Lời hứa dang dở

14:47 27/04/2010
Hà Lệ Thủy đến với văn chương bằng những trang kỷ niệm tuyệt đẹp và đầy nước mắt của đời sinh viên, điều đó đã tạo thành một truyện ngắn hoàn chỉnh cả về kỹ năng lẫn ý tưởng...                                                Nhà văn Hà Khánh Linh

Ảnh: Internet

HÀ LỆ THỦY


Lời hứa dang dở

Truyện ngắn
     Thân tặng lớp Luật K22

Anh là một người rụt rè, ít nói. Anh thường ngồi ở góc lớp suy tư và cười một mình. Hơn tôi một tuổi nhưng bên ngoài anh già dặn hơn những đứa khác trong lớp. Anh hay cười khi tranh luận về Huế, con người Huế và cuối cùng buông một câu: "Nơi đây hơn hẳn quê anh là cái chắc rồi". Không biết anh nói có ý gì nhưng ngay lúc đó tôi cảm thấy rất tự hào vì được sống ngay trên đất Cố đô.

Quê anh cũng như bao làng quê Việt Nam khác, nghèo và lam lũ. Anh thường nói với tôi rằng học cái nghề luật này khổ lắm, chẳng phục vụ gì cho quê anh cả. Thế rồi anh lại tự an ủi bằng cách thực hiện những ước mơ giản đơn là gắng học thật giỏi để có học bổng nuôi sống bản thân và đỡ phải phụ thuộc gia đình. Tôi thích cách nói chuyện của anh. Anh không vào đề ngay khi câu chuyện bắt đầu mà im lặng như không tham gia. Nhưng sau đó anh lại xen ngang một lời nói hay một hành động nào đấy rất hóm hỉnh hay rất thâm thúy. Có lẽ đó cũng chính là tính cách con người anh. Có một điều đặc biệt là anh rất thích nghe những bài hát nước ngoài và hát theo chúng rất hay. Tôi quen anh qua những buổi trao đổi kiến thức âm nhạc như thế.

Có lần anh tâm sự rằng anh có để ý một cô bạn gái cùng lớp nhưng không dám nói ra với cô bạn ấy. Anh sợ người ta chê mình nghèo. Với lại, bề ngoài anh không bắt mắt như những chàng trai thành thị khác. Anh rất muốn gửi một bài hát tiếng Anh qua đài cho cô bạn ấy để nói tất cả lòng mình. Tôi cổ vũ anh và bảo anh nên gửi một bài nào đó thật trữ tình. Anh đồng ý và hứa với tôi sẽ gửi bài hát nhân dịp sinh nhật cô ấy.

Nhà trường cho nghỉ học hai ngày, lớp chúng tôi bàn kế hoạch đi chơi. Anh cũng hăng hái tham gia. Đối với tôi đi chơi xa là một thú vui không thể thiếu của sinh viên. Phải sống mãi trong cảnh "học tại quê nhà" tôi chán lắm rồi. Chưa nếm trải được mùi vị cuộc sống sinh viên xa nhà nên tôi luôn ước mong được học xa nhà và đi xa nhà. Mẹ tôi cười: chỉ được ít bữa lại nước mắt ngắn, nước mắt dài cho mà xem. Lớp tôi quyết định đi chơi biển Lăng Cô. Thật may mắn là trời hôm đó nắng. Sau một chuyến xe hơn tám mươi cây số chúng tôi đã có mặt ở biển. Biển đẹp thật!. Đứng trên bờ nhìn xuống có cảm tưởng như một khối thạch bích khổng lồ ôm trọn cả bờ biển dài vô tận. Cái nắng ban ngày hắt xuống biển làm cho khối thạch bích càng lung linh, rực rỡ và huyền ảo hơn. Một mình đứng giữa màu xanh bao la của trời và biển tôi cảm thấy mình nhỏ bé vô cùng. Bỗng dưng trong tôi trào dâng một cảm giác ngây ngất khó tả...

Đêm rồi cũng đến. Những đợt sóng mạnh vỗ vào bờ đem theo cái mát lạnh của gió biển. Chúng tôi ngồi quây quần giữa bãi biển nói chuyện với nhau về bạn bè, về cuộc sống. Lúc đó tôi thấy anh thật vô tư, sôi nổi, trẻ trung chẳng giống ngày thường chút nào.

- Tại sao con người sống không chỉ là thương yêu mà lại có cả thù hận và căm ghét nhau nhỉ? Tôi bỗng thắc mắc.

Anh triết lí: - Đó mới chính là cuộc sống.

Cơn mưa biển ập xuống đã làm ngưng cuộc nói chuyện lại. Chúng tôi cũng đã mệt sau một ngày vui chơi thỏa thích và cần phải giữ sức cho cuộc chơi ngày mai. Một lúc sau, cả không gian lại chìm vào yên tĩnh chỉ còn tiếng mưa rơi, gió thổi và tiếng ngáy đều của cả lũ.

Cái nóng ấm áp mơn man trên da thịt đã khiến tôi tỉnh giấc. Những tia nắng đầu tiên của ngày mới xuất hiện cũng là lúc cả lũ thức dậy. Được tắm biển vào buổi sáng còn gì bằng.

- Này, ăn nhanh lên ra tắm biển.

Sau tiếng kêu gọi của lớp trưởng, tất cả chúng tôi như nhận ra cái vẻ tuyệt vời của biển và ai cũng muốn hăm hở chạy ra để tận hưởng hết những cái gì mà biển ban cho. Trời chơi trước tiên là chuyền bóng trên biển. Biển rộng lớn là thế nhưng không nhấn chìm được trái bóng bé nhỏ. Trái bóng cứ thế được chuyền qua chuyền lại trong sự ồn ào, vui nhộn làm bừng tỉnh cả khoảng không bao la của biển. Tất cả đang say sưa theo trái bóng mà không để ý rằng mình đứng xa hay gần khu vực cấm. Trái bóng bật ra xa khỏi tầm với. Một người lao theo chụp. Bỗng có một cơn sóng mạnh dội vào làm cho người đó không kịp giữ thăng bằng và... chới với. Tiếng kêu cứu hét lên. Hai ba người gần đó định lao ra để kéo lên nhưng không được. Vừa mới bước ra vài bước, cát dưới chân như bị sụt xuống. Nước biển chỗ đó tạo thành một vòng xoáy khổng lồ, hun hút sâu như miệng giếng. Chúng tôi kinh hoàng nhận ra: Thủy thần đang giận giữ, lối xuống địa ngục đang mở rộng ra. Bây giờ dù cho cả lớp nhảy vào thì cái vòng xoáy dữ dội của thủy thần ấy sẽ sẵn sàng nuốt chửng chúng tôi mà không thương tiếc. Những con mắt như tê dại đổ dồn vào miệng giếng nước xoáy đang kéo theo quả bóng cùng người bạn thân thiết. Sự việc kinh hoàng ấy chỉ xảy ra trong một khoảnh khắc. Đất trời hình như sụp đổ. Tiếng một người cất lên:

- Phải chạy lên bờ gọi người xuống cứu!

Không gian đang yên lặng bỗng vang lên những tiếng kêu cứu rợn người. Rồi tiếp theo là những bước chân náo loạn cùng với những tiếng kêu thất thanh: cứu... cứu... cứu... có người chết đuối!. Một dân chài gần đó bơi ra nhưng sóng đập mạnh quá không đến gần được phải quay lại vào bờ. Cảnh náo loạn trên bờ cùng với những tiếng thút thít làm cho bầu trời càng thêm ảm đạm, thê lương. Mới chỉ ít phút đây thôi trời còn êm đềm, trong xanh vời vợi. Mới đây thôi những con sóng còn rì rào bài ca của biển. Vậy mà...! Hay là biển trả thù con người không bảo vệ, giữ gìn nó mà chỉ biết khai thác đến cùng kiệt để môi trường thay đổi dẫn đến sự thay đổi bất thường của những dòng thủy lưu dưới đáy đại dương. Không được nữa rồi. Dù là một người đi biển tài ba, dù là một người có kinh nghiệm với sông nước cũng không dám xông vào cái vòng xoáy khổng lồ ấy. Dân làng cạnh đó tụ tập đầy bờ biển. Các cụ già trải đời cất tiếng thở dài: Thế là hết rồi đó các cháu ạ!. Bọn con gái mau nước mắt khóc ré lên không ai ngăn cản nổi. Tôi nhìn quanh và bàng hoàng nhận ra: Người bạn xấu số của lớp tôi chính là anh ấy. Thật thế ư? Tôi không thể hình dung nổi những gì vừa xảy ra trước mắt mình. Nhanh quá, bất ngờ quá! Tôi sững sờ và nghẹn ngào nấc lên. Thế là hết! Biển đã thực sự cướp đi người bạn của chúng tôi. Biển đã biến cuộc đi chơi thành một cuộc giã biệt đau thương và đầy nước mắt.

... Một ngày đau đớn, vật vã với việc tìm kiếm, chúng tôi cùng những người dân chài vớt được anh lên cách chỗ xảy ra tai nạn 3 km ngược dòng lên phía biển Thuận An. Người anh bị cát đánh xây xát, bầm tím, riêng khuôn mặt còn phảng phất một nét bàng hoàng như chứa chất một điều gì chưa kịp nói ra.

Anh đã ra đi, không phải là một cuộc ra đi bình thường như những lần tạm biệt tôi trước cửa lớp mỗi khi tan học về. Anh ra đi trong cơn phẫn nộ bất thường của biển cả để lại sự cô đơn, lạnh lẽo trong lòng chúng tôi. Và một lời hứa dang dở của anh chưa thực hiện được. Ngày sinh nhật của cô bạn gái đã đến gần.

H.L.T
(137-07-00)





Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • CHƠN ĐỨCLTS: Trường Trung cấp phật học Huyền Không thuộc hệ phái nguyên thuỷ Thừa Thiên Huế dịp tết Nguyên Đán Ất Dậu 2005 đã phát động cuộc thi sáng tác thơ văn nhằm khuyến khích Tăng Ni sinh trên con đường “Duy tuệ thị nghiệp”.Sông Hương trân trọng giới thiệu truyện ngắn “Cuộc đi cuộc về” của CHƠN ĐỨC được giải nhất trong cuộc thi này.

  • LTS: Đây là truyện ngắn đầu tay của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, hồi đó ký tên là Chiêm Thanh, in ở báo Mai, số tháng 11/1964. Ngày ấy tác giả mới 27 tuổi. Truyện mang hơi hướm của văn học hiện sinh rất phổ biến thời bấy giờ: Một nỗi cô đơn đến xa lạ, cùng với niềm kiêu hãnh thầm kín về chính bản thân mình, và tình yêu cũng trở thành một chỗ ẩn náu không an toàn trước một chủ thể đã tự khẳng định trong sự đề kháng như một thứ tự do tuyệt đối.Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu lại truyện ngắn “Vườn cỏ ngủ yên” để bạn đọc hiểu rõ hơn con đường văn học đầy trăn trở của tác giả.

  • CAO THỊ VÂN ANH          Kính viếng cô yêu dấu!Từ khi là một cô bé con tôi đã mong Tết về. Tôi mong Tết về không phải là vì được nghỉ mấy ngày Tết rong chơi ngoài đồng cùng lũ bạn trong xóm, càng không phải là do bữa cơm ngày Tết của nhà tôi có bánh chưng và nhiều món ăn ngon khác hẳn với ngày thường. Tôi mong Tết đến là vì một lý do rất đơn giản: - Năm nào cũng vậy, cô tôi sẽ lại trở về quê vào một ngày giáp Tết.

  • Ý GIANGKhông biết vì sao cứ về chiều là nó buồn. Mà vì sao lại buồn nhỉ. Nó cứ đi đi lại lại mà miệng cứ lầm bầm cái gì đó chẳng có ai hiểu nổi. Mà chính nó cũng không hiểu nữa cơ mà.

  • TRÂN GIANGCây cải mẹ trồng nay đã hóa thành cây cải dạiLặng lẽ giữa đồng, ngơ ngác trổ hoaCon vô tình, chiều thơ thẩn bước quaNghe mùi cải cay nồng trong sống mũi

  • LÊ THỊ DIỄM HẰNG(Nhóm nghiên cứu - phê bình lý luận trẻ)

  • Nguyễn Văn Luân - Phan Thị An (Khoa Văn ĐHSP Huế)

  • LÊ THỊ QUANG HYPhải chi anh đừng đếnPhải chi em đừng đếnÁnh mắt tìm ánh mắtXốn xang trước xuân thì

  • LTS: Như đã thông báo ở cuộc toạ đàm “Văn học trẻ Huế - nhìn lại và phát triển”, chuyên mục Trang viết đầu tay trên Sông Hương từ nay sẽ xuất hiện đều đặn trở lại và dành cho những trang sáng tác đầu đời của các tác giả tuổi dưới ba mươi. Chuyên mục chờ đón tất cả những sáng tác đầu tiên của các tác giả trẻ trên khắp mọi miền đất nước. Tác phẩm gửi về cho chuyên mục này xin ghi rõ “Bài gửi Trang viết đầu tay” và có vài dòng thông tin về tác giả.Dưới đây, xin giới thiệu ba tác giả trẻ đến từ các trường đại học ở Huế và ở Hà Nội.

  • ...Dáng mong manh, dáng ngời ngờiCó mang dáng mẹ một đời bận conLòng trong trắng, mắt mỏi mònHừng hừng sau những mấy ngàn mây che...

  • ...Ôi thời gian của những tháng ngày quaTa vô tình hái hoa và bắt bướmĐể bây giờ nuối tiếc quãng đường đi...

  • LÊ PHƯƠNG THẢOSân ga thưa thớt bóng người. Vài chiếc xe đang nằm đợi khách trên nền gạch bỏng rát. Nắng hầm hập đỏ lửa. Quán xá vắng vẻ khách, bà chủ quán miệng móm mém nhai trầu, tay cầm quạt, quạt phành phạch để cố xua đi cái nóng đang bám lấy người.

  • Ngô Thị Thục Trang - Đinh Ngọc Anh - Lê Thị Quỳnh Thư - Hoàng Thị Huyền Trang - Lê Thế Lạp - Nguyễn Thị Huỳnh Nga

  • NGÔ HỮU KHOATruyện ngắn

  • Lâu nay Trang viết đầu tay luôn là một không gian thoáng đãng dành để “trưng bày” những cây bút có triển vọng trên khắp đất nước. Từ đấy, khá nhiều tác giả đã tìm được mình trong cuộc dấn thân đầy bi lụy. Số báo này, Sông Hương xin giới thiệu hai khuôn mặt hoàn toàn vô ưu trong nếp nghĩ và trong sáng trong cách thiền định; như một chút tình mong hồi âm tới tâm hồn vốn rất nhạy cảm của những bạn thơ.

  • ĐẶNG NHƯ PHỒN - TRẦN VĂN LIÊM

  • PHAN ĐÌNH ĐẢMTruyện ngắn

  • NGUYỄN LIÊM - NGUYỄN ĐỨC DUY

  • BẠCH DIỆPLGT: Cách đây hơn 20 năm, tôi được mời đi sáng tác về ngành Công an cùng vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường - Lâm Thị Mỹ Dạ. Đi cùng chúng tôi là một nữ công an trẻ xinh đẹp, hát  hay, tên là Bạch Diệp. Rồi cuộc mưu sinh cơm áo dằng dặc, tôi không còn biết Bạch Diệp trôi dạt về đâu nữa. Tình cờ mới đây, tôi nhận được điện thoại của Diệp: “Diệp vẫn còn sống đây. Vẫn ở Huế...”. Mới hay Bạch Diệp mở một gallery tranh nhỏ ngay đầu cầu Trường Tiền. Gặp lại Bạch Diệp, điều ngạc nhiên nhất đối với tôi là em làm thơ. Một thứ thơ mới mẻ, đầy tâm trạng. Xin giới thiệu với bạn đọc chùm thơ mà theo Bạch Diệp thì “còn non lắm”...                                                            NGÔ MINH

  • Bỗng dưng đi dọc phốGặp trong ánh mắtChủ những căn nhàNhư thể vỡ oà những điều họ nghĩ...