm nhạc Huế cũng không nằm ngoài “luồng” của dòng chảy đó.
MAI XUÂN HÒA (Thơ: Nguyễn Tất Thịnh)
Phải chăng em là gió/ phải chăng em là mây/ Gió nghiêng chao nhè nhẹ/ mây bồng bềnh bay bay…
Hưởng ứng cuộc vận động sáng tác Văn học Nghệ thuật hướng về thiên tai với chủ đề “Nguyện cầu cho nạn nhân động đất tại Nhật Bản”.
Hưởng ứng cuộc vận động sáng tác Văn học Nghệ thuật hướng về thiên tai với chủ đề “Nguyện cầu cho nạn nhân động đất tại Nhật Bản” do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức.
Hưởng ứng cuộc vận động sáng tác Văn học Nghệ thuật hướng về thiên tai với chủ đề “Nguyện cầu cho nạn nhân động đất tại Nhật Bản” do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức.
Hưởng ứng cuộc vận động sáng tác Văn học Nghệ thuật hướng về thiên tai với chủ đề “Nguyện cầu cho nạn nhân động đất tại Nhật Bản” do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức.