Người giữ lửa nghề làm đèn kéo quân

16:05 15/09/2018

Dù trẻ con ngày nay ít còn chơi đèn kéo quân nữa, nhưng mỗi mùa Trung thu đến, gần ngày rằm tháng 8, nghệ nhân Vũ Văn Sinh lại cặm cụi làm những chiếc đèn truyền thống để giữ nghề, hoài niệm tuổi thơ và tưởng nhớ tổ tông.

Nghệ nhân Vũ Văn Sinh

Thú vui “cổ tích”

Chúng tôi về thôn Đàn Viên, xã Cao Viên (huyện Thanh Oai, Hà Nội) để gặp nghệ nhân Vũ Văn Sinh. Tết Trung thu đang cận kề, căn nhà nhỏ rộng rãi của gia đình nghệ nhân Vũ Văn Sinh – Nguyễn Thị Hạnh, nằm cuối xóm Hạnh Phúc. Thi thoảng có người đến đặt đèn kéo quân hoặc các đoàn thể, cô giáo đưa các em nhỏ đến học cách làm đèn kéo quân.

Cái tên Vũ Văn Sinh nổi tiếng từ năm 2006 với kỷ lục là tác giả của chiếc đèn kéo quân lớn nhất Việt Nam. Ở khắp xã Cao Viên này có lẽ chỉ còn duy nhất gia đình ông “thủy chung” với nghề làm đèn kéo quân. 

“Khó nhất trong làm đèn kéo quân là trục và tán quay cho đèn. Trục làm từ tre vót mảnh, vừa đủ nhẹ để có thể quay, vừa đủ cứng để treo hình không bị đổ. Với khung bằng tre sẽ được cuốn quanh bằng giấy poluya. Người làm phải dùng keo cố định giấy xung quanh khung, chỉ đề chừa ra một ô để chỗ cho nến, tản đèn. Tản đèn giúp cho hình tròn bằng nan tre có dính các hình thù bắt mắt có thể quay. Khi nến được thắp lên, lửa sẽ làm nóng không khí bên trong và gây chênh lệch nhiệt độ với bên ngoài để tạo ra luồng gió len lỏi qua khe của tản đèn và làm các hình ảnh quay vòng. Bóng của chúng được chiếu lên mặt giấy bên ngoài sống động như xem phim”- nghệ nhân Vũ Văn Sinh cho biết.

Điều dễ thấy là những chiếc đèn kéo quân của gia đình nghệ nhân Sinh – Hạnh đều làm từ chất liệu tự nhiên khác hẳn với những chiếc đèn kéo quân có nguồn gốc từ Trung Quốc bày bán ở phố Hàng Mã, Hàng Gai hiện nay. Nếu chơi đèn kéo quân xong mà cất vào túi bóng cẩn thận thì đèn vẫn bền và có thể chơi được mấy năm liền.  Đó là lý do những vị khách quen vào mỗi dịp Trung thu lại tìm đến nhà nghệ nhân Sinh để đặt đèn kéo quân cho con trẻ. 

Nỗi lo còn mất

Hiện nay, trẻ con có nhiều đồ chơi hiện đại, bắt mắt nên ở Hàng Mã không đặt hàng nghệ nhân Vũ Văn Sinh nữa. Khách đến nhà giờ đây chỉ cả năm cũng chỉ lác đác vài người. Gia đình ông vẫn cố gắng duy trì nghề làm đèn, vì bây giờ đối tượng đặt đèn kéo quân chủ yếu là các nhà văn hóa, các quán cà phê, các đám cưới... chẳng thấm thoát vào đâu. Hiện, ngoài làm đèn kéo quân theo các đơn đặt hàng, ông Sinh vẫn được mời đến các lớp mẫu giáo, các làng trẻ em để hướng dẫn cách làm đèn kéo quân cho các em nhỏ. Thỉnh thoảng một số trung tâm giáo dục thường xuyên vẫn đưa những học viên nhí về tận gia đình để học làm đèn.

Ông Sinh tâm sự: “Tôi đang ế hàng đây, làm từ đầu mùa được mấy chục cái, vứt chỏng chơ trong kho. Hiện nay, gia đình chủ yếu làm pháo bông phục vụ lễ hội, chứ còn làm đền kéo quân chỉ là nhớ nghề. Mấy năm nay, khi có đơn đặt hàng từ các cửa hàng đồ chơi trẻ em hay các quán cà phê thì gia đình vẫn giở ra làm. Còn phần nhiều phải đến tận gần Trung thu hàng năm thì mới bắt đầu làm đèn kéo quân cho vui và phục vụ trẻ em trong làng vui Trung Thu”.

Theo ông Sinh, để làm một chiếc đèn kéo quân dù là nhỏ cũng phải mất cả ngày mới xong. Đổi lại khi bán cũng chỉ được 50 ngàn đồng/chiếc. Nếu trừ các vật liệu và công làm đèn, tính ra người làm chỉ được lãi từ 10 - 20 ngàn đồng/ngày. Khách đến đặt và mua hàng ngày một thưa thớt. Chính vì thế, người dân làng Đàn Viên không ai sống được bằng nghề. 

“Bây giờ, tôi trăn trở lắm, có quá nhiều thứ đồ chơi “ngoại lai” độc hại, gây ung thư, rất ảnh hưởng đến sức khỏe các cháu. Tại sao chúng ta có điều kiện, có hiểu biết mà không tìm kiếm cho trẻ lấy một thu vui lành mạnh, an toàn mà cứ cố chạy theo những thứ thị hiếu nhấp nhóa kia, thật đáng buồn”- nghệ nhân Vũ Văn Sinh băn khoăn.  

Theo Minh Phúc - ĐĐK

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN KHẮC THẠCH

    Phải giải thích cho mỗi người thích giải
    Cần công bằng với những kẻ bằng công.

  • LTS: Nhân Tạp chí Sông Hương phát hành số thứ 100 (6-1997), Ban Biên tập chúng tôi có dịp trò chuyện với hai nhà văn từng là Tổng biên tập của tạp chí: Tô Nhuận Vỹ và Nguyễn Khắc Phê.

  • UÔNG TRIỀU

    Tôi nghĩ tiếng Việt chưa bao giờ vào giai đoạn thay đổi nhanh chóng và nhiều như bây giờ. Trong thời kỳ quốc tế hóa, toàn cầu hóa, tiếng Việt phải chịu những áp lực lớn hoặc tự thích nghi để phù hợp với tình hình mới.

  • VIỆT HÙNG

    Văn hóa là một khái niệm rộng, nó bao trùm lên mọi hoạt động của con người trong xã hội. Văn hóa không những phản ánh được quan hệ giữa con người với con người, mà nó còn phản ánh được thế giới nội tâm của con người, và cả sự hòa hợp giữa thế giới nội tâm ấy với biểu hiện của nó ra bên ngoài xã hội.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Trong hoạt động văn hóa - văn nghệ, một vấn đề thường gây ra bất đồng - thậm chí đưa đến những "vụ việc” tai tiếng - là việc đánh giá, bình chọn tác phẩm.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Trong thời buổi thiên hạ đổ xô ra mặt tiền làm ăn, chuyện "nhà mặt tiền" đã xảy ra bao vụ xung đột và là đề tài của nhiều "tác phẩm" dân gian. Để chiếm được mặt tiền, ngoài thế lực đồng tiền, cũng đã ngầm nảy sinh "chế độ", "tiêu chuẩn" này nọ mới được cấp đất mặt tiền.

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                 Ghi chép

    Trong dân gian có câu: "Giàu tại phận, trắng tại da". Tố Hữu, nhà thơ cách mạng thì đặt lại vấn đề nghèo khổ: "Số phận hay do chế độ này?".

  • TRUNG SƠN

    Một vài năm trở lại đây, những người quan tâm đến giá trị văn hóa của Huế vui mừng nhận thấy, bên cạnh các di sản quý báu của người xưa để lại, đã có không ít tác phẩm, công trình nghệ thuật mới làm đẹp thêm cho Huế, trong đó, hẳn phải kể đến sự xuất hiện các "Galery” - những phòng tranh thường xuyên ở 15 Lê Lợi, khách sạn Morin và những cuộc triển lãm được tổ chức liên tiếp ở Hội Văn Nghệ.

  • HOÀNG ĐĂNG KHOA  

    Trước hết cần minh định khái niệm, “trẻ” ở đây là chỉ xét về độ tuổi, cụ thể là dưới 35, theo quy ước mang tính tạm thời tương đối hiện hành của Hội Nhà văn Việt Nam.

  • "Việc trên đời, chỉ cần vẫn còn cơ hội sống thì dù liên tiếp gặp thiên tai nhân họa, tạm thời bị ức chế, sớm muộn cũng sẽ có ngày ngẩng cao đầu. Việc cá nhân là vậy, việc gia đình là vậy, việc quốc gia, dân tộc cũng là như thế...".

  • Đó là những trang nhật ký của bác sĩ, bệnh nhân và cả những nhà văn nhà thơ viết gửi cho người thân bạn bè trong đại dịch COVID-19.

  • Truyền tải các bài học với nội dung cô đọng, kết hợp với chuyện kể, hình ảnh, phim, trò chơi, hoạt động tương tác... giờ học lịch sử được tổ chức trực tuyến nhưng không khô khan, tạo được sự hứng thú, thu hút học sinh tìm hiểu về những câu chuyện của quá khứ. Đó là cách Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang làm với Giờ học lịch sử online.

  • Những tháng ngày qua, cả nước căng mình chống đại dịch Covid-19 - kẻ thù cực kỳ nguy hiểm mà vô hình. Cuộc sống thường ngày vốn luôn sôi động bỗng trầm lặng xuống với không ít nỗi lo và sự ám ảnh, chờ đợi.

  • Nhằm gìn giữ và lan tỏa truyền thống hiếu học, coi trọng hiền tài, cũng như những giá trị lịch sử, văn hóa nghìn năm của dân tộc, dự án “Không gian văn hóa Quốc Tử Giám” vừa được xây dựng với các hoạt động hướng tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ.

  • 30 năm gắn bó với TP Hồ Chí Minh từ ngày xuất ngũ, học đại học, trở thành giảng viên mỹ thuật, đồ họa, họa sĩ Lê Sa Long chưa bao giờ trải qua những ngày mà cả thành phố như “lặng hẳn” vì căng mình chống dịch Covid-19.

  • Trong bối cảnh giãn cách xã hội, nghệ sĩ và công chúng cùng ở nhà chung tay phòng, chống dịch bệnh, sân khấu cũng đóng cửa, tắt đèn. Tuy vậy, trên nền tảng trực tuyến, các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Việt Nam vẫn “cháy hết mình” qua các chương trình biểu diễn, giao lưu với khán giả, đưa chèo đến gần người yêu nghệ thuật truyền thống.

  • Từ những câu chuyện cảm động hoặc những hình ảnh “đắt giá” nhiều họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên đã có những sáng tác tranh minh họa, ký họa theo phong cách lạc quan, lan tỏa những thông điệp tích cực về phòng, chống Covid-19.