Đổi vợ

15:05 11/12/2008
JUAN JOSÉ ARREOLA (Sinh 1918, Nhà văn Mêhicô)LGT: Arreola là một nhà cách tân lớn về truyện kể. Là một người tự học tài năng, ông sở đắc một nền văn hoá rộng lớn, cũng như trải qua nhiều nghề khác nhau để kiếm sống. Arreola chủ yếu sáng tác những truyện kể ngắn, cô đúc, mỉa mai, hay bí ẩn, ưa thích cái nghịch lý và ông là một trong những bậc thầy của hình thức truyện ngắn này. Ba tuyển tập truyện ngắn của ông là Varia Invencion (1049), Confabulario (1952), Confabulario Définitivo (1087).

Tinh tế, đầy sức mạnh thi ca, thường hài hước, từ khước cái nghiêm túc, tuy nhiên luôn phục vụ một tham vọng đạo đức. Khám phá tinh thần của ông soi rọi những mối quan hệ giữa những con người, và cái kỳ ảo có nhiệm vụ phát hiện và làm thấu hiểu. Nhiều truyện kể của ông xoay quanh hình ảnh người phụ nữ và đặc biệt là hôn nhân. Mời các bạn thưởng thức truyện ngắn dưới đây qua bản dịch từ tiếng Trung của nữ dịch giả Phạm Tú Châu.

Đổi vợ

Vợ cũ đổi vợ mới đây!
Người lái buôn lớn tiếng rao, lượn đi lượn lại khắp đường to ngõ nhỏ trên thị trấn, đằng sau anh ta là mấy cỗ xe ngựa sơn màu sặc sỡ, có mui.
Cuộc mua bán, đổi chác diễn ra chóng vánh, giá cả mẫu mã rõ ràng, không cần mặc cả. Những lái buôn đã làm nghề này đều chọn hàng đã được kiểm tra chất lượng và có giấy bảo hành, có muốn chọn cũng vậy mà thôi. Theo họ nói, những cô gái họ mang đến đều đúng quy cách, tóc đều màu vàng, chính cống hàng “din”, hàng “xịn”. Nói tóc màu vàng cũng chưa thật đúng mà tóc óng ánh như vàng mười.
Đám đàn ông thấy hàng xóm láng giềng mua đổi được những món hàng đó liền cuống quýt đua nhau chạy theo gã lái buôn, khối kẻ vì chuyện này mà dốc hết tiền bạc đến khi khánh kiệt. Chỉ có một chàng trai vừa mới cưới vợ là đổi ngang được món hàng mới, không phải các một xu nào. Vợ chàng ta còn mới tinh, không kém gì những hàng “xịn”, chỉ phải nỗi tóc không được óng ánh như họ mà thôi.

Một chiếc xe ngựa sang trọng đi ngang qua cửa sổ nhà tôi, tôi núp sau cửa hồi hộp nhìn ra. Trên xe có một cô gái nằm ngả người giữa đám gối nệm và màn buông lơi. Cô đưa ánh mắt sáng quắc chằm chằm vào tôi chẳng khác gì mắt con báo. Mắt cô long lanh như mắt ngọc khiến hồn vía tôi bay bổng, thiếu chút nữa thì đâm đầu vào cửa kính. Mặt đỏ bừng lên vì xấu hổ, tôi ngượng ngùng ngoảnh lại nhìn Xôphia.
Xôphia xem ra rất bình tĩnh. Nàng đang chăm chú thêu hoa cho chiếc khăn trải bàn. Tiếng huyên náo ngoài đường phố xem chừng không làm nàng động tâm, ngón tay khéo léo của nàng vẫn thoăn thoắt đưa trên mặt vải. Chỉ có tôi vì rất quen thuộc với nàng mới nhận ra một thoáng nhợt nhạt trên khuôn mặt nàng. Phía cuối phố, gã lái buôn lớn tiếng gào lên tiếng rao khiếp đảm cuối cùng:
- Vợ cũ đổi vợ mới đây!

Tôi ghì thật chặt hai chân xuống nền nhà, tay bịt chặt hai tai, cố bỏ ngoài tai tiếng rao cuối cùng đó. Bên ngoài, cả thị trấn đang nháo nhào, nhộn nhạo.
Tôi và nàng câm lặng suốt bữa ăn, không biết nói với nhau câu gì cho phải. Cuối cùng, trong lúc thu dọn bát đĩa, Xôphia cũng lên tiếng:
- Sao anh không đem em đi mà đổi lấy cô mới!
Tôi không biết trả lời nàng thế nào. Hai chúng tôi đều cảm thấy lòng mình trống vắng. Tối hôm ấy chúng tôi lên giường rất sớm nhưng chẳng ai ngủ được. Chúng tôi vẫn câm lặng, tôi tránh nàng, nàng cũng tránh tôi, chẳng khác gì hai khúc gỗ.
Từ ngày đó, chúng tôi sống như sống trên hòn đảo hoang vu trong lúc mọi người xung quanh chìm ngập trong niềm hạnh phúc cuồng si. Cả thị trấn như cái lồng nhốt gà trước đây nay nhốt toàn chim công. Các cô nàng tóc vàng uốn éo, lười nhác nằm suốt ngày trên giường. Khi hoàng hôn buông xuống họ mới kéo nhau ra đường, tóc của họ lóng lánh trong ánh chiều tàn chẳng khác gì những lá cờ lụa bay phất phới.

Những người chồng tràn trề niềm vui, ngoan ngoãn đi theo, không chịu rời vợ nửa bước. Họ hoàn toàn say sưa với hạnh phúc ngọt ngào, chẳng còn thì giờ đâu lo công việc của mình, cũng chẳng buồn nghĩ xem ngày mai sẽ ra sao. Trong con mắt của láng giềng và người cùng phố, tôi là một thằng đại ngốc, mấy người bạn thân vốn đã ít ỏi cũng đã bỏ rơi tôi. Họ cho rằng tôi là thằng giả vờ ta đây chung thủy để làm gương cho họ. Cho nên họ chỉ trỏ sau lưng tôi, chế giễu tôi, nói xấu tôi trong bức chiến hào kiên cố của họ, thậm chí còn đặt cho tôi những cái tên rất khó nghe. Cuối cùng tôi cảm thấy trong vườn cực lạc ở thị trấn này, tôi chỉ đóng vai trò một anh chàng bị hoạn.

Còn Xôphia thì sao? Nàng càng ngày càng ít nói và trầm tư, càng ngày càng xa lánh mọi người. Nàng từ chối cùng tôi ra phố, tránh cho tôi khỏi bị người ta nói này nói nọ. Khó chịu nhất là nàng thực hiện cái chức trách tối thiểu nhất của người vợ một cách hết sức miễn cưỡng. Thực lòng mà nói, cả hai chúng tôi đều khổ tâm khi thấy tình ân ái vợ chồng chỉ còn lại một chút cỏn con đó.
Điều làm tôi dễ nổi cáu nhất là bộ dạng tự thấy mình có lỗi của nàng. Nàng cho rằng do nàng mà tôi không có được người vợ như vợ của mọi người. Ngay từ đầu, nàng cho rằng mọi người vợ nhan sắc bình thường như nàng không được phép xua đuổi những hình bóng yêu kiều hấp dẫn ra khỏi đầu óc tôi bởi trước những người đẹp được đưa đến thị trấn nhỏ này, nàng chỉ còn cách lùi xa, núp vào một xó xỉnh mà khóc thầm khóc trộm. Tôi lấy hết số tiền ít ỏi còn lại của chúng tôi ra mua cho nàng một ít đồ trang sức, quần áo, nước hoa, vòng nhẫn, nhưng tất cả đều chẳng được việc gì.

- Đừng thương hại em nữa!
Nàng quay người đi, không thèm để mắt đến số tặng phẩm đó của tôi. Mỗi khi tôi gắng sức tỏ ra âu yếm nàng thì nàng lại khóc mà bảo tôi:
- Anh không đem em đi đổi thì suốt đời em không tha thứ cho anh đâu!
Nàng đổ hết lỗi lầm cho tôi khiến tôi cũng dần dần ngán ngẩm. Nghĩ tới cô nàng mắt như báo, tôi mong một ngày nào đó gã lái buôn kia trở lại.

Nhưng bỗng một hôm, những cô gái tóc vàng bắt đầu hoen gỉ. Hòn đảo mà chúng tôi đang sống bỗng trở thành miền đất tươi xanh. Còn bãi sa mạc kia thì đầy những tiếng gào thét thô lỗ do tức giận, đầy những sự ghen tức thù hận. Thì ra ngay từ đầu số đàn ông trong thị trấn đã bị lóa mắt, không xem kỹ các cô nàng, không thực sự chú ý đến họ nên không hề nghĩ đến việc phải kiểm tra chất kim loại trên người họ. Thực ra các cô nào có mới mẻ gì, mà chỉ là loại thứ phẩm, loại hai, loại ba. Vả cũng chỉ có chúa mới biết họ là loại hàng thứ mấy. Gã lái buôn chẳng qua chỉ sửa sang lại chút ít, mạ một lớp vàng thật mỏng cho họ mà thôi. Gặp phải trời mưa, lớp kim loại mạ này tất bị ăn mòn và gỉ sét.

Người đàn ông đầu tiên phát hiện ra mánh lới này làm ra vẻ thản nhiên, người thứ hai cũng vậy. Nhưng người thứ ba là một dược sĩ, một hôm bất chợt ngửi thấy dưới lớp phấn son thơm phức, thân thể vợ mình bốc lên mùi khó ngửi riêng có của sunphát đồng. Ông giật nảy người, kiểm tra kỹ lưỡng một hồi mới phát hiện ra những chấm đen loang lổ trên người vợ và thét lên thất thanh.
Chẳng bao lâu, trên da mặt các cô nàng tóc vàng đều xuất hiện những chấm đen, chẳng khác gì một bệnh dịch phát ban lây lan trong các nàng. Các ông chồng giấu diếm lẫn nhau, chẳng ai dám nói đến căn bệnh của vợ mình nhưng tất cả đều đứng ngồi không yên, không đoán được nguyên nhân do đâu. Rồi dần dần chân tướng cũng được phơi bày: thì ra vợ họ đổi về toàn là đồ phế phẩm.

Còn anh chàng vừa mới kết hôn, thấy người ta đem vợ đi đổi cũng bắt chước làm theo ấy, lần này đau khổ thực sự. Anh nhớ thương người vợ đem đổi, nhớ đến làn da trắng bóc như ngọc của vợ và mỗi lần nhớ đến là anh phát điên phát rồ. Một hôm anh lấy axít tẩy hết những phần mạ vàng trên người vợ mới, khiến cô ta xấu xí hẳn, chẳng khác gì một cái xác ướp.
Tôi và Xôphia lại bị mọi người ghen ghét, thù hằn. Trước thái độc đó của mọi người, tôi thấy cẩn thận là hơn, nhưng nói thế nào Xôphia cũng không che dấu nổi nỗi vui sướng trong lòng. Nàng trang điểm thật lộng lẫy đi ra phố, dạo bước qua những tiếng thở dài. Nàng không tán thành cách xử sự của tôi, cho rằng tôi chịu ru rú ở trong nhà chẳng qua là do tôi nhát gan chứ quyết không phải tôi không định đổi nàng lấy người vợ mới.

Những người chồng bị lừa họp nhau lại thành một đội quân viễn chinh. Hôm nay họ từ thị trấn ra đi để tìm cho bằng được gã lái buôn gian dối và tính sổ với gã. Cảnh tượng đó có vẻ bi tráng phải biết. Đội quân giơ cao nắm đấm, luôn miệng thề báo thù rửa hận. Còn các cô vợ tóc vàng thì mặc đồ tang, đầu tóc tả tơi, rụt vai rụt cổ, chẳng khác gì một lũ hủi đi khóc mướn. Chỉ riêng anh chàng mới kết hôn kia là không đi. Lý do anh muốn tỏ ra ân cần với vợ mới, tuyên bố anh sẽ làm một người chồng chung thủy cho đến khi nào cái chết chia lìa anh với cô vợ loang lổ vết đen khắp người mới thôi. Thực ra vợ anh ra nông nỗi như thế là do anh chấm axít làm hỏng da mà nên.
Tôi không biết rồi đây sống cùng Xôphia, tôi sẽ sống ra sao. Không biết nàng là người thông minh hay cũng ngu ngốc như tôi? Bây giờ chẳng còn ai nắc nỏm khen nàng nữa. Bây giờ chúng tôi thực sự lại sống trên một hòn đảo trơ trụi, xung quanh vắng ngắt, lặng như tờ. Trước khi đi, đám đàn ông thề rằng dù có phải xuống địa ngục cũng quyết tìm cho được gã lái buôn đó. Thật vậy, khi nói câu này, ai ai cũng mang vẻ mặt đau khổ báo trước họ sẽ phải xuống địa ngục.
Thực ra Xôphia cũng không đến nỗi xấu coi. Dưới ánh đèn, khuôn mặt ngủ say của nàng rực sáng, dường như trong lúc này niềm tự hào hạnh phúc lướt nhẹ qua trí óc nàng trong mơ.
PHẠM TÚ CHÂU dịch
(Qua bản Trung văn đăng trên tạp chí Thưởng thức tác phẩm nổi tiếng số 6/1994)

(nguồn: TCSH số 209 - 07 - 2006)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • O.HENRY

    Rất lâu trước khi bụng dạ lờ đờ của anh nhà quê cảm nhận được hơi xuân thì tay thị dân ấy đã biết rằng bà chúa xanh màu cỏ ấy đã lên ngôi.

  • LTS: Trong 24 bài trong tập Cỏ dại của nhà văn Lỗ Tấn do GS. Trần Đình Sử dịch, Sông Hương số tháng 10 năm 2011 đã giới thiệu đến bạn đọc 3 bài “Sau khi chết”, “Sự giã từ của cái bóng” và “Sự run rẩy trên đường đồi bại”. Kỳ này Sông Hương xin giới thiệu tiếp với bạn đọc 4 bài chọn lọc từ Cỏ dại.

  • VILIAM KHÂYNÊXEN (Đan Mạch)

    Khi Lêô tỉnh giấc, trong tai anh vẫn còn vang lên những lời của ông giáo sĩ giảng đạo.

  • LGT: Nhà văn, nhà nghiên cứu sử học và văn hóa Mỹ Jon Holmes sinh ra tại tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng công nghệ Texas nơi ông từng tham gia phong trào nhân quyền và phản chiến, Jon Holmes chuyển đến New York làm việc cho một tạp chí nhiếp ảnh và phụ trách một chương trình sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ hiện đại cho một đại công ty ở Bos- ton.

  • KNUT HAMSUN (*)

    Do tôi viết. Viết vào ngày hôm nay cho trái tim vơi nhẹ đi. Tôi đã mất chỗ làm ở tiệm cà phê cùng những ngày sung sướng của tôi. Tất thảy mọi thứ, tôi đã mất hết. Và tiệm cà phê ấy là tiệm cà phê Mắcximilăng.

  • HENRY JAMES 
         (Tiếp theo Sông Hương số 290 tháng 4/2013)

    Một buổi sáng (tôi cho là ở gần La Spezia) Harold đang vẽ bên gốc cây, không xa quán trọ, tôi ngồi cạnh, lớn tiếng đọc Shelley(18) - người có thể chứng tỏ được trìu mến hơn bất cứ ai.

  • ELENA PUCILLO TRUONG

    Nỗi khắc khoải đã kéo dài từ bao lâu?
    Có lẽ một năm. Quá nhiều. Lấy cớ đi vào toilette, hai tay tôi nắm chặt chiếc bồn rửa mặt trong nhà hàng như muốn bẻ làm đôi. Bao nhiêu bức bối đang dồn vào trong... bao nhiêu đau đớn... đau đến nỗi tôi không dám ngẩng mặt nhìn bóng mình trong gương.

  • Henry James (1843 - 1916), nhà văn Mỹ viết tiểu thuyết, truyện ngắn, phê bình văn học; đặc biệt yêu văn học và nghệ thuật Pháp. Ông định cư ở Londres, Anh từ 1876. Tác phẩm: 112 truyện ngắn (1864 - 1910), Toàn tập (1990 - 2009), nội dung thể hiện ở nhiều chủ đề như: ý thức, tâm lý, mơ mộng, tình cảm, vẻ đẹp, chân lý nghệ thuật.

  • FRANÇOIS CHENG
    (Trích từ tác phẩm Khi những linh hồn lang thang trở về)

    Dưới gầm trời này, dưới cái gầm trời rất thấp này, tất cả đều có thăng có trầm, tất cả đều bị biến đổi. Tác phẩm về Những đột biến đã chỉ rõ điều đó, tổ tiên chúng ta đã nói: “Cứ năm năm thì có chuyển biến nhỏ, cứ năm trăm năm thì có đại đột biến”.

  • L.T.S: Sherwood Anderson (1876 - 1941) là nhà văn lớn của Mỹ. Ông có nhiều tư tưởng tiến bộ, và thường tỏ thiện cảm với những lực lượng vô sản cách mạng Mỹ, đặc biệt là trong những năm 1931 - 1935. Truyện ngắn "Những ngọn đèn chưa thắp" (Unlighted Lamps) của ông dưới đây được liệt vào một trong những chuyện ngắn xuất sắc trong nền văn học Mỹ từ trước đến nay. Câu chuyện về bi kịch nội tâm của những con người không phá vỡ nổi bức tường ngăn cách giữa những tình thân và cho đến khi nhắm mắt vẫn chưa kịp thắp lên ngọn lửa thông cảm.

  • Elena Pucillo Truong là người Ý, Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn học nước ngoài (Đại học Milano Italia). Cô dạy tiếng Pháp và Văn minh Pháp tại Milano từ năm 1982 và gần đây có dạy tiếng Ý tại Nhạc Viện, tại phòng lãnh sự danh dự Ý và tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM.

  • LGT: Etgar Keret sinh ngày 20/8/1967 tại Ramat Gan, Israel. Nhà văn nổi tiếng với truyện ngắn và kịch bản phim, có ảnh hưởng lớn tới lớp nhà văn trẻ hiện nay ở Israel.

  • L.T.S: Narayan là nhà văn miền Nam Ấn Độ, sáng tác bằng tiếng Anh. Sinh 10/10 năm 1906 tại làng Madras (mất 13/5/2001), từng sống ở thành phố Mysore cổ kính của quê hương ông.

  • Ferit Edgu sinh năm 1936, từng sống sáu năm ở Paris học chuyên ngành gốm. Trong nhiều năm ông là người viết kịch bản quảng cáo và rồi điều hành một nhà xuất bản. Sự vô lý của cuộc đời, những ám ảnh dục tính, sự sa đọa và sự bất hòa của người trí thức là những chủ đề của ông.

  • HEINRICH BÖLL (CHLB Đức)

    (Heinrich Böll sinh 1917, mất 7-85 - giải thưởng Nôbel văn học 1972)

  • Ngoài các tác phẩm lớn về Việt Nam như Vạn Xuân, Lãn Ông, mấy năm gần đây, nữ văn sĩ Pháp Yveline Feray đã cho ra đời những tập truyện thần thoại và dân gian của các nước châu Á như Việt Nam, Trung Hoa, Campuchia, Tây Tạng. Vào cuối năm 2010, bà đã cho xuất bản tập “Chuyện kể của bà ngoại Ấn Độ”.

  • AKUTAHAVA RIUNÔXKÊ (Nhật Bản)

    Hôm ấy một mình Đức Phật đi dạo ven bờ đầm trên Niết bàn.
    Cả đầm toàn là sen trắng trong như ngọc, và nhị sen vàng tỏa ra xung quanh một mùi thơm ngọt, ngạt ngào.

  • L.T.S: LANGSTON HUGHES (1902 - 1967), nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch và dịch giả người Mỹ da đen, sinh ở Joplin, bang Missouri. Ông đã xuất bản 35 tác phẩm. Thơ của ông đã được dịch sang tiếng Việt. Những tác phẩm của ông phần lớn tập trung chủ đề đấu tranh cho quyền bình đẳng giữa người da đen và da trắng tại nước Mỹ. Truyện sau đây dịch trong tập truyện "The ways of white Folks".

  • Hình ảnh rồng Việt Nam từ xa xưa đã sớm đi vào nghệ thuật với nhiều loại hình khác nhau. Trong lịch sử nghệ thuật điêu khắc, nhiều công trình điêu khắc lấy con rồng làm đề tài đã trở thành những tác phẩm có giá trị văn hóa, trong đó không ít công trình điêu khắc đá được xem như là những tác phẩm mang dấu ấn phong cách nghệ thuật của một thời kỳ.

  • Nhà văn Phillip Van Doren Stern sinh ra tại Wyalusing, bang Pennsylvania và lớn lên tại Brooklyn, New York. The Greatest Gift là truyện ngắn nổi tiếng nhất của ông. Phillip Van Doren Stern đã từng gửi câu truyện này đi nhiều báo và tạp chí nhưng không nơi nào nhận đăng. Cuối cùng ông cho in truyện lên 200 tấm thiệp năm mới và phát cho bạn bè.