NGUYỄN NGUYÊN NHUNG
L.T.S.: Nguyễn Nguyên Nhung, sinh năm 1977 tại Huế. Cô gái 16 tuổi này hiện là nội trợ một gia đình nghèo đông người. Cô đang cặm cụi học nghề để giúp bố nuôi đàn em nhỏ. Và cô bắt đầu viết...
Ảnh: internet
Tôi kéo hộc áo quần cũ của cu Nô ra tìm cái khăn. Tôi chợt thấy củi! Những thanh củi đã vàng sạm khói bếp, lẫn lộn với áo quần Nô. Hèn chi, ông nội tôi đứng ở cửa bếp chửi vọng qua nhà tôi: "Cha cô bà, sẵn họ chẻ, họ hong khô rồi lấy chụm, cha cô bà...". Tôi giặt khăn lau mặt, lau cho em, cùng ngồi bàn ăn cơm. Tiếng chửi của ông vọng qua đều đặn. Miếng cơm nuốt vào cứ nghẹn lại, ực cả lời chửi bới của ông. Lòng tôi nhớ mẹ tha thiết, tám năm rồi còn gì, mẹ ơi! Ba mẹ bỏ nhau, nhưng tụi con tội tình chi mà mẹ lại bỏ? Con nhớ mẹ quá, con nhớ... Thằng cu Nô ăn bình thường, ông chửi nó càng ăn bạo, nhìn cái mang tai phùng lên, xẹp xuống tôi đâm ghét.
- Xì, lười biếng không đi kiếm củi, cứ ăn cắp.
Nó nuốt ực một cái.
- Ăn cắp à, sao chị chụm, giấu chỗ nào chị cũng ăn cắp. Mỗi bữa chỉ sáu lẻ thôi, không đủ ra vườn kiếm rác mà chụm độn.
Tôi nghĩ đến lúc, vừa học bài, vừa nấu cơm, nấu nước, vừa ra vườn bóc từng bẹ tre chưa kịp rơi xuống đất mà phát ớn. Có khi chụm độn với lá chuối chưa khô, khói lên um, cay xè, nước mắt tự động rơi vào tập, chẳng cần phải khóc, đành đấu dịu với cu Nô.
- Ngày mai cho chị mười lẻ, chị còn chụm nước uống nữa chứ.
- Hì... hì... hì...
Nó ăn phưỡn bụng rồi đứng dậy, loay hoay tập vở chuẩn bị đi học. Nó thường đi học sớm la cà đánh bi, đáo... Tôi nhắc lại:
- Mười lẻ nghe.
- Không, hì...hì...
Những ngày giáp Tết cu Nô đâm ra siêng năng, sáng nào cũng rủ mấy đứa bạn lên đồi Từ Hiếu khèo trái thông và nhánh thông khô. Trưa tôi đi học về thấy trên bếp củi thông chất cao dần, dù vậy, cu Nô chẳng nghỉ buổi nào. Có nhiều củi nó đâm ra hào phóng, không hà tiện như trước, tôi chụm thoải mái, chẳng thèm lo củi nữa. Biết Nô đi kiếm củi, buổi sáng trước khi đi làm, ba dặn cu Nô đừng trèo cây. Nô đem ra khoe ba một cái khèo dài hơn 4 mét, trên đầu có một cái móc sắt dấu hỏi khoảng 4 tấc. Ba hứa sẽ dành một số tiền mua củi, để cu Nô ở nhà quan tâm việc học. Tôi nghĩ ba hứa vậy, chứ ba lo gạo nuôi bốn đứa tôi là cũng quá nhọc nhằn, nhiều khi cứ sợ ba ngã dụi giữa đường. Ba đi rồi thì Nó lại hếch mặt với tôi, rồi vác khèo lên đường, nói:
- Tui sẽ lo củi chụm ra Tết cũng chưa hết, tới hè luôn.
- Sức mấy.
- Sức mấy à, tui nói là làm được, có như chị lười biếng số một.
- Ai nấu cơm, ai giặt giũ, ai đi chợ...?
- Ai ngủ trưa cho tới chiều...?
Như thường lệ, mỗi sáng cu Nô đi khèo ở đồi Từ Hiếu. Trưa, tin cu Nô té cây bị thương nặng như một tiếng sét đến với gia đình tôi. Nội tôi, ba tôi, các chú đều chạy xuống bệnh viện, khu vực của đại gia đình tôi vắng tanh. Tôi xuống bệnh viện thăm cu Nô, qua chẩn đoán sơ khởi, chuẩn bị vào mổ tay trái. Nô bị gãy lòi xương tay trái, gãy chân phải, nghi chấn thương não, mặt bị cây xóc loang lỗ máu, sau khi chụp phim quang tuyến X xong còn nứt xương chậu nữa. Tôi thấy ba đang đi chụp hình, ba đi chụp vụ mùa ở Thủy Dương về thấy nội ngồi trên xe cấp cứu nên cũng lao theo và biết tin cu Nô bị té. Ngày hôm đó là ngày 27 giáp Tết Nhâm Thân. Ba tôi cho biết là đã điện tín cho mẹ tôi từ trưa khi ba theo xuống cấp cứu, rồi trở lại bệnh viện nhanh vì Bưu điện cũng gần. Mẹ tôi sẽ nhận điện tín trong ngày 28 tết.
Cả tháng tôi lên xuống bệnh viện thăm em và bới xách, chẳng biết Tết là gì, cả nhà tôi như có đám tang lớn. Trong suốt tuần đầu tiên và tuần cu Nô chuẩn bị xét nghiệm máu, để mổ lắp sắt chân phải. Ba và tôi đòi hiến máu cho Nô, nhưng sau đó lại không thử máu, nghe nội nói ở ngân hàng máu, đã có loại máu của Nô. Tôi lại mong mẹ về để cho cu Nô máu. Đêm đêm cứ nghe tiếng chó sủa rộ ngoài xóm là tôi thức giấc ngồi dậy trông mẹ, tôi nghĩ mẹ về cả gia đình tôi đều mừng, nội cũng bớt nhọc nhằn bởi săn sóc cu Nô, riêng tôi, tôi cần nhất, là con gái tôi rất cần mẹ.
Tết vẫn đến, mứt bánh trong nhà không có. Chòm xóm đến cho, kể cả tiền và lời an ủi. Trong danh sách ba tôi ghi lại có linh mục, ni cô, bạn bè thân hữu, chòm xóm láng giềng, nhất là trường Trường An Huế, anh em nhiếp ảnh, báo chí. Ở thành phố Hồ Chí Minh có dì Nga bạn của ba tôi quen cách đây 20 năm. Bà con tôi ở thành phố và có cả bà Cúc, báo Phụ Nữ thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt liên đoàn thiếu niên tiền phong trường Trường An đã vận động quyên góp, nhịn quà sáng giúp bạn đã đến thăm hỏi và tặng quà, tặng tiền.
Hôm, tôi về bệnh viện dìu cu Nô đi khập khiểng những bước đầu liên. Cu Nô hỏi:
- Rứa mẹ không về chị Ni há?
- Ừ...
- Mẹ tệ thiệt, em nhờ Nội không thôi chết rồi. Chị có viết thư cho mẹ không?
- Có, ba cũng viết nói mẹ về để lo cho Nô.
- À! Chị Ni, dạo em lấy củi của nội, thu trong bàn thờ, trong cái cặp đen cũ, chị lấy ra mà dùng, chắc nhà hết củi rồi.
- Trời, lại củi nữa!
Một năm qua, Nô đi học lại lớp sáu. Lẻ sắt trong chân phải chưa có tiền mổ lấy ra, Nô đi hơi khập khiểng, tay trái cũng hơi vẹo và yếu nhiều. Mùa đông Huế mưa liên miên, buồn da diết. Củi vẫn là vấn đề khó khăn cho gia đình chúng tôi sau gạo. Mặc dù, ba tôi có bốn giải thưởng ảnh nghệ thuật trong năm 1992 và tiền nhuận ảnh nhiều nhưng cũng không đủ, tôi đã nghỉ học, học may ở chú Tuấn em thứ 8 của ba.
Mẹ tôi vẫn chưa về, tám năm rồi sắp đến là tết thứ 9. Điệp khúc của ông nội: "Cha cô bà, sẵn họ chẻ rồi qua lấy chụm... cha cô bà..." vẫn còn vang...
Huế, ngày 1/11/1992
N.N.N.
(TCSH53/01&2-1993)
NGHĨA THÂN
Thời sinh viên tôi thường đi làm thêm ở quán bar hay những nhà hàng dành cho khách Tây. Tôi sang phố Phạm Ngũ Lão xin làm phục vụ nhà hàng. Lúc đó tôi nghĩ rằng làm ở chỗ có khách nước ngoài có thêm thu nhập và có thể trau dồi kiến thức, ngoại ngữ.
HỒNG NHU
Tà-Dnga bước những bước uyển chuyển về bản. Mái tóc dính mồ hôi, vương trên khuôn mặt trắng ngần. Chiếc váy còn mới, có nhiều mầu sặc sỡ viền dưới gấu, bó sát lấy tấm thân thon thon.
NGÔ THIÊN THU
(Ngô Thiên Thu sinh năm 1965 tại Huế. Sinh viên năm thứ 5 Khoa Ngoại ngữ Trường ĐHTH Huế năm 1992).
ĐOÀN QUỲNH ANH
Đoàn Quỳnh Anh sinh năm 1970 tại Đồng Hới. Hiện là nữ sinh viên năm thứ 4 Khoa Văn Trường Đại học Tổng hợp Huế.
NGUYỄN HỮU THÔNG
Ông Hàn đã yếu lắm... người ông quắt queo lại, chỉ còn da bọc xương. Chứng suy nhược tuổi già đã đến thời kỳ nhà thương trả về cho gia đình, nhưng không hề làm ông thay đổi nét yên bình trong đôi mắt.
Đặng Thành - Trần Đình Xuân Dũng
Thành Phương - Phạm Nguyên Tường - Nhật Lệ
LTS: Lê Thị Minh Nghĩa, một nữ sinh mực tím của phố biển Quy Nhơn. Em đã thầm lặng bền bỉ thử bút trên mươi lăm truyện ngắn, với ước mộng tốt nghiệp Phổ thông Trung học, sẽ đầu đơn thi vào Trường Đại học Viết văn Nguyễn Du. SH nồng nhiệt và cảm động giới thiệu "cô bé câm lặng" niềm ước mộng tương lai mà nữ sinh mực tím đang mong muốn thể hiện, nắm bắt...
Nguyễn Hồng Hạnh sinh tháng 1.1968, tại Huế. Sinh viên Khoa ngữ văn Đại học Tổng hợp Huế. Hội viên câu lạc bộ Văn học thuộc Nhà văn hóa Thành phố Huế. Sông Hương xin trân trọng giới thiệu những bài thơ đầu tay của Hồng Hạnh
SÔNG HƯƠNG
PHẠM THỊ ANH NGA
(Đại học Sư phạm Huế)
Hoài Thi - Phạm Huy Ngữ
LÊ THỊ HOÀI NAM
Nàng ngả đầu trên một chồng gối chăn cao ngất. Hai tay vòng ra phía gáy. Rõ là nàng đang ở trong tư thế hoàn toàn không thoải mái. Nhưng nàng thích thế. Cặp mắt nàng bất động nhìn dán vào bức tường màu khói hương mà dưới ánh sáng của ngọn đèn néon dễ gợi cho người ta cảm giác trong suốt, trong suốt đến trống rỗng.
QUỲNH NHƯ
"…Chỉ một mình, đêm khuya thao thức vắt tay lên trán, nước mắt đầm đìa tôi mới khẽ gọi "Mẹ ơi, mẹ ơi" như một đứa bé. Những lúc ấy tôi cô đơn vô cùng. Không có gì trên trái đất nầy có thể lấp bằng được. Người ta dù lớn dù nhỏ đến đâu đều cần đến mẹ biết bao nhiêu…"
Đây là một hoạt động xã hội thường kỳ đầu tiên mà Sông Hương quyết tâm thực hiện, nhằm góp phần động viên một cách học và dạy Văn sinh động, hấp dẫn trong trường học.
Hồ Hồng Sâm - Hoàng Thị Thương
LÊ HÙNG VỌNG
Đến lúc cô tình nhân thứ tư chia tay anh chàng kỹ sư Tân không một lời từ giã thì tiếng tăm của anh ta trong giới chị em ở đây đã nổi như cồn.
Sáng nay (29.7), Tạp chí Sông Hương đã tổ chức giới thiệu tác phẩm “Đi tìm nhành hoa thạch thảo” của tác giả Lê Duy Đoàn. Đến dự có đông đảo bạn đọc cùng các nhà văn nhà thơ tại Thừa Thiên Huế.
LTS: Trong Đêm thơ tự chọn tại tòa soạn Sông Hương, tác giả được mọi người chú ý lại là một tác giả mới, rất mới: Nguyễn Thị Thái (còn có tên gọi là Tuất), hiện đang là một thợ may bình thường ở xã Xuân Long thành phố Huế.
Tôn Nữ Ngọc Hoa - Ngô Anh Phương - Hoàng Phương Vỹ
Phương Xích Lô - Lê Đình Ty