Người giữ lửa nghề làm đèn kéo quân

16:05 15/09/2018

Dù trẻ con ngày nay ít còn chơi đèn kéo quân nữa, nhưng mỗi mùa Trung thu đến, gần ngày rằm tháng 8, nghệ nhân Vũ Văn Sinh lại cặm cụi làm những chiếc đèn truyền thống để giữ nghề, hoài niệm tuổi thơ và tưởng nhớ tổ tông.

Nghệ nhân Vũ Văn Sinh

Thú vui “cổ tích”

Chúng tôi về thôn Đàn Viên, xã Cao Viên (huyện Thanh Oai, Hà Nội) để gặp nghệ nhân Vũ Văn Sinh. Tết Trung thu đang cận kề, căn nhà nhỏ rộng rãi của gia đình nghệ nhân Vũ Văn Sinh – Nguyễn Thị Hạnh, nằm cuối xóm Hạnh Phúc. Thi thoảng có người đến đặt đèn kéo quân hoặc các đoàn thể, cô giáo đưa các em nhỏ đến học cách làm đèn kéo quân.

Cái tên Vũ Văn Sinh nổi tiếng từ năm 2006 với kỷ lục là tác giả của chiếc đèn kéo quân lớn nhất Việt Nam. Ở khắp xã Cao Viên này có lẽ chỉ còn duy nhất gia đình ông “thủy chung” với nghề làm đèn kéo quân. 

“Khó nhất trong làm đèn kéo quân là trục và tán quay cho đèn. Trục làm từ tre vót mảnh, vừa đủ nhẹ để có thể quay, vừa đủ cứng để treo hình không bị đổ. Với khung bằng tre sẽ được cuốn quanh bằng giấy poluya. Người làm phải dùng keo cố định giấy xung quanh khung, chỉ đề chừa ra một ô để chỗ cho nến, tản đèn. Tản đèn giúp cho hình tròn bằng nan tre có dính các hình thù bắt mắt có thể quay. Khi nến được thắp lên, lửa sẽ làm nóng không khí bên trong và gây chênh lệch nhiệt độ với bên ngoài để tạo ra luồng gió len lỏi qua khe của tản đèn và làm các hình ảnh quay vòng. Bóng của chúng được chiếu lên mặt giấy bên ngoài sống động như xem phim”- nghệ nhân Vũ Văn Sinh cho biết.

Điều dễ thấy là những chiếc đèn kéo quân của gia đình nghệ nhân Sinh – Hạnh đều làm từ chất liệu tự nhiên khác hẳn với những chiếc đèn kéo quân có nguồn gốc từ Trung Quốc bày bán ở phố Hàng Mã, Hàng Gai hiện nay. Nếu chơi đèn kéo quân xong mà cất vào túi bóng cẩn thận thì đèn vẫn bền và có thể chơi được mấy năm liền.  Đó là lý do những vị khách quen vào mỗi dịp Trung thu lại tìm đến nhà nghệ nhân Sinh để đặt đèn kéo quân cho con trẻ. 

Nỗi lo còn mất

Hiện nay, trẻ con có nhiều đồ chơi hiện đại, bắt mắt nên ở Hàng Mã không đặt hàng nghệ nhân Vũ Văn Sinh nữa. Khách đến nhà giờ đây chỉ cả năm cũng chỉ lác đác vài người. Gia đình ông vẫn cố gắng duy trì nghề làm đèn, vì bây giờ đối tượng đặt đèn kéo quân chủ yếu là các nhà văn hóa, các quán cà phê, các đám cưới... chẳng thấm thoát vào đâu. Hiện, ngoài làm đèn kéo quân theo các đơn đặt hàng, ông Sinh vẫn được mời đến các lớp mẫu giáo, các làng trẻ em để hướng dẫn cách làm đèn kéo quân cho các em nhỏ. Thỉnh thoảng một số trung tâm giáo dục thường xuyên vẫn đưa những học viên nhí về tận gia đình để học làm đèn.

Ông Sinh tâm sự: “Tôi đang ế hàng đây, làm từ đầu mùa được mấy chục cái, vứt chỏng chơ trong kho. Hiện nay, gia đình chủ yếu làm pháo bông phục vụ lễ hội, chứ còn làm đền kéo quân chỉ là nhớ nghề. Mấy năm nay, khi có đơn đặt hàng từ các cửa hàng đồ chơi trẻ em hay các quán cà phê thì gia đình vẫn giở ra làm. Còn phần nhiều phải đến tận gần Trung thu hàng năm thì mới bắt đầu làm đèn kéo quân cho vui và phục vụ trẻ em trong làng vui Trung Thu”.

Theo ông Sinh, để làm một chiếc đèn kéo quân dù là nhỏ cũng phải mất cả ngày mới xong. Đổi lại khi bán cũng chỉ được 50 ngàn đồng/chiếc. Nếu trừ các vật liệu và công làm đèn, tính ra người làm chỉ được lãi từ 10 - 20 ngàn đồng/ngày. Khách đến đặt và mua hàng ngày một thưa thớt. Chính vì thế, người dân làng Đàn Viên không ai sống được bằng nghề. 

“Bây giờ, tôi trăn trở lắm, có quá nhiều thứ đồ chơi “ngoại lai” độc hại, gây ung thư, rất ảnh hưởng đến sức khỏe các cháu. Tại sao chúng ta có điều kiện, có hiểu biết mà không tìm kiếm cho trẻ lấy một thu vui lành mạnh, an toàn mà cứ cố chạy theo những thứ thị hiếu nhấp nhóa kia, thật đáng buồn”- nghệ nhân Vũ Văn Sinh băn khoăn.  

Theo Minh Phúc - ĐĐK

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Sau khi đắc quả A-la-hán, Tôn giả Mục-kiền-liên vận thần thông đi khắp các cõi tìm người mẹ đã khuất. Thấy mẹ đang chịu đói khát khổ sở trong kiếp ngạ quỷ, Ngài đau lòng vô cùng, vội dâng lên mẹ bát cơm. Lòng bỏn sẻn tham lam chưa dứt, bà sợ chúng ma cướp giật nên đưa tay che bát cơm. Nhưng cơm đã hóa thành lửa đỏ!

  • Tại nhiều trường học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, sự nghèo nàn về đầu sách, không gian đọc khiến nhiều học sinh (HS) không có hứng thú đến thư viện. Cộng với sự phát triển các thiết bị công nghệ số, càng khiến các em hờ hững với tài nguyên sách.

  • Chiều ngày 24/7, một người bạn gửi tin nhắn qua zalo thông báo việc thành phố Đà Nẵng mới phát hiện một người nhiễm Covid trong cộng đồng. Tôi bán tín bán nghi và cũng thầm hy vọng đó là tin giả. Mặc dù những tin nhắn giả đã được hạn chế rất nhiều từ khi bùng phát dịch lần 1 nhưng việc tin lan truyền trên mạng cũng chưa chắc đã là đúng.

  • Những khó khăn từ đợt dịch Covid-19 hồi đầu năm còn chưa kịp khắc phục, ngành xuất bản trong nước đang phải đối diện với đợt dịch tái bùng phát. Giải pháp nào cho ngành xuất bản trong giai đoạn hiện nay?

  • Thị trường tổ chức biểu diễn cải lương tại TPHCM những năm gần đây sôi động hẳn vì sự xuất hiện của nhiều đơn vị xã hội hóa cùng Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang dàn dựng nhiều chương trình, vở diễn, thu hút được sự quan tâm của khán giả mộ điệu. 

  • Covid-19 là gì? Nếu có người hỏi tôi câu ấy, tôi sẽ trả lời là chấp nhận và thích nghi. 

  • Nhan Hồi là đệ tử giỏi của Khổng Tử. Một lần đang khi Nhan Hồi nấu cơm trong bếp, Khổng Tử đi ngang qua, ông nhìn thấy Nhan Hồi múc cơm ăn vụng.

  • Đại dịch Corona đang tác hại một cách khủng khiếp. Từ mức tử vong 3.331 tại Trung Quốc vào đầu tháng 4-2020, theo thống kê chính thức, chỉ sau một thời gian ngắn - tính đến ngày 29-4-2020 - con số này đã vọt lên 217.596 người tử vong; tổng số ca nhiễm tăng đến 3.134.199 người (1).

  • Tương truyền, trong văn hóa Việt Nam xưa, khi gặp nhau, chào nhau các cụ ta thường úp hai bàn tay vào nhau nắm chặt và xá người đối diện. Còn cái “vụ bắt tay” mà chúng ta thường thấy lâu nay là chỉ có từ khi thực dân Pháp đô hộ nước ta(!)

  • VŨ NHIÊN    

    Những ngày giáp Tết, giữa rộn ràng bánh mứt, chợ hoa, giữa những cơn mưa phùn nhè nhẹ và chút gió xuân hây hẩy gợn mình, đây đó trên mặt báo đã có những tin tức về loại dịch mới khi ấy gọi là Corona bùng phát ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.

  • Người Bhutan không làm việc kiếm tiền suốt cả ngày. Đủ sống là được rồi. Họ dành nhiều thời gian rảnh để tận hưởng các niềm vui khác trong cuộc sống…

  • Lại một mùa Phật đản trở về trên quê hương chúng ta trong bối cảnh tín đồ sẽ có thể không đến chùa dự các lễ kính mừng ngày Đản sinh của Đức Thế Tôn, ngày Vesak Liên Hiệp Quốc - sự kiện văn hóa tâm linh của nhân loại, vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19…

  • Trong một lần xem bộ phim Cuộc đời Đức Phật, tôi còn nhớ loáng thoáng lời Ngài dạy rằng “nhìn vào trong một chiếc lá bồ-đề mà thấy được mặt trăng, mặt trời…”. 

  • Ngày thứ 4 của hai tuần triệt để ở nhà “stay home” thế giới bên ngoài hầu như sa mạc...

  • Cảm ơn bạn đã hỏi thêm câu mình nói hôm trước: Thời buổi “Cô-vi 19” hoành hành khắp thế giới này, thì với những người đã có “tuổi hơi cứng” như tụi mình nên thực hành các hạnh Độc cư, Thiền định, Kham nhẫn, Tri túc mà Phật đã dạy từ hơn hai ngàn sáu trăm năm trước để có một nếp sống An Lạc và Hạnh Phúc.

  • Khi tác giả viết những dòng này, đại dịch Corona đang tiếp diễn khốc liệt trên thế giới. Châu Âu đang ở cao điểm của dịch bệnh, số tử vong tại Ý đã cao hơn so với Trung Quốc.

  • Đọc “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, nhiều người thích đi tìm xung đột, đi tìm bài học thời sự, đi tìm bài học có tính dự báo và vô số những bài học giá trị khác.

  • Việt Nam có một khối lượng đồ sộ các di sản đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, công tác quản lý di sản ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập. 

  • Khắp mọi nơi trên thế giới, các sự kiện văn hóa đang bị hủy bỏ vì dịch coronavirus. Một số phòng hòa nhạc đang cố gắng chống chọi lại xu hướng này bằng cách vẫn tiếp tục biểu diễn trong khán phòng trống khán giả và chia sẻ buổi hòa nhạc trực tuyến.

  • Nhiều phụ huynh lo lắng giá sách giáo khoa sẽ tăng khi thực hiện chủ trương xã hội hóa. Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu giá sách giáo khoa trong chương trình giáo dục phổ thông mới không vượt giá sách hiện hành. Điều này mang lại niềm vui cho phụ huynh nhưng lại khiến các nhà xuất bản “đứng ngồi không yên”. Trước tình hình này, có ý kiến đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập hội đồng thẩm định giá sách.