Mùa của những nỗi nhớ

09:16 16/01/2015

(SHO). Mùa mưa cứ thế đến, những nỗi nhớ trong tôi lại từng cái từng cái ùa về, thổi qua và tôi chợt nhận ra trong lúc ngây ngốc tôi đã bỏ quên nhiều thứ như vây; bỏ quên những người thân yêu trong nỗi nhớ của tôi, ở trong kỉ niệm đã qua và giờ tôi nhớ ra cảm giác hạnh phúc, vui vẻ khi ở bên họ, để từ đó tôi quý trọng hơn nữa những giây phút bên cạnh những người mà tôi yêu thương.

mưa trên sông. Nguồn: Internet

“…Mùa đi ngang phố,

hay phố không mùa nữa

Chỉ một vùng nỗi nhớ,

ùa trên phố rất vội…”

 Tôi rất thích ngâm nga cái giai điệu của bài hát này mỗi khi mùa mưa ở Huế lại về bất chợt, có chút mưa bụi, bất chợt từng cơn gió khe khẽ thổi qua, len lỏi vào trong tay áo chạm vào da thịt làm ta giật nảy mình, một chút lạnh rất Huế khiến bạn hơi co mình lại và níu chặt chiếc áo ấm của mình. Mùa mưa khi những cơn mưa lớn nhỏ thi nhau tràn về không dứt, con người chợt dâng lên một thứ cảm giác mà người bạn của tôi hay bảo tôi là “tâm hồn dậy sóng”. Tôi thì nghĩ cũng đúng có lúc lí trí nên tĩnh lại, trầm xuống để nhường chỗ cho tâm hồn, cho cảm xúc lên tiếng.

 Khi mà mùa mưa đến, hạt mưa nhẹ nhàng rơi, nỗi nhớ lại tràn về. Tôi nhớ, hồi còn nhỏ, lúc đó học lớp một, hai gì đó, ba tôi hay cõng tôi từ đường cái đi vào con hẻm về nhà mình khoảng chừng hai cây số bởi con đường ngập nước lũ, nước dâng gần tới đầu gối, về đến nhà tôi nước lên tới tận gần hông. Tôi không nhớ nhiều chuyện hồi nhỏ nhưng lại nhớ như in cái cảm giác trên lưng ba, vừa ấm áp vừa an toàn lại thích thú nhìn ba từ trên cao lội trong làn nước lạnh lẽo đến khi thấu nhà vẫn tiếc nuối sao con đường lại ngắn như vậy.

 Khi mà mùa mưa đến, những hạt mưa nặng hạt, nỗi nhớ lại ùa về. Tôi nhớ mỗi tối hai chị em cùng trùm chăn bông, ngồi trên giường chờ để được xem bộ phim yêu thích vừa ăn món bột mì hấp mẹ làm, vừa thổi vừa ăn ngấu nghiến, đó là món ăn vặt duy nhất hồi đó của tôi và với tôi đó là món ăn ngon nhất, ngon hơn bất cứ món nào. Nhưng bây giờ thỉnh thoảng mẹ lại làm món đó, thêm rất nhiều thứ trông hấp dẫn hơn rất nhiều tôi lại không muốn ăn nữa.

 Mùa mưa khi những cơn mưa rả rít, nỗi nhớ lắng đọng. Tôi nhớ về mối tình đầu đã đi ngang qua tôi, một người bước qua và mình tôi đứng lại. Tôi nhớ người chở tôi trên xe đạp dưới cơn mưa bụi bay lất phất. Tôi ngồi sau xe, ngắm chiếc lưng của người bỗng thấy như thế giới chỉ còn tôi và người, cảm giác thật an toàn, thật ấm áp. Tôi không biết người nói những gì cùng người bạn bên cạnh, tôi chỉ chăm chú giữ chiếc mũ của cái áo khoác gió để người không bị mưa làm ướt. Có thật nhiều chuyện đã qua, ở bên nhau thật lâu nhưng tôi lại không còn nhớ nhiều kỉ niệm nữa chỉ còn nhớ kĩ ngày mưa đó…

 Mùa mưa khi những cơn mưa dầm dề không chịu dứt, nỗi nhớ lại tha thiết hơn, da diết hơn. Tôi nhớ, những ngày học đại học phải ở lại trên Huế. Ngày mưa lạnh lẽo, ướt át đến khó chịu, bạn cùng tôi chở nhau trên chiếc xe máy cùng ghé vào một quán ăn chay trên đường. Tôi ăn món lẩu chay vừa ngon vừa thích, ăn đến xua đi hết cả cái lạnh giá bên ngoài, mồ hôi khắp mặt, thích thú vô cùng. Hai đứa bạn của tôi không thích món đó nhưng tôi cứ khoái ăn lẩu chay, nhất là vào những ngày mưa lạnh như thế.

 Mùa mưa khi những nỗi nhớ lại tràn về…

 Mùa mưa cứ thế đến, những nỗi nhớ trong tôi lại từng cái từng cái ùa về, thổi qua và tôi chợt nhận ra trong lúc ngây ngốc tôi đã bỏ quên nhiều thứ như vây; bỏ quên những người thân yêu trong nỗi nhớ của tôi, ở trong kỉ niệm đã qua và giờ tôi nhớ ra cảm giác hạnh phúc, vui vẻ khi ở bên họ, để từ đó tôi quý trọng hơn nữa những giây phút bên cạnh những người mà tôi yêu thương. Thế nên dù tôi rất ghét cái lạnh, ghét cái thời tiết khắc nghiệt này, ghét mưa dầm dề, ghét cái rét căm căm nhưng tôi lại không ghét mùa mưa ở Huế, mùa mà tôi gọi là mùa của những nỗi nhớ.

NGỌC NA

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)

  • Sau khi hoàn tất bản thảo tập thơ Độc Hành thì nhà thơ Hải Bằng cũng “độc hành” về chốn vĩnh hằng vào ngày 7 tháng 7 năm 1998.

  • CÁT LÂM

    Bình đẳng giới, nữ quyền, những vấn đề tưởng như mới mẻ ở nước ta nhưng thực chất vấn đề này đã được luận bàn từ những năm đầu của thế kỷ XX.

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                   Ghi chép

    Trước, và ngay cả khi vừa giải phóng, vào lúc gần tối, nếu có một người khách nào đón đường gọi xe thồ, xe xích lô xin về làng Thế Lại, thì sẽ bị chủ xe lắc đầu ngay. Bởi chủ xe sợ một điều này: có đi mà không có về. Hoặc ít nhất là cũng về hai tay trắng.

  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Trong kháng chiến chống Mỹ, huyện Quảng Điền ở mãi dưới sâu, phải mượn địa bàn của xã Phong Sơn huyện Phong Điền làm chiến khu.

  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Ngoảnh đi ngoảnh lại, vừa mới đó, vậy mà đã 100 số Sông Hương trình làng.

  • PHẠM HỮU THU
                Ghi chép

    Ngót nửa thế kỷ trôi qua, từ những chàng trai, cô gái giờ họ đã là những ông, những bà.

  • NGUYỄN QUANG HÀ

                            Hồi ký

  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Năm 1947 có hai chiến sĩ được cử về công tác tại chiến khu Ba Lòng. Đó là Trần Quốc Tiến, quê Quảng Trị và Hải Bằng, quê Thừa Thiên.

  • BẠCH DIỆP
             Bút ký

    Tôi từng là đứa con nít mê chuyện cổ tích và trò chơi bán đồ hàng. Khi bọn trẻ cùng lứa đánh khăng tập trận, chạy băng vườn cải mụ Tép, vượt rào bứt dưa hấu nhà ông Phường, phá nát ụ rơm cậu Dưỡng, thì tôi vẫn ngồi yên nghe ngoại kể chuyện. Chỉ có trò họp chợ, chơi mua bán với các dì mới rứt tôi ra khỏi ngoại.

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                        Hồi ký

    Mùa mưa 1968 là mùa mưa nghiệt ngã nhất. Sau trận càn lớn chưa từng có lên miền tây Thừa Thiên, địch tiếp tục phong tỏa miền núi bằng biệt kích.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ
                  Ghi chép

    Từ mùa xuân năm ấy đến nay vừa tròn 30 năm, chẳng phải vì con số tròn ba thập kỷ mà tôi nhắc lại chuyện cũ. Chỉ vì từ mùa xuân năm ấy, cuộc đời tôi có một bước ngoặt mới và nhờ có mùa xuân năm ấy, cuốn sách đầu tay của tôi đã ra đời.

  • HỒ THANH THOAN

    Đã gần 34 năm nay chúng ta không còn nghe đến tên Đoàn kịch nói Bình Trị Thiên nữa, chuyện đã trở về dĩ vãng của một thời vàng son. 

  • CHÂU PHÙ

    Thảo Am Nguyễn Khoa Vy (1881 - 1968) sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc ở Huế, tinh thông Nho học và chữ Pháp. Cụ cùng Ưng Bình Thúc Giạ Thị thành lập Hương Bình thi xã và giữ vai trò phó soái của thi xã này.

  • LỆ HẰNG
          Bút ký dự thi

    "Bánh lọc em ơi! Bánh mới hấp xong, nóng hổi luôn nì, lấy giùm chị ít chục hí?”

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Mấy năm trước, trong dịp cùng lên thăm vườn An Hiên của bà Nguyễn Đình Chi, nhà văn Nguyễn Đắc Xuân đã giới thiệu cho tôi biết cụ Sa Giang Đào Thái Hanh (thân phụ của bà Nguyễn Đình Chi, tức bà Đào Thị Xuân Yến) có tập thơ "Ái Châu danh thắng" (trong "Mộng Châu thi tập") được các danh nho đương thời đánh giá rất cao.


  • NGUYỄN QUANG HÀ
                        Bút ký

  • BẠCH DIỆP
            Bút ký dự thi

    Tôi uống chậm, từng ngụm nhỏ.

  • VIỆT HÙNG
                 

    Tuổi hai mươi tràn trề hoài bão lớn và tuổi hai mươi... Ở thời đại nào cũng được coi là lứa tuổi hồn nhiên trong sáng, ấp ủ bầu nhiệt huyết, khát khao làm được cái gì có ích cho đời.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
                       Ghi chép

    Trời bỗng nhiên mưa, những cơn mưa cuối cùng của mùa mưa rét đậm. Với tôi, hình như mưa bao giờ cũng là cánh cửa mở cho những vũ khúc hoài niệm ùa về.

  • LỆ HẰNG
             Bút ký dự thi

    “Thấu Huế rồi.”