Ảnh: Internet
HÀ LỆ THỦY Lời hứa dang dở Truyện ngắn Thân tặng lớp Luật K22 Anh là một người rụt rè, ít nói. Anh thường ngồi ở góc lớp suy tư và cười một mình. Hơn tôi một tuổi nhưng bên ngoài anh già dặn hơn những đứa khác trong lớp. Anh hay cười khi tranh luận về Huế, con người Huế và cuối cùng buông một câu: "Nơi đây hơn hẳn quê anh là cái chắc rồi". Không biết anh nói có ý gì nhưng ngay lúc đó tôi cảm thấy rất tự hào vì được sống ngay trên đất Cố đô. Quê anh cũng như bao làng quê Việt Nam khác, nghèo và lam lũ. Anh thường nói với tôi rằng học cái nghề luật này khổ lắm, chẳng phục vụ gì cho quê anh cả. Thế rồi anh lại tự an ủi bằng cách thực hiện những ước mơ giản đơn là gắng học thật giỏi để có học bổng nuôi sống bản thân và đỡ phải phụ thuộc gia đình. Tôi thích cách nói chuyện của anh. Anh không vào đề ngay khi câu chuyện bắt đầu mà im lặng như không tham gia. Nhưng sau đó anh lại xen ngang một lời nói hay một hành động nào đấy rất hóm hỉnh hay rất thâm thúy. Có lẽ đó cũng chính là tính cách con người anh. Có một điều đặc biệt là anh rất thích nghe những bài hát nước ngoài và hát theo chúng rất hay. Tôi quen anh qua những buổi trao đổi kiến thức âm nhạc như thế. Có lần anh tâm sự rằng anh có để ý một cô bạn gái cùng lớp nhưng không dám nói ra với cô bạn ấy. Anh sợ người ta chê mình nghèo. Với lại, bề ngoài anh không bắt mắt như những chàng trai thành thị khác. Anh rất muốn gửi một bài hát tiếng Anh qua đài cho cô bạn ấy để nói tất cả lòng mình. Tôi cổ vũ anh và bảo anh nên gửi một bài nào đó thật trữ tình. Anh đồng ý và hứa với tôi sẽ gửi bài hát nhân dịp sinh nhật cô ấy. Nhà trường cho nghỉ học hai ngày, lớp chúng tôi bàn kế hoạch đi chơi. Anh cũng hăng hái tham gia. Đối với tôi đi chơi xa là một thú vui không thể thiếu của sinh viên. Phải sống mãi trong cảnh "học tại quê nhà" tôi chán lắm rồi. Chưa nếm trải được mùi vị cuộc sống sinh viên xa nhà nên tôi luôn ước mong được học xa nhà và đi xa nhà. Mẹ tôi cười: chỉ được ít bữa lại nước mắt ngắn, nước mắt dài cho mà xem. Lớp tôi quyết định đi chơi biển Lăng Cô. Thật may mắn là trời hôm đó nắng. Sau một chuyến xe hơn tám mươi cây số chúng tôi đã có mặt ở biển. Biển đẹp thật!. Đứng trên bờ nhìn xuống có cảm tưởng như một khối thạch bích khổng lồ ôm trọn cả bờ biển dài vô tận. Cái nắng ban ngày hắt xuống biển làm cho khối thạch bích càng lung linh, rực rỡ và huyền ảo hơn. Một mình đứng giữa màu xanh bao la của trời và biển tôi cảm thấy mình nhỏ bé vô cùng. Bỗng dưng trong tôi trào dâng một cảm giác ngây ngất khó tả... Đêm rồi cũng đến. Những đợt sóng mạnh vỗ vào bờ đem theo cái mát lạnh của gió biển. Chúng tôi ngồi quây quần giữa bãi biển nói chuyện với nhau về bạn bè, về cuộc sống. Lúc đó tôi thấy anh thật vô tư, sôi nổi, trẻ trung chẳng giống ngày thường chút nào. - Tại sao con người sống không chỉ là thương yêu mà lại có cả thù hận và căm ghét nhau nhỉ? Tôi bỗng thắc mắc. Anh triết lí: - Đó mới chính là cuộc sống. Cơn mưa biển ập xuống đã làm ngưng cuộc nói chuyện lại. Chúng tôi cũng đã mệt sau một ngày vui chơi thỏa thích và cần phải giữ sức cho cuộc chơi ngày mai. Một lúc sau, cả không gian lại chìm vào yên tĩnh chỉ còn tiếng mưa rơi, gió thổi và tiếng ngáy đều của cả lũ. Cái nóng ấm áp mơn man trên da thịt đã khiến tôi tỉnh giấc. Những tia nắng đầu tiên của ngày mới xuất hiện cũng là lúc cả lũ thức dậy. Được tắm biển vào buổi sáng còn gì bằng. - Này, ăn nhanh lên ra tắm biển. Sau tiếng kêu gọi của lớp trưởng, tất cả chúng tôi như nhận ra cái vẻ tuyệt vời của biển và ai cũng muốn hăm hở chạy ra để tận hưởng hết những cái gì mà biển ban cho. Trời chơi trước tiên là chuyền bóng trên biển. Biển rộng lớn là thế nhưng không nhấn chìm được trái bóng bé nhỏ. Trái bóng cứ thế được chuyền qua chuyền lại trong sự ồn ào, vui nhộn làm bừng tỉnh cả khoảng không bao la của biển. Tất cả đang say sưa theo trái bóng mà không để ý rằng mình đứng xa hay gần khu vực cấm. Trái bóng bật ra xa khỏi tầm với. Một người lao theo chụp. Bỗng có một cơn sóng mạnh dội vào làm cho người đó không kịp giữ thăng bằng và... chới với. Tiếng kêu cứu hét lên. Hai ba người gần đó định lao ra để kéo lên nhưng không được. Vừa mới bước ra vài bước, cát dưới chân như bị sụt xuống. Nước biển chỗ đó tạo thành một vòng xoáy khổng lồ, hun hút sâu như miệng giếng. Chúng tôi kinh hoàng nhận ra: Thủy thần đang giận giữ, lối xuống địa ngục đang mở rộng ra. Bây giờ dù cho cả lớp nhảy vào thì cái vòng xoáy dữ dội của thủy thần ấy sẽ sẵn sàng nuốt chửng chúng tôi mà không thương tiếc. Những con mắt như tê dại đổ dồn vào miệng giếng nước xoáy đang kéo theo quả bóng cùng người bạn thân thiết. Sự việc kinh hoàng ấy chỉ xảy ra trong một khoảnh khắc. Đất trời hình như sụp đổ. Tiếng một người cất lên: - Phải chạy lên bờ gọi người xuống cứu! Không gian đang yên lặng bỗng vang lên những tiếng kêu cứu rợn người. Rồi tiếp theo là những bước chân náo loạn cùng với những tiếng kêu thất thanh: cứu... cứu... cứu... có người chết đuối!. Một dân chài gần đó bơi ra nhưng sóng đập mạnh quá không đến gần được phải quay lại vào bờ. Cảnh náo loạn trên bờ cùng với những tiếng thút thít làm cho bầu trời càng thêm ảm đạm, thê lương. Mới chỉ ít phút đây thôi trời còn êm đềm, trong xanh vời vợi. Mới đây thôi những con sóng còn rì rào bài ca của biển. Vậy mà...! Hay là biển trả thù con người không bảo vệ, giữ gìn nó mà chỉ biết khai thác đến cùng kiệt để môi trường thay đổi dẫn đến sự thay đổi bất thường của những dòng thủy lưu dưới đáy đại dương. Không được nữa rồi. Dù là một người đi biển tài ba, dù là một người có kinh nghiệm với sông nước cũng không dám xông vào cái vòng xoáy khổng lồ ấy. Dân làng cạnh đó tụ tập đầy bờ biển. Các cụ già trải đời cất tiếng thở dài: Thế là hết rồi đó các cháu ạ!. Bọn con gái mau nước mắt khóc ré lên không ai ngăn cản nổi. Tôi nhìn quanh và bàng hoàng nhận ra: Người bạn xấu số của lớp tôi chính là anh ấy. Thật thế ư? Tôi không thể hình dung nổi những gì vừa xảy ra trước mắt mình. Nhanh quá, bất ngờ quá! Tôi sững sờ và nghẹn ngào nấc lên. Thế là hết! Biển đã thực sự cướp đi người bạn của chúng tôi. Biển đã biến cuộc đi chơi thành một cuộc giã biệt đau thương và đầy nước mắt. ... Một ngày đau đớn, vật vã với việc tìm kiếm, chúng tôi cùng những người dân chài vớt được anh lên cách chỗ xảy ra tai nạn 3 km ngược dòng lên phía biển Thuận An. Người anh bị cát đánh xây xát, bầm tím, riêng khuôn mặt còn phảng phất một nét bàng hoàng như chứa chất một điều gì chưa kịp nói ra. Anh đã ra đi, không phải là một cuộc ra đi bình thường như những lần tạm biệt tôi trước cửa lớp mỗi khi tan học về. Anh ra đi trong cơn phẫn nộ bất thường của biển cả để lại sự cô đơn, lạnh lẽo trong lòng chúng tôi. Và một lời hứa dang dở của anh chưa thực hiện được. Ngày sinh nhật của cô bạn gái đã đến gần. H.L.T (137-07-00) |
NGHĨA THÂN
Thời sinh viên tôi thường đi làm thêm ở quán bar hay những nhà hàng dành cho khách Tây. Tôi sang phố Phạm Ngũ Lão xin làm phục vụ nhà hàng. Lúc đó tôi nghĩ rằng làm ở chỗ có khách nước ngoài có thêm thu nhập và có thể trau dồi kiến thức, ngoại ngữ.
HỒNG NHU
Tà-Dnga bước những bước uyển chuyển về bản. Mái tóc dính mồ hôi, vương trên khuôn mặt trắng ngần. Chiếc váy còn mới, có nhiều mầu sặc sỡ viền dưới gấu, bó sát lấy tấm thân thon thon.
NGUYỄN NGUYÊN NHUNG
L.T.S.: Nguyễn Nguyên Nhung, sinh năm 1977 tại Huế. Cô gái 16 tuổi này hiện là nội trợ một gia đình nghèo đông người. Cô đang cặm cụi học nghề để giúp bố nuôi đàn em nhỏ. Và cô bắt đầu viết...
NGÔ THIÊN THU
(Ngô Thiên Thu sinh năm 1965 tại Huế. Sinh viên năm thứ 5 Khoa Ngoại ngữ Trường ĐHTH Huế năm 1992).
ĐOÀN QUỲNH ANH
Đoàn Quỳnh Anh sinh năm 1970 tại Đồng Hới. Hiện là nữ sinh viên năm thứ 4 Khoa Văn Trường Đại học Tổng hợp Huế.
NGUYỄN HỮU THÔNG
Ông Hàn đã yếu lắm... người ông quắt queo lại, chỉ còn da bọc xương. Chứng suy nhược tuổi già đã đến thời kỳ nhà thương trả về cho gia đình, nhưng không hề làm ông thay đổi nét yên bình trong đôi mắt.
Đặng Thành - Trần Đình Xuân Dũng
Thành Phương - Phạm Nguyên Tường - Nhật Lệ
LTS: Lê Thị Minh Nghĩa, một nữ sinh mực tím của phố biển Quy Nhơn. Em đã thầm lặng bền bỉ thử bút trên mươi lăm truyện ngắn, với ước mộng tốt nghiệp Phổ thông Trung học, sẽ đầu đơn thi vào Trường Đại học Viết văn Nguyễn Du. SH nồng nhiệt và cảm động giới thiệu "cô bé câm lặng" niềm ước mộng tương lai mà nữ sinh mực tím đang mong muốn thể hiện, nắm bắt...
Nguyễn Hồng Hạnh sinh tháng 1.1968, tại Huế. Sinh viên Khoa ngữ văn Đại học Tổng hợp Huế. Hội viên câu lạc bộ Văn học thuộc Nhà văn hóa Thành phố Huế. Sông Hương xin trân trọng giới thiệu những bài thơ đầu tay của Hồng Hạnh
SÔNG HƯƠNG
PHẠM THỊ ANH NGA
(Đại học Sư phạm Huế)
Hoài Thi - Phạm Huy Ngữ
LÊ THỊ HOÀI NAM
Nàng ngả đầu trên một chồng gối chăn cao ngất. Hai tay vòng ra phía gáy. Rõ là nàng đang ở trong tư thế hoàn toàn không thoải mái. Nhưng nàng thích thế. Cặp mắt nàng bất động nhìn dán vào bức tường màu khói hương mà dưới ánh sáng của ngọn đèn néon dễ gợi cho người ta cảm giác trong suốt, trong suốt đến trống rỗng.
QUỲNH NHƯ
"…Chỉ một mình, đêm khuya thao thức vắt tay lên trán, nước mắt đầm đìa tôi mới khẽ gọi "Mẹ ơi, mẹ ơi" như một đứa bé. Những lúc ấy tôi cô đơn vô cùng. Không có gì trên trái đất nầy có thể lấp bằng được. Người ta dù lớn dù nhỏ đến đâu đều cần đến mẹ biết bao nhiêu…"
Đây là một hoạt động xã hội thường kỳ đầu tiên mà Sông Hương quyết tâm thực hiện, nhằm góp phần động viên một cách học và dạy Văn sinh động, hấp dẫn trong trường học.
Hồ Hồng Sâm - Hoàng Thị Thương
LÊ HÙNG VỌNG
Đến lúc cô tình nhân thứ tư chia tay anh chàng kỹ sư Tân không một lời từ giã thì tiếng tăm của anh ta trong giới chị em ở đây đã nổi như cồn.
Sáng nay (29.7), Tạp chí Sông Hương đã tổ chức giới thiệu tác phẩm “Đi tìm nhành hoa thạch thảo” của tác giả Lê Duy Đoàn. Đến dự có đông đảo bạn đọc cùng các nhà văn nhà thơ tại Thừa Thiên Huế.
LTS: Trong Đêm thơ tự chọn tại tòa soạn Sông Hương, tác giả được mọi người chú ý lại là một tác giả mới, rất mới: Nguyễn Thị Thái (còn có tên gọi là Tuất), hiện đang là một thợ may bình thường ở xã Xuân Long thành phố Huế.
Tôn Nữ Ngọc Hoa - Ngô Anh Phương - Hoàng Phương Vỹ