Phút mặc khải

15:36 19/10/2012

Elena Pucillo Truong là người Ý, Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn học nước ngoài (Đại học Milano Italia). Cô dạy tiếng Pháp và Văn minh Pháp tại Milano từ năm 1982 và gần đây có dạy tiếng Ý tại Nhạc Viện, tại phòng lãnh sự danh dự Ý và tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM.

Tiến sĩ Elena Pucillo Truong - Ảnh: internet

Elena Pucillo Truong rất yêu Việt Nam, đã tổ chức nhiều hội thảo ở Ý về Việt Nam với các đề tài “Vai trò phụ nữ và tầm quan trọng của họ trong gia đình Việt Nam”, “Tết Việt Nam, phong tục và truyền thống”, “Đổi mới, Phát triển kinh tế Việt Nam sau khi giành độc lập”... Cô viết và cộng tác với các báo La Compagnia dei viaggiatori (Ý), Mekong (tập san của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam tại Torino, Ý), Đặc san văn học Quán Văn (Sài Gòn). Có một số truyện ngắn đăng trên báo Tuổi Trẻ Cuối tuần, Phụ Nữ...



ELENA PUCILLO TRUONG


Phút mặc khải


“Đồ chết tiệt!”

Ngồi trong gian bếp, tôi giả bộ đang may để lén quan sát con búp bê rỗng tuếch đang xoay người nghiêng qua nghiêng lại trước gương trong phòng ngủ.

Mảnh mai như một vũ nữ, cô ta đưa tay lên cao để duỗi thẳng tóc rồi sau đó thoa một chút son lên môi trông như những giọt sương trên hai cánh hoa hồng.

“Ui chao! Lại bị kim đâm rồi!”. Quá tập trung vào nó tôi đã lơ đễnh để kim chích vào ngón tay. Cố tạo vẻ lãnh đạm, tôi làm như không quan tâm khi cô ta bước vào nhà bếp.

“Thưa mẹ trễ rồi, con phải đi làm bây giờ đây. Con sẽ tranh thủ về nhà sớm. Các món ăn con đã chuẩn bị xong, không biết mẹ còn cần gì nữa không?”

“Thôi, cứ đi đi, đừng có bận tâm.”

Cô gái bối rối nhìn tôi, như thể còn muốn nói thêm một điều gì nữa nhưng cuối cùng im lặng, cầm lấy chiếc xách tay và xâu chìa khóa, lặng lẽ bước ra khỏi nhà.

Bây giờ thì tôi mới thực sự là bà chủ. Kể từ khi cô ta bước vào sống trong căn nhà này, tôi thực sự thấy mình chỉ là một người khách lạ hay thậm chí là một kẻ đột nhập, giữa cô ta và đứa con trai.

“Ngốc thật!” Chính tôi đã là người khăng khăng nài nỉ con trai mình. Nó ăn chơi lêu lổng và hoang phí thời gian, chỉ thích chơi đùa và không muốn lập gia đình. Chính tôi đã khăng khăng đòi hỏi nó phải quyết định. Ba nó mất đến nay đã nhiều năm và tôi cũng đã già. Tôi không muốn thấy con mình cô độc, nó cần phải tìm một người vợ, đã hơn ba mươi lăm tuổi rồi còn gì... nó đâu còn thời gian để chờ đợi nữa...

Và thế là một ngày cô gái ấy đã đến đây, núp sau lưng thằng con trai, hai bàn tay căng thẳng và bối rối siết chặt chiếc dây đeo của túi xách. Chặt đến nỗi màu các khớp trên ngón tay biến thành màu trắng bệch. Không một sợi tóc nào nằm ngoài vị trí, trên má cô ửng một chút phấn hồng và đôi mắt chiếu sáng như một hòn than đang cháy trên tàn tro. Đúng rồi, chính nó đã hớp hồn con trai tôi!

Trước đây, từ ngày chồng mất, đứa con trai là tất cả với tôi và ngược lại. Tôi là người duy nhất mà nó quấn quýt và ngưỡng mộ. Rồi khi cô gái bước vào nhà, tình yêu bị chia sẻ. Thứ gì cô ta cũng làm tốt hơn tôi. Tôi trở thành kẻ thừa thãi và vô dụng.

Và bây giờ cô ta trở thành bà chủ nhà. Chỉ mấy ngày sau đám cưới là mọi chuyện đã rõ ràng. Tôi bị gạt qua một bên. Cô ta đã trang hoàng nhà cửa theo một cách khác và thằng con tôi lại thích nghe theo. “Má thấy không, như vậy ngăn nắp hơn... nhà đẹp hơn. Vợ con thật giỏi...”.

Bao nhiêu lần tôi muốn nói là tôi thích căn nhà được sắp xếp như xưa, đó là căn nhà của tôi... thế nhưng tôi chỉ biết nhếch mép, cười, lúc lắc cái đầu và tiếp tục giữ im lặng... dù ánh mắt thường ném một cái nhìn về phía cô ta. Cái nhìn tóe lửa, muốn thiêu đốt, làm cô ta biến mất.

Đây rồi, cô ấy đã bước ra khỏi nhà. Một tiếng thở phào, giải thoát. Bây giờ thì tôi có thời gian dành cho mình. Nhưng thời gian ấy để làm gì đây? Trong nhà bếp tất cả đều ngăn nắp, phần ăn của tôi cũng đã được chuẩn bị xong xuôi, khi nào muốn tôi chỉ cần hâm nóng là xong.

Đã từ lâu tôi ít ra khỏi nhà, các bạn cũ đều ở xa, rất nhiều người đã dọn ra ngoài thành phố. Có những kẻ bất hạnh thì giờ đây không còn nữa, còn chăng họa là kỷ niệm... trường học, tuổi trẻ, hôn nhân...

Tôi bước loanh quanh giữa những gian phòng trống của căn nhà mà tôi không cảm thấy nó là của mình. Tôi là bà chủ. Ừ, thì là bà chủ, mà chủ... cái gì? Và, rồi sao nữa? Là bà chủ để được một mình. Lúc nào cũng cô độc. Tôi chua xót nhìn đời bằng nửa nụ cười rồi lặng lẽ chôn kín tất cả những niềm đau vào bên trong.

Ngày giờ trôi qua trong sự quen thuộc đến độ nhàm chám. Chỉ còn vài giờ nữa thì bà chủ trẻ sẽ về nhà và tôi sẽ biến thành một bóng ma.

Thế nhưng có tiếng động trong ổ khóa. Nó! Nó đã về nhà!

Sao sớm thế nhỉ?

Làm bộ lãnh đạm tôi trở về phòng mình. Tôi nghe tiếng nó đặt xâu chìa khóa và chiếc xách tay lên bàn. Tôi chẳng muốn nghĩ đến nó chút nào... Phải rồi, nó chiếm hữu căn nhà của tôi, chiếm hữu đứa con trai của tôi... nên tôi chẳng muốn phí thời giờ để nghĩ về nó! Đó đâu phải là việc của tôi!

Cầm lên tay vuông vải nhỏ vừa mới bắt đầu thêu, đó chỉ là cái cớ để cầm một vật gì, nhưng đầu óc tôi trống rỗng. Chỉ có đôi tai là căng lên, sẵn sàng nắm bắt những tiếng động rất nhỏ. Cái gì vậy? Có điều gì bất thường. Tôi không thể ngồi yên được nữa.

Đứng dậy để xem. Phòng ngủ bên kia trống rỗng. Trong gian bếp chẳng có ai. Thế nhưng trong sự im ắng này tôi lại nghe có tiếng nấc, tiếng rên rỉ, rất khẽ, đến từ phòng tắm. Cửa phòng chỉ khép hờ và trong lúc đẩy vào, tôi thấy nó đang đứng, khom người trên nền nhà, nước mắt nước mũi chảy ròng trong nỗ lực ngăn chặn một cơn nôn mửa. Chân trần, chiếc áo đẹp mặc đi làm bị ướt một quầng lớn ở vạt trước, hai cánh tay yếu ớt buông thõng.

Một tia chớp lóe lên trong đầu tôi!

Ui chao, tôi chính là một con mụ ngốc! Quá đần độn và chẳng hiểu gì!

Bây giờ thì tôi nhớ ra rồi... cái cách mà nó đưa tay lên che trước bụng, như thể muốn bảo vệ cái mầm sống đang bắt đầu lớn lên ở bên trong. Khuôn mặt tái mét nhưng đường nét dịu dàng, các cử động đều chậm rãi khác với cách cuống cuồng lúc trước.

Rồi tôi chợt nhìn lại, nhớ lúc mình cô độc và sợ hãi khi mang thai lần đầu mà hoàn toàn không nhận được sự giúp đỡ nào của mẹ chồng. Thời đó tôi chỉ cảm nhận sự ghét bỏ, về cái cách bà ấy mắng nhiếc bằng những lời thô bạo, làm tôi còn đau hơn những trận đòn roi!

Sao mà mình lại không thể nhận ra? Tôi đã tự đóng khung, đã đóng cửa trái tim trong chiếc lồng ích kỷ và lãnh đạm của mình! Bao nhiêu thời gian đã mất cho những điều phù phiếm là quan trọng, và sống bằng thành kiến ngu xuẩn để đời mình như tẩm độc?

Liếc nhìn cô gái nhỏ, tôi thấy đôi mắt đầy sợ hãi và ươn ướt như vừa khóc.

“Bình tĩnh đi con. Mẹ hiểu rồi. Đợi một chút, mẹ sẽ giúp con!”

Chạy đi lấy chiếc khăn bông, tôi dấp nước và lau mặt cho con dâu, chùi mấy đóm bầy nhầy thốc tháo còn dính xung quanh miệng. Rồi tôi tiếp tục nói, bao nhiêu lời lẽ mà lâu nay tôi đã giữ kín trong lòng mình. Ngay cả chính tôi cũng không thể ngờ là mình có thể nói được những lời dịu dàng đó.

“Con sợ”... giữa những tiếng nấc đứa con dâu gắng gượng nói. “Con thấy mệt. Thức ăn trong bụng như cứ muốn trào ra...”.

Tôi dìu con dâu vào phòng ngủ, giúp nó thay đồ. Cô nhỏ quá yếu, tôi cảm giác như mình đang cởi đồ cho búp bê.

“Con gái yêu, đừng lo nữa. Mẹ sẽ giúp đỡ con. Chờ một chút nhé, đây, chiếc gối nhỏ đây, bây giờ mẹ đi lấy chai dầu xanh, thoa chỗ này nè, trên cổ tay, một chút lên màng tang nữa... đấy, thấy chưa, con có vẻ đỡ hơn rồi đấy. À, mà đợi mẹ đi lấy cho con vài lát gừng, nhấm một chút sẽ hết buồn nôn. Cố gắng nhé, chỉ vài tháng đầu thôi... sau đó con sẽ khỏe...”.

Tôi trở lại với một tách trà nóng và mấy lát gừng trên tay. Tôi nhìn thấy khuôn mặt con dâu đã bớt tái và đang nằm áp đầu vào chiếc gối con, đôi mắt vẫn còn ướt vì nước mắt.

Nhưng mắt tôi cũng đang ẩm ướt. Chúng tôi sẽ có thời gian để làm lại... và trong chính phút ấy lại có tiếng chìa khóa tra vào ổ... Thằng con trai của tôi cũng đang bước vào nhà.

“Sao im lặng quá vậy... có gì ăn chưa?” Lời chưa dứt đã thấy nó đứng trước phòng ngủ, ngỡ ngàng nhìn chúng tôi.

“Bây giờ mẹ đi nấu cái gì để ăn đây. À, từ rày về sau con cần phải kiên nhẫn hơn đó. Trong lúc mẹ đi nấu ăn, con phải ngồi đây để canh chừng và chăm sóc vợ. Vợ con sẽ thông báo cho con một tin quan trọng, nó sẽ làm thay đổi cuộc đời chúng ta... và là một tin rất vui!”

Trương Văn Dân dịch
(SH284/10-12)








 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Dazai Osamu (1909 - 1948) tác gia kiệt xuất, đại diện cho “trường phái vô lại”, đó là một nhóm các nhà văn có khuynh hướng nổi loạn và tự hủy, trong nền văn học cận - hiện đại Nhật Bản. Phần lớn những tác phẩm của ông đều mang tính chất tự thuật với văn phong u mặc, diễn tả tâm trạng bế tắc trong thời kỳ hậu chiến và bi kịch cá nhân, đồng thời cũng dí dỏm, hài hước một cách cay đắng.

  • Han Kang được trao giải Nobel Văn học năm 2024 do có “văn xuôi đầy chất thơ mãnh liệt đối mặt với những tổn thương lịch sử và phơi bày sự mong manh của đời người”.


  • XERGÂY ĐÔVLATÔP

  • SHERWOOD ANDERSON

  • WILLIAM SOMERSET MAUGHAM

    William Somerset Maugham là tiểu thuyết gia người Anh. Ông sinh năm 1874 tại Paris, Pháp, và là con của một cố vấn pháp luật trong tòa đại sứ Anh tại Paris.

  • Okamoto Kanoko (1889 - 1939) nhà thơ Tanka và là nhà nghiên cứu Phật giáo. Sinh ra trong một gia đình giàu có tại Tokyo, sau khi tốt nghiệp trường nữ sinh Atomi, bà theo học nữ tác gia Yosano Akiko và đã công bố một số bài thơ Tanka.

  • Nhà văn Mỹ Sarah Orne Jewett sinh năm 1849 và mất năm 1909. Bà là nhà tiểu thuyết, nhà thơ và nhà văn viết truyện ngắn (Short Story Writer). Bang Maine là không gian chính trong tác phẩm của bà. Văn chương của bà sớm đề cập đến các vấn đề sinh thái và các vấn đề xã hội khác, có tính vùng miền.
                        Trần Ngọc Hồ Trường dịch và giới thiệu

  • C. J. MCCARTHY

    Cormac McCarthy là nhà văn người Mỹ, ông nổi tiếng với phong cách viết bạo liệt và u ám. McCarthy chuyên viết tiểu thuyết và được giới hàn lâm đánh giá cao ở ngay tiểu thuyết đầu tiên, The Orchard Keeper (1965), nhưng ông không thành công với độc giả đại chúng.


  • FERNANDO SORRENTINO

  • Jon Fosse là kịch gia đương đại, nổi danh với tặng thưởng Nobel văn chương 2023. Số lượng truyện ngắn đã xuất bản không nhiều, Jon Fosse vẫn ghi dấu với một phong cách độc đáo. Người em gái nhỏ (Søster) xuất bản năm 2000, bản dịch Anh ngữ in trong tập Scenes from a childhood (Damion Searls dịch) năm 2018.

  • JOSEPHIN JOHNSON
                       (Mỹ)

    Gnark ngồi trong buồng ngủ, mắt nhìn những tấm giấy phủ tường. Một cảm giác là lạ xâm chiếm lòng anh.

  • SRI DAORUANG

    Nhà văn Sri Daoruang tên thật là Wanna Sawasdsri, sinh năm 1943, quê quán ở Phitsanulok, Bắc Bangkok, Thái Lan. Bà là tác giả của tuyển tập Quỷ truyện Dân gian (Tales of the Demon Folk, 1984).

  • HENRI TROYAT

    LTS. Henri Troyat tên thật là Lev Tarassov sinh năm 1911 tại Moskva. Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp. Giải thưởng văn học đầu tiên với tác phẩm "Faux jours" (1935). Ông đã xuất bản trên 20 tác phẩm tiểu thuyết và truyện ngắn. Những tác phẩm được dư luận đặc biệt chú ý như bộ ba tiểu thuyết "Tant que la terre durera" (1947), "Le sac et la cendre" (1948) và "Etrangers sur la terre" (1950) hoặc như "La lumière des Justes"... Ông còn viết cả kịch bản văn học. Truyện ngắn "Cơn choáng" (Le vertige) lấy từ tập "La Fosse Commune" xuất bản năm 1986.

  • Yamakawa Masao (1930 - 1965), tên thật là Yamakawa Yoshimi, ông sinh ở Tokyo, tốt nghiệp Đại học tư thục Keo (khoa Pháp văn). Yamakawa Masao từng làm biên tập cho Tạp chí văn học Mita Bungaku. Sau đó ông viết và công bố các truyện ngắn như: Cái chết mỗi ngày, Năm ấy, Công viên ven biển… với phong cách tinh tế, miêu tả sự phi lý của cái chết và tuổi trẻ thời kỳ hậu chiến. Ông qua đời năm 34 tuổi do tai nạn giao thông.

  • Nhà văn Ấn Độ (người Hindi), Krishna Baldev Vaid sinh năm 1927. Ông học đại học tại Punjab và Harvard; dạy học tại nhiều trường đại học ở Ấn Độ và Mỹ. Ông viết tiểu thuyết, kịch, truyện ngắn, phê bình và dịch thuật văn học. Tác phẩm của ông được dịch ra nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Đức, Ý, Ba Lan, Nga, Nhật và các tiếng khác ở Ấn Độ.

  • HÁCH XUYÊN THỨ LANG
                          (Nhật)

    Phải dấu việc này không cho anh ấy biết. Lãng Tử nghĩ vậy và nắm chặt bao nhỏ trong tay, tần ngần rảo bước trên cầu. Đêm tối không người với dòng sông lặng lẽ trôi giữa một màn đen kịt, và rồi nó sẽ mang đi điều bí mật của ta.

  • DHUMKETU

    Dhumketu là bút danh của Gaurishankar Govardhauram, là nhà văn Ấn Độ (1892 - 1965), thường được xem như là một trong những người khai sáng loại hình truyện ngắn. Tác phẩm của ông thường có bút pháp gây xúc động, lãng mạn hoặc miêu tả đậm nét những cảm xúc của con người.