VŨ HIỆP
Nhìn lại lịch sử, chúng ta có thể nhận ra rằng kiến trúc là môn nghệ thuật có khả năng diễn đạt trực quan nhất về văn hóa- chính trị- xã hội, ví dụ, khi nhắc đến La Mã chúng ta sẽ nghĩ đến ngay đấu trường Coliseum trước khi nhớ ra những bức tranh tường hay những vở kịch.
Garol Grigorevich Isakovich (1931-1992)
Đặc biệt hơn ở Liên Xô trước đây, kiến trúc chính là phương tiện ưa thích để các nhà lãnh đạo thể hiện quan điểm chính trị của mình. Sau Cách mạng tháng Mười Nga, Lenin đã cổ vũ, tạo điều kiện cho kiến trúc Tiên phong phát triển, một trào lưu tiến bộ, nhân văn, với cách tạo hình đột phá, có ảnh hưởng lớn đến lịch sử kiến trúc thế giới thế kỷ XX. Đến khi Stalin lên nắm quyền, với quan điểm bảo thủ và toàn trị, ông đã gạt bỏ kiến trúc Tiên phong và áp đặt cho toàn liên bang một phong cách khác mang tính chiết trung, hồi cổ, mà sau này các nhà phê bình gọi là phong cách Đế chế Stalin, trong đó có những tòa nhà cao tầng nổi tiếng đã trở thành bản sắc của Moskva như Trường Đại học Tổng hợp Moskva, Khách sạn Ukraina, Trụ sở Bộ Ngoại giao… Sau khi Khrushchev công bố chủ nghĩa xét lại, ông cũng yêu cầu thay đổi tư tưởng kiến trúc, hướng đến sự gần gũi với trào lưu Hiện đại đang thịnh hành ở các nước phương Tây nhưng vẫn mang bản sắc chắc chắn, hùng vĩ của Liên Xô.
Từ thời kỳ Khrushchev trở đi, Liên Xô tăng cường viện trợ cho Việt Nam, đồng thời “xuất khẩu” kiến trúc hiện đại Liên Xô sang nước ta thông qua việc đào tạo kiến trúc sư cho Việt Nam cũng như cử các kiến trúc sư hàng đầu của Liên Xô sang thiết kế những công trình mà bạn tài trợ. Nổi bật nhất trong số đó là kiến trúc sư Isakovich, người đã thiết kế Lăng Bác, Cung văn hóa Hữu Nghị, Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Garol Grigorevich Isakovich sinh ngày 07/11/1931 tại Moskva trong một gia đình có mẹ là người Nga, bố là Nga-Do Thái. Ông tốt nghiệp Trường Đại học Kiến trúc Moskva khóa 1950 - 1956 dưới sự hướng dẫn của KTS nổi tiếng Mezensev. Ra trường, Isakovich bắt đầu sự nghiệp bằng việc tham gia quy hoạch và thiết kế những khu nhà ở tại các thành phố vệ tinh thuộc vùng Moskva như Balashika, Voskresensk, Dzerzhinsk (1956 - 1959). Ông cũng thiết kế những công trình công cộng như Tòa nhà hành chính Tula (1959) và công trình công nghiệp như Phòng thí nghiệm nhà máy hóa chất Kazan (1959)…
Từ năm 1966, Isakovich làm kiến trúc sư trưởng của Xưởng thiết kế thuộc Viện Nghiên cứu khoa học Trung ương. Ở cương vị này, ông đã trực tiếp chủ trì và tham gia thiết kế nhiều công trình quan trọng như Quảng trường trung tâm Tula (1970), Tòa nhà Cộng hòa Saransk (1987)… Nhưng công trình đưa tên tuổi của Isakovich đi vào lịch sử kiến trúc Liên Xô là Khu tưởng niệm Lenin ở Ulianovsk (1967 - 1970) khi ông tham gia cùng với các kiến trúc sư bậc thầy khác như Menzensev, Konstantinov, Fabrikant. Các kiến trúc sư đã đưa ra giải pháp bảo tồn nguyên trạng các tòa nhà cũ theo lối cổ điển, khống chế chiều cao khu vực xung quanh và xây dựng nhà tưởng niệm theo phong cách hiện đại. Công trình Nhà tưởng niệm cho thấy sự ảnh hưởng từ quan niệm brutalism của Le Corbusier, sử dụng mảng bê tông lớn phía trên và giải phóng không gian trống phía dưới. Cách sử dụng tỷ lệ thông minh và những khoảng trống phía dưới đã cho phép cái mới hòa nhập với cái cũ một cách tự nhiên, dễ chịu. Các tác giả của Khu tưởng niệm đã được trao giải thưởng Lenin năm 1972.
![]() |
Nhà tưởng niệm trong quần thể Khu tưởng niệm Lenin ở Ulianovsk |
Ngoài các công trình hành chính, bảo tàng, Isakovich còn thành công với kiến trúc tượng đài, có thể kể đến Tượng đài Leonid Krasin ở Kurgan (1978), Tượng đài Ivan Shadr ở Shadrinsk (1984), Tượng đài Yuri Gagarin ở Orenburg (1986)…
Là một trong những kiến trúc sư xuất sắc nhất thời đại của mình, Isakovich được nhà nước Xô-viết tin tưởng giao nhiệm vụ sang các nước xã hội chủ nghĩa phương Đông như Afghanistan, Việt Nam để thiết kế các công trình do Liên Xô viện trợ. Những công trình ở Hà Nội như Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (1975), Cung văn hóa Hữu Nghị (1985), Vườn hoa Lenin (1985), Bảo tàng Hồ Chí Minh (1990), cũng là những trang sáng chói trong sự nghiệp của Isakovich. Đến một đất nước nhiệt đới xa xôi, Isakovich không cứng nhắc áp đặt kiến trúc Xô-viết, mà tìm cách dung hòa, tiếp thu kiến trúc bản địa, từ hình thức cho đến nội hàm văn hóa.
![]() |
Chi tiết Cung văn hóa Hữu nghị |
Trên danh nghĩa, công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh do Isakovich và Menzensev chủ trì thiết kế, nhưng một số người Việt Nam tham gia dự án này đã tiết lộ rằng đó là sản phẩm chung của các kiến trúc sư Liên Xô và Việt Nam. Dù vai trò của Isakovich đến đâu trong kết quả cuối cùng, tức hình ảnh mà chúng ta thấy ngày nay, thì chúng ta đều không thể phủ nhận sự tham gia của ông. Ý tưởng không gian đối với Lăng Bác của các kiến trúc sư là một công trình mang tính dẫn hướng, một điểm nhấn vươn lên giữa khoảng trống, không giống với Lăng Lenin dựa vào chân thành Kremli, vậy nên cách xử lý hình khối, tỷ lệ và tầm thước của hai công trình này có sự khác biệt. Chúng ta phải khẳng định, Lăng Bác là một công trình độc đáo, có tính bối cảnh và nơi chốn rõ nét, không phải là sự sao chép từ Hy Lạp cổ đại hay từ Lăng Lenin.
![]() |
Chi tiết góc Bảo tàng Hồ Chí Minh, gợi lên hình ảnh mái đao trong kiến trúc truyền thống Việt Nam |
Có lẽ Isakovich đã nhận thức khá rõ về hình ảnh bộ mái và tỷ lệ trong kiến trúc truyền thống Việt Nam, vậy nên ông đã khéo léo sử dụng trong Bảo tàng Hồ Chí Minh và Cung văn hóa Hữu nghị. Một số người đã nhầm lẫn cho rằng Isakovich chưa có đủ thời gian nghiên cứu về kiến trúc truyền thống Việt Nam nên đã “bê nguyên” kiến trúc Liên Xô đến Việt Nam. Nếu như chúng ta đã xem những công trình do Isakovich thiết kế ở Liên Xô thì có thể nhận ra rằng ông đã thay đổi nhiều để thích ứng với điều kiện khí hậu, văn hóa, con người Việt Nam. Không những truyền tải tính bản địa về mặt cấu trúc hình ảnh và tỷ lệ, Isakovich còn khéo léo sử dụng các hoa văn truyền thống Việt Nam nhưng cách điệu một cách hiện đại. Công bằng mà nói, chính Việt Nam đã làm sinh động cho sự nghiệp kiến trúc của Isakovich. Trong khi các đồng nghiệp của ông ở Liên Xô vẫn đang say mê với chủ nghĩa Hiện đại theo kiểu Brutalism, thì Isakovich đã có hơi hướng Hậu hiện đại và còn xa hơn thế. Nhìn chung về cơ bản, kiến trúc của Isakovich ở Việt Nam có thể coi là chủ nghĩa Hiện đại địa phương, một sự kết hợp giữa tính hiện đại và tính địa phương, khác với chủ nghĩa Hiện đại quốc tế.
![]() |
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh |
Sau khi công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh hoàn thành, Isakovich được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, năm 1976. Ông mất năm 1992 khi mới 61 tuổi, an táng tại nghĩa trang Vedensky, Moskva. Bảo tàng Hồ Chí Minh ở Hà Nội là công trình lớn cuối cùng của ông.
V.H
(SHSDB42/09-2021)
NGÔ VIẾT TRƯỜNG
Trung tuần tháng Mười một, trên 300 kiến trúc sư (KTS) cả nước đã hội tụ về Huế trong không khí “Gặp gỡ mùa thu 2018” nhằm góp ý kiến để phát triển tốt hơn nền lý luận, phê bình (LL - PB) kiến trúc Việt Nam. Qua các giai đoạn phát triển, mặc dầu nhận thức sâu sắc rằng phải có LL - PB kiến trúc để soi đường cho sự phát triển của kiến trúc Việt Nam hiện đại; tuy nhiên cho đến nay, nền LL - PB kiến trúc vẫn chưa lớn mạnh, trong bối cảnh nền kiến trúc Việt Nam dường như còn chưa định được cho mình một đường lối sáng tạo nào, một hướng đi nào rõ rệt.
LTS: Từ sau Hiệp ước 1874 trở đi, đặc biệt là sau Thất thủ Kinh đô 1885, người Pháp đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc ở bờ Nam Sông Hương, thành phố Huế.
Khác với các hình thức trùng tu, tôn tạo để rồi “được” khoác lên mình “áo mới” như chùa Trăm gian, Ô Quan chưởng hay Văn miếu Quốc tử giám, Thành nhà Hồ... nhà thờ giáo xứ Trà Cổ (nằm trên đường Tràng Vĩ, phường Trà Cổ, cách trung tâm thành phố Móng Cái khoảng 10km) đã chọn một cách làm hoàn toàn khác: phá dỡ hoàn toàn.
Theo Cổng thông tin điện tử Móng Cái (Quảng Ninh), Nhà thờ Trà Cổ thuộc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Căn nhà cổ Bình Thủy ở Cần Thơ 26 năm trước được chọn làm bối cảnh bộ phim lãng mạn và đẫm lệ “L’amant” (Người tình) nổi tiếng của đạo diễn Pháp Jean-Jacques Annaud, quy tụ dàn sao Jane March, Lương Gia Huy và Lisa Faulkner.
NGUYỄN TRỌNG HUẤN
Những điều tôi nói sau đây rất có thể bị xem như là "ngớ ngẩn" khi khẳng định rằng “Kiến trúc là một nghệ thuật", và ở nước ta, từng có thời, có những công trình kiến trúc được xem là “Tác phẩm nghệ thuật".
Ngày 24/2, tại tọa đàm khoa học quốc tế “Nhận diện kiến trúc Việt Nam thời Lý-Trần qua tư liệu khảo cổ và sử liệu,” các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tập trung thảo luận về kiến trúc cung điện, hành cung Việt Nam thời Lý-Trần dưới ánh sáng khảo cổ học.
(LTS): Sài Gòn ở tuổi hơn 300 - TP.HCM ở tuổi 40, đang nằm trong những bước chuyển mạnh mẽ của diện mạo kiến trúc đô thị. Nhân lễ trao các giải thưởng bình chọn Kiến trúc sư của năm và Công trình kiến trúc của năm, giải thưởng kiến trúc Ashui vừa được tổ chức tại TP.HCM cuối tuần qua với hầu hết cá nhân và tổ chức chiến thắng đều đang là cư dân TP.HCM, một câu hỏi được Tiêu điểm tuần này đặt ra với các khách mời là: Nói gì về công trình kiến trúc tiêu biểu của TP.HCM hôm nay?
Nhiều ý kiến cho rằng, các cơ quan chức năng cần phải xây dựng một cơ chế kiểm soát chặt chẽ trong việc ứng xử với các công trình kiến trúc xưa, đưa chúng vào danh mục xếp hạng để bảo tồn.
Nhà sàn dài truyền thống của người dân Êđê tại Đắk Lắk, một trong những kiến trúc độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, đang đứng trước nguy cơ bị "xóa sổ."
Một công trình nhỏ có công năng rất đơn giản vừa đoạt giải thưởng quan trọng nhất tại Liên hoan Kiến trúc thế giới 2014. Điều đó nói lên thông điệp gì của giải thưởng năm nay?
UBND TPHCM vừa có văn bản gửi Bộ Văn Hóa - Thể thao và Du lịch phê duyệt chủ trương lập dự án phục hồi di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia chùa Hội Sơn (quận 9) để sớm phục dựng lại di tích chùa Hội Sơn phục vụ nhân dân và Phật tử.
Dự án với thiết kế nhà làm bằng tre “Tổ ấm nở hoa - Blooming Bamboo home” để sống chung với thiên tai ở Việt Nam của công ty H&P Architects một lần nữa được vinh danh trong một giải thưởng quốc tế uy tín về kiến trúc và đô thị.
Không chỉ có cầu Trường Tiền, Phú Xuân, giờ đây người dân và du khách đến với TP Huế còn được ngắm cảnh, thưởng ngoạn đôi bờ sông Hương trên cây cầu Dã Viên. Cây cầu lớn nhất vượt sông Hương này không chỉ có kiến trúc độc đáo, còn mở đường cho Thừa Thiên - Huế phát triển kinh tế, văn hóa và du lịch.
Gustave Eiffel, một trong những kiến trúc sư vĩ đại nhất mọi thời đại, ông chính là tác giả của ngọn tháp lừng danh Eiffel đồng thời là đồng tác giả của tượng Nữ thần Tự do bất hủ ở Mỹ và những công trình kiến trúc nổi tiếng trên thế giới.
NGUYỄN TRỌNG HUẤN LTS: Thực trạng về kiến trúc ở nước ta nói chung, ở Huế nói riêng trong vài thập kỷ nay đang gây "nhức nhối" trong dư luận. Sông Hương trân trọng giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của kiến trúc sư Nguyễn Trọng Huấn để bạn đọc quan tâm vấn đề này tham khảo.Có một số thông tin đã khác so với thời điểm bài viết nhưng vì "tôn trọng lịch sử", chúng tôi xin giữ nguyên.
PHAN THANH HẢI*TỪ MỘT HUYỀN THOẠINăm 1636, chúa Nguyễn Phước Lan đã vì sự nghiệp phát triển của Đàng Trong và cả vì mối tình với một cô gái yêu kiều ở đất làng Kim Long mà đã quyết định dời thủ phủ-kinh đô từ Phước Yên về vùng đất tươi đẹp bên bờ con sông Hương mang tên Kim Long.
NGUYỄN TRỌNG HUẤNNgười họa sỹ vẽ xong bức tranh, ký tên vào một góc nào đó và yên tâm rằng đấy chính là đứa con rứt ruột cuả mình, dù thai nghén đã nhiều năm, hay chỉ từ một cảm hứng xuất thần bắt gặp đâu đó. Bức tranh góp được tiếng nói vào đời sống nghệ thuật hay không còn tùy thuộc vào tài năng tác giả, nhưng chắc chắn là một dấu ấn cá nhân trong toàn cảnh nghệ thuật tạo hình.