(SHO). Mùa mưa cứ thế đến, những nỗi nhớ trong tôi lại từng cái từng cái ùa về, thổi qua và tôi chợt nhận ra trong lúc ngây ngốc tôi đã bỏ quên nhiều thứ như vây; bỏ quên những người thân yêu trong nỗi nhớ của tôi, ở trong kỉ niệm đã qua và giờ tôi nhớ ra cảm giác hạnh phúc, vui vẻ khi ở bên họ, để từ đó tôi quý trọng hơn nữa những giây phút bên cạnh những người mà tôi yêu thương.
mưa trên sông. Nguồn: Internet
“…Mùa đi ngang phố,
hay phố không mùa nữa
Chỉ một vùng nỗi nhớ,
ùa trên phố rất vội…”
Tôi rất thích ngâm nga cái giai điệu của bài hát này mỗi khi mùa mưa ở Huế lại về bất chợt, có chút mưa bụi, bất chợt từng cơn gió khe khẽ thổi qua, len lỏi vào trong tay áo chạm vào da thịt làm ta giật nảy mình, một chút lạnh rất Huế khiến bạn hơi co mình lại và níu chặt chiếc áo ấm của mình. Mùa mưa khi những cơn mưa lớn nhỏ thi nhau tràn về không dứt, con người chợt dâng lên một thứ cảm giác mà người bạn của tôi hay bảo tôi là “tâm hồn dậy sóng”. Tôi thì nghĩ cũng đúng có lúc lí trí nên tĩnh lại, trầm xuống để nhường chỗ cho tâm hồn, cho cảm xúc lên tiếng.
Khi mà mùa mưa đến, hạt mưa nhẹ nhàng rơi, nỗi nhớ lại tràn về. Tôi nhớ, hồi còn nhỏ, lúc đó học lớp một, hai gì đó, ba tôi hay cõng tôi từ đường cái đi vào con hẻm về nhà mình khoảng chừng hai cây số bởi con đường ngập nước lũ, nước dâng gần tới đầu gối, về đến nhà tôi nước lên tới tận gần hông. Tôi không nhớ nhiều chuyện hồi nhỏ nhưng lại nhớ như in cái cảm giác trên lưng ba, vừa ấm áp vừa an toàn lại thích thú nhìn ba từ trên cao lội trong làn nước lạnh lẽo đến khi thấu nhà vẫn tiếc nuối sao con đường lại ngắn như vậy.
Khi mà mùa mưa đến, những hạt mưa nặng hạt, nỗi nhớ lại ùa về. Tôi nhớ mỗi tối hai chị em cùng trùm chăn bông, ngồi trên giường chờ để được xem bộ phim yêu thích vừa ăn món bột mì hấp mẹ làm, vừa thổi vừa ăn ngấu nghiến, đó là món ăn vặt duy nhất hồi đó của tôi và với tôi đó là món ăn ngon nhất, ngon hơn bất cứ món nào. Nhưng bây giờ thỉnh thoảng mẹ lại làm món đó, thêm rất nhiều thứ trông hấp dẫn hơn rất nhiều tôi lại không muốn ăn nữa.
Mùa mưa khi những cơn mưa rả rít, nỗi nhớ lắng đọng. Tôi nhớ về mối tình đầu đã đi ngang qua tôi, một người bước qua và mình tôi đứng lại. Tôi nhớ người chở tôi trên xe đạp dưới cơn mưa bụi bay lất phất. Tôi ngồi sau xe, ngắm chiếc lưng của người bỗng thấy như thế giới chỉ còn tôi và người, cảm giác thật an toàn, thật ấm áp. Tôi không biết người nói những gì cùng người bạn bên cạnh, tôi chỉ chăm chú giữ chiếc mũ của cái áo khoác gió để người không bị mưa làm ướt. Có thật nhiều chuyện đã qua, ở bên nhau thật lâu nhưng tôi lại không còn nhớ nhiều kỉ niệm nữa chỉ còn nhớ kĩ ngày mưa đó…
Mùa mưa khi những cơn mưa dầm dề không chịu dứt, nỗi nhớ lại tha thiết hơn, da diết hơn. Tôi nhớ, những ngày học đại học phải ở lại trên Huế. Ngày mưa lạnh lẽo, ướt át đến khó chịu, bạn cùng tôi chở nhau trên chiếc xe máy cùng ghé vào một quán ăn chay trên đường. Tôi ăn món lẩu chay vừa ngon vừa thích, ăn đến xua đi hết cả cái lạnh giá bên ngoài, mồ hôi khắp mặt, thích thú vô cùng. Hai đứa bạn của tôi không thích món đó nhưng tôi cứ khoái ăn lẩu chay, nhất là vào những ngày mưa lạnh như thế.
Mùa mưa khi những nỗi nhớ lại tràn về…
Mùa mưa cứ thế đến, những nỗi nhớ trong tôi lại từng cái từng cái ùa về, thổi qua và tôi chợt nhận ra trong lúc ngây ngốc tôi đã bỏ quên nhiều thứ như vây; bỏ quên những người thân yêu trong nỗi nhớ của tôi, ở trong kỉ niệm đã qua và giờ tôi nhớ ra cảm giác hạnh phúc, vui vẻ khi ở bên họ, để từ đó tôi quý trọng hơn nữa những giây phút bên cạnh những người mà tôi yêu thương. Thế nên dù tôi rất ghét cái lạnh, ghét cái thời tiết khắc nghiệt này, ghét mưa dầm dề, ghét cái rét căm căm nhưng tôi lại không ghét mùa mưa ở Huế, mùa mà tôi gọi là mùa của những nỗi nhớ.
NGỌC NA
PHẠM XUÂN PHỤNG
Một buổi sáng tháng 7 năm 1994, tại Văn phòng Đảng ủy Bệnh viên Trung ương Huế, tôi tiếp một nhân viên văn phòng Hội Văn học Nghệ thuật (nay là Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế).
TRẦN NGUYÊN HÀO
Lòng nhân ái của Bác Hồ dành cho mọi người dân Việt Nam; tình yêu thương ở Bác lan tỏa đến những người nô lệ mất nước và những người cùng khổ trên khắp thế gian, cho những người da đen bị phân biệt chủng tộc, cho cả những người da trắng bần cùng, cho những người phụ nữ các nước đế quốc thực dân có chồng con bị đưa sang Việt Nam và nước thuộc địa làm bia đỡ đạn; và cho cả chính những người lính ở bị đưa đi đánh nhau và nhận những cái chết oan uổng trong các cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa.
HÀN NHÃ LẠC
Thêm một giọng ca tài danh từng tôn cao giá trị di sản ca Huế vừa ra đi: nghệ sĩ nhân dân Minh Mẫn vừa qua đời ngày 13 tháng ba năm 2018, nhằm ngày 26 tháng giêng âm lịch.
ĐẠI HỘI VHNT THỪA THIÊN HUẾ LẦN THỨ NHẤT
(Trích bài phát biểu của đồng chí Vũ Thắng, nguyên ủy viên BCH Trung ương Đảng CSVN, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế tại Đại Hội)
HÒA ÁI
Đến nay, những bài thơ chúc Tết của Hồ Chủ tịch đã trở thành di sản của dân tộc. Những bài thơ chúc Tết của Bác trong mỗi dịp Tết đều toát lên tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta trong một giai đoạn lịch sử.
PHẠM PHÚ PHONG
Du ký
Do cách chia thời gian theo ngày tháng, người ta thường coi thời gian trôi/ đi qua, nhưng thực ra thời gian vẫn đứng yên đó thôi, chỉ có con người và vạn vật trôi qua dưới con mắt chăm chú, kiên trì và nhẫn nại của thời gian.
TRẦN THỊ KIÊN TRINH
Là em gái của anh nhưng khi tôi được sinh ra anh đã tròn hai mươi tuổi. Những gì nhớ về anh chỉ là ký ức tuổi thơ trong khu vườn tranh thỉnh thoảng anh về.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
(Viết từ lời kể của cựu chiến binh Đặng Hà)
Tôi tình cờ đọc được thông tin Hải quân Mỹ lấy thành phố Huế để đặt tên cho một tuần dương hạm mang tên USS Hue City (CG-66). Tuần dương hạm này thuộc lớp Ticonderoga, trang bị tên lửa, gắn với trận đánh Trung đoàn 1, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ tham chiến Huế vào dịp Tết Mậu Thân.
NGUYỄN TỰ LẬP
Cuộc Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam cách đây tròn nửa thế kỷ (1968 - 2018).
Những tượng đài thiêng liêng trong lòng dân Quảng Điền
NGUYỄN QUANG HÀ
Bút ký
Thái độ về cuộc Cần Vương
Người thẩm vấn (NTV): Ông có phải là kẻ hâm mộ người anh hùng cuối cùng trong cuộc tử chiến chống người Pháp đó không?
CHƯƠNG THÂU
Hồ sơ Thẩm vấn là tập tài liệu khá khá dày dặn của Hội đồng xử án Tòa Đề hình của chính quyền thực dân để chuẩn bị xử Phan Bội Châu vào ngày 23/11/1925 tại Hà Nội.
LTS: Kỷ niệm 150 năm ngày sinh của chí sĩ Phan Bội Châu, Sông Hương được tiếp cận với bản thảo “Vụ án Phan Bội Châu năm 1925: Hồ sơ thẩm vấn”. Đây là nguồn tư liệu quý, nằm trong tập Bổ di II lần đầu được công bố về vụ án chí sĩ Phan Bội Châu.
Cuối mùa hè năm 1978 chúng tôi là lứa lưu học sinh đầu tiên được tới Liên Xô bằng máy bay, trước đây chỉ đi bằng tàu hỏa liên vận qua Bắc Kinh. Đối với nhiều người Việt Nam lúc bấy giờ, nhất là những người lính sau mấy năm chỉ sống ở núi rừng, Moscow thực sự là thiên đường.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Dưới thời Pháp thuộc, những năm đầu thế kỷ XX, để ra được một tờ báo - mà lại báo tiếng Việt do người Việt quản lý tại Kinh đô Huế quả thực nhiêu khê và vô cùng khó khăn, phức tạp.
ĐẶNG NHẬT MINH
Tôi vẫn còn nhớ đinh ninh cảnh quay đầu tiên của phim Cô gái trên sông vào tháng 10 năm 1987 là cảnh Liên, nhà báo nữ (do Hà Xuyên đóng) đến bệnh viện Huế tìm gặp Nguyệt (do Minh Châu đóng).
THÁI KIM LAN
Con đường ấy, từ dốc cầu Gia Hội đổ xuống, dọc theo con sông nhánh trước kia còn gọi là sông Đông Ba, Hàng Đường, rồi Bạch Đằng, lấy tên dòng sông chảy qua chùa Diệu Đế, qua cầu Đồng Ba, về Bao Vinh, ngã Ba Sình, con đường mang nhiều vẻ lạ, nó mang phố về biển khơi và chuyên chở tứ xứ về kinh thành, vốn là phố cổ một thời với những căn nhà gỗ kiến trúc thuần Huế, nơi những gia đình thượng lưu, quý tộc định cư một thời quan quan thư cưu…
DƯƠNG PHƯỚC THU
Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, nhận chỉ thị của Hồ Chủ tịch, đại diện Ủy ban Nhân dân lâm thời Thừa Thiên và Ủy ban Nhân dân Trung Bộ đóng tại Huế đã đến mời cụ Huỳnh Thúc Kháng, một tiến sĩ Nho học yêu nước, một nhà báo nổi tiếng, một người không đảng phái ra Hà Nội gặp cụ Hồ.
HƯƠNG CẦN
Vài năm lại đây, báo chí thường nhắc đến ông hai lúa Bùi Hiển (Thủ Dầu Một, Bình Dương) tự chế thành công chiếc máy bay trực thăng vào năm 2012, ông làm chiếc thứ hai vào năm 2014.
VŨ HẢO
Tháng Tám năm 1945 đã trở thành mốc son chói lọi, vẻ vang trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Cách mạng tháng Tám thành công đã phá tan xiềng xích của thực dân, phát xít, lật đổ chế độ phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước của dân, do dân và vì dân.