Mùa của những nỗi nhớ

09:16 16/01/2015

(SHO). Mùa mưa cứ thế đến, những nỗi nhớ trong tôi lại từng cái từng cái ùa về, thổi qua và tôi chợt nhận ra trong lúc ngây ngốc tôi đã bỏ quên nhiều thứ như vây; bỏ quên những người thân yêu trong nỗi nhớ của tôi, ở trong kỉ niệm đã qua và giờ tôi nhớ ra cảm giác hạnh phúc, vui vẻ khi ở bên họ, để từ đó tôi quý trọng hơn nữa những giây phút bên cạnh những người mà tôi yêu thương.

mưa trên sông. Nguồn: Internet

“…Mùa đi ngang phố,

hay phố không mùa nữa

Chỉ một vùng nỗi nhớ,

ùa trên phố rất vội…”

 Tôi rất thích ngâm nga cái giai điệu của bài hát này mỗi khi mùa mưa ở Huế lại về bất chợt, có chút mưa bụi, bất chợt từng cơn gió khe khẽ thổi qua, len lỏi vào trong tay áo chạm vào da thịt làm ta giật nảy mình, một chút lạnh rất Huế khiến bạn hơi co mình lại và níu chặt chiếc áo ấm của mình. Mùa mưa khi những cơn mưa lớn nhỏ thi nhau tràn về không dứt, con người chợt dâng lên một thứ cảm giác mà người bạn của tôi hay bảo tôi là “tâm hồn dậy sóng”. Tôi thì nghĩ cũng đúng có lúc lí trí nên tĩnh lại, trầm xuống để nhường chỗ cho tâm hồn, cho cảm xúc lên tiếng.

 Khi mà mùa mưa đến, hạt mưa nhẹ nhàng rơi, nỗi nhớ lại tràn về. Tôi nhớ, hồi còn nhỏ, lúc đó học lớp một, hai gì đó, ba tôi hay cõng tôi từ đường cái đi vào con hẻm về nhà mình khoảng chừng hai cây số bởi con đường ngập nước lũ, nước dâng gần tới đầu gối, về đến nhà tôi nước lên tới tận gần hông. Tôi không nhớ nhiều chuyện hồi nhỏ nhưng lại nhớ như in cái cảm giác trên lưng ba, vừa ấm áp vừa an toàn lại thích thú nhìn ba từ trên cao lội trong làn nước lạnh lẽo đến khi thấu nhà vẫn tiếc nuối sao con đường lại ngắn như vậy.

 Khi mà mùa mưa đến, những hạt mưa nặng hạt, nỗi nhớ lại ùa về. Tôi nhớ mỗi tối hai chị em cùng trùm chăn bông, ngồi trên giường chờ để được xem bộ phim yêu thích vừa ăn món bột mì hấp mẹ làm, vừa thổi vừa ăn ngấu nghiến, đó là món ăn vặt duy nhất hồi đó của tôi và với tôi đó là món ăn ngon nhất, ngon hơn bất cứ món nào. Nhưng bây giờ thỉnh thoảng mẹ lại làm món đó, thêm rất nhiều thứ trông hấp dẫn hơn rất nhiều tôi lại không muốn ăn nữa.

 Mùa mưa khi những cơn mưa rả rít, nỗi nhớ lắng đọng. Tôi nhớ về mối tình đầu đã đi ngang qua tôi, một người bước qua và mình tôi đứng lại. Tôi nhớ người chở tôi trên xe đạp dưới cơn mưa bụi bay lất phất. Tôi ngồi sau xe, ngắm chiếc lưng của người bỗng thấy như thế giới chỉ còn tôi và người, cảm giác thật an toàn, thật ấm áp. Tôi không biết người nói những gì cùng người bạn bên cạnh, tôi chỉ chăm chú giữ chiếc mũ của cái áo khoác gió để người không bị mưa làm ướt. Có thật nhiều chuyện đã qua, ở bên nhau thật lâu nhưng tôi lại không còn nhớ nhiều kỉ niệm nữa chỉ còn nhớ kĩ ngày mưa đó…

 Mùa mưa khi những cơn mưa dầm dề không chịu dứt, nỗi nhớ lại tha thiết hơn, da diết hơn. Tôi nhớ, những ngày học đại học phải ở lại trên Huế. Ngày mưa lạnh lẽo, ướt át đến khó chịu, bạn cùng tôi chở nhau trên chiếc xe máy cùng ghé vào một quán ăn chay trên đường. Tôi ăn món lẩu chay vừa ngon vừa thích, ăn đến xua đi hết cả cái lạnh giá bên ngoài, mồ hôi khắp mặt, thích thú vô cùng. Hai đứa bạn của tôi không thích món đó nhưng tôi cứ khoái ăn lẩu chay, nhất là vào những ngày mưa lạnh như thế.

 Mùa mưa khi những nỗi nhớ lại tràn về…

 Mùa mưa cứ thế đến, những nỗi nhớ trong tôi lại từng cái từng cái ùa về, thổi qua và tôi chợt nhận ra trong lúc ngây ngốc tôi đã bỏ quên nhiều thứ như vây; bỏ quên những người thân yêu trong nỗi nhớ của tôi, ở trong kỉ niệm đã qua và giờ tôi nhớ ra cảm giác hạnh phúc, vui vẻ khi ở bên họ, để từ đó tôi quý trọng hơn nữa những giây phút bên cạnh những người mà tôi yêu thương. Thế nên dù tôi rất ghét cái lạnh, ghét cái thời tiết khắc nghiệt này, ghét mưa dầm dề, ghét cái rét căm căm nhưng tôi lại không ghét mùa mưa ở Huế, mùa mà tôi gọi là mùa của những nỗi nhớ.

NGỌC NA

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • BỬU Ý

    Hàn Mặc Tử (Nguyễn Trọng Trí) từng sống mấy năm ở Huế khi còn rất trẻ: từ 1928 đến 1930. Đó là hai năm học cuối cùng cấp tiểu học ở nội trú tại trường Pellerin (còn gọi là trường Bình Linh, thành lập năm 1904, do các sư huynh dòng La San điều hành), trường ở rất gần nhà ga tàu lửa Huế. Thời gian này, cậu học trò 17, 18 tuổi chăm lo học hành, ở trong trường, sinh hoạt trong tầm kiểm soát nghiêm ngặt của các sư huynh.

  • LÊ QUANG KẾT
                   

    Giai điệu và lời hát đưa tôi về ngày tháng cũ - dấu chân một thuở “phượng hồng”: “Đường về Thành nội chiều sương mây bay/ Em đến quê anh đã bao ngày/ Đường về Thành nội chiều sương nắng mới ơ ơ ơ/ Hoa nở hương nồng bay khắp trời/ Em đi vô Thành nội nghe rộn lòng yêu thương/ Anh qua bao cánh rừng núi đồi về sông Hương/ Về quê mình lòng mừng vui không nói nên lời…” (Nguyễn Phước Quỳnh Đệ).

  • VŨ THU TRANG

    Đến nay, có thể nói trong các thi sĩ tiền chiến, tác giả “Lỡ bước sang ngang” là nhà thơ sải bước chân rong ruổi khắp chân trời góc bể nhất, mang tâm trạng u hoài đa cảm của kẻ lưu lạc.

  • TRẦN PHƯƠNG TRÀ

    Đầu năm 1942, cuốn “Thi nhân Việt Nam 1932-1941” của Hoài Thanh - Hoài Chân ra đời đánh dấu một sự kiện đặc biệt của phong trào Thơ mới. Đến nay, cuốn sách xuất bản đúng 70 năm. Cũng trong thời gian này, ngày 4.2-2012, tại Hà Nội, Xuân Tâm nhà thơ cuối cùng trong “Thi nhân Việt Nam” đã từ giã cõi đời ở tuổi 97.

  • HUYỀN TÔN NỮ HUỆ - TÂM
                                      Đoản văn

    Về Huế, tôi và cô bạn ngày xưa sau ba tám năm gặp lại, rủ nhau ăn những món đặc sản Huế. Lần này, y như những bợm nhậu, hai đứa quyết không no nê thì không về!

  • LƯƠNG AN - NGUYỄN TRỌNG HUẤN - LÊ ĐÌNH THỤY - HUỲNH HỮU TUỆ

  • BÙI KIM CHI

    Nghe tin Đồng Khánh tổ chức kỷ niệm 95 năm ngày thành lập trường, tôi bồi hồi xúc động đến rơi nước mắt... Con đường Lê Lợi - con đường áo lụa, con đường tình của tuổi học trò đang vờn quanh tôi.

  • KIM THOA

    Sao anh không về chơi Thôn Vỹ
    Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên        
          
                       (Hàn Mạc Tử)

  • NGUYỄN VĂN UÔNG

    Hôm nay có một người du khách
    Ở Ngự Viên mà nhớ Ngự Viên         
     

    (Xóm Ngự Viên - Nguyễn Bính)

  • HOÀNG THỊ NHƯ HUY

    Tôi biết Vân Cù từ tấm bé qua bóng hình người đàn bà gầy đen, gánh đôi quang gánh trĩu nặng trên vai, rảo khắp các xóm nhỏ ở Thành Nội, với giọng rao kéo dài: “Bún…bún…ún!” mà mẹ đã bao lần gọi mua những con bún trắng dẻo mềm.

  • LÊ QUANG KẾT                
                      Tùy bút

    Hình như văn chương viết về quê hương bao giờ cũng nặng lòng và giàu cảm xúc - dù rằng người viết chưa hẳn là tác giả ưu tú.

  • TỪ SƠN… Huế đã nuôi trọn thời ấu thơ và một phần tuổi niên thiếu của tôi. Từ nơi đây , cách mạng đã đưa tôi đi khắp mọi miền của đất nước. Hà Nội, chiến khu Việt Bắc, dọc Trường Sơn rồi chiến trường Nam Bộ. Năm tháng qua đi.. Huế bao giờ cũng là bình minh, là kỷ niệm trong sáng của đời tôi.

  • LÊ QUANG KẾT

    Quê tôi có con sông nhỏ hiền hòa nằm phía bắc thành phố - sông Bồ. Người sông Bồ lâu nay tự nhủ lòng điều giản dị: Bồ giang chỉ là phụ lưu của Hương giang - dòng sông lớn của tao nhân mặc khách và thi ca nhạc họa; hình như thế làm sông Bồ dường như càng bé và dung dị hơn bên cạnh dòng Hương huyền thoại ngạt ngào trong tâm tưởng của bao người.

  • HUY PHƯƠNG

    Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
    Mà mưa trắng đất, trắng trời Thừa Thiên         
                          
                                              (Tố Hữu)

  • PHAN THUẬN AN

    Huế là thành phố của những dòng sông. Trong phạm vi của thành phố thơ mộng này, đi đến bất cứ đâu, đứng ở bất kỳ chỗ nào, người ta cũng thấy sông, thấy nước. Nước là huyết mạch của cuộc sống con người. Sông là cội nguồn của sự phát triển văn hoá. Với sông với nước của mình, Huế đã phát triển theo nguyên tắc địa lý thông thường như bao thành phố xưa nay trên thế giới.

  • MAI KIM NGỌC

    Tôi về thăm Huế sau hơn ba thập niên xa cách.Thật vậy, tôi xa Huế không những từ 75, mà từ còn trước nữa. Tốt nghiệp trung học, tôi vào Sài Gòn học tiếp đại học và không trở về, cho đến năm nay.

  • HOÀNG HUẾ

    …Trong lòng chúng tôi, Huế muôn đời vẫn vĩnh viễn đẹp, vĩnh viễn thơ. Hơn nữa, Huế còn là mảnh đất của tổ tiên, mảnh đất của trái tim chúng tôi…

  • QUẾ HƯƠNG

    Năm tháng trước, về thăm Huế sau cơn đại hồng thủy, Huế ngập trong bùn và mùi xú uế. Lũ đã rút. Còn lại... dòng-sông-nước-mắt! Người ta tổng kết những thiệt hại hữu hình ước tính phải mươi năm sau bộ mặt kinh tế Thừa Thiên - Huế mới trở lại như ngày trước lũ. Còn nỗi đau vô hình... mãi mãi trĩu nặng trái tim Huế đa cảm.

  • THU TRANG

    Độ hai ba năm thôi, tôi không ghé về Huế, đầu năm 1999 này mới có dịp trở lại, thật tôi đã có cảm tưởng là có khá nhiều đổi mới.

  • TUỆ GIẢI NGUYỄN MẠNH QUÝ

    Có lẽ bởi một nỗi nhớ về Huế, nhớ về cội nguồn - nơi mình đã được sinh ra và được nuôi dưỡng trong những tháng năm dài khốn khó của đất nước, lại được nuôi dưỡng trong điều kiện thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt. Khi đã mưa thì mưa cho đến thúi trời thúi đất: “Nỗi niềm chi rứa Huế ơi/ Mà mưa xối xả trắng trời Trị Thiên…” (Tố Hữu). Và khi đã nắng thì nắng cho nẻ đầu, nẻ óc, nắng cho đến khi gió Lào nổi lên thổi cháy khô trời thì mới thôi.