Đêm giao thừa

09:53 18/02/2011
An-ghiêc-đax Pô-xi-ux, sinh năm 1930, tại làng Ketubai - ông tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Litva ở Học viện Giáo dục Klaipeda - Ông viết văn vào năm 1953, tác giả của nhiều truyện ký, đồng thời ông còn là nhà văn viết nhiều cho tuổi thơ.

Minh họa: Bửu Chỉ

AN-GHIÊC-ĐAX PÔ-XI-UX


Đêm giao thừa


Căn nhà của người giữ rừng Giôn-nat Mốt-kút nằm giữa một khoảng rừng thưa, chung quanh là ba luống rừng rậm bao bọc. Ban ngày những người dân ở làng Pat-xin không nhìn thấy căn nhà nhỏ ấy, chỉ có những chiều đông sẫm tối, khi người giữ rừng đốt đèn lên trong nhà, dân ở làng mới trông thấy hai đốm lửa lung linh giữa bức tường dày mịt của rừng cây - Mỗi lần tình cờ gặp anh, người dân quê hay bông đùa:

- Mốt-kút, cậu có cuộc sống thật đẹp, ngay cả gió cũng không đụng chạm tới cậu.

Thật ra tâm tư người giữ rừng không mấy thỏa lòng với khung cảnh đang sống. Đôi khi anh cũng mong muốn được sống ở làng như bao người khác - Và anh nghĩ đến điều ấy nhiều nhất trong những đêm đầu năm mới.

Năm nay Mốt-kút đón tết thật chu đáo - Anh xuống làng mua một rổ cải ngọt, một gói bánh mì và một bao trái hốt-bố để làm rượu. Trước đêm giao thừa, A-nhét-xca vợ anh đã quay một đùi thịt cừu thơm phức, sốt cà chua phủ quanh rồi đặt lên lò lửa riu riu để giữ cho nóng. Khi màn đêm sắp buông xuống, Mốt-kút đã cào sạch lớp tuyết trên tam cấp và quét dọn ngưỡng cửa thật cẩn thận. Trong nhà, anh cắm những cành thông làm cảnh, hương nhựa thông quyện lẫn men rượu bia sủi bọt tỏa lan… Ôm con ngồi trước lò sưởi, thỉnh thoảng ngửi thấy mùi thơm bay đến bên anh, anh xao xuyến kể cho cậu bé Sta-xít nghe chuyện về năm mới.

- Đêm nay, con yêu của bố, khi giao thừa điểm năm mới sẽ về cùng quê hương mình, năm mới sẽ nhảy qua những đỉnh núi cao, thật cao, năm mới sẽ băng qua những vùng biển sâu, thật sâu - Rồi năm mới sẽ dừng lại trong nhà chúng ta, ban nhạc hương thôn sẽ dẫn năm mới đi qua những gò tuyết đến đây chúc tết gia đình mình. Người nhạc sĩ nầy sẽ thổi vào cái kèn to, thật to. Người nhạc sĩ khác sẽ réo rắt kéo đàn violon, và người kia nữa sẽ nhịp nhàng đánh lên một cái trống to tướng kêu “Buum! Buum! Buum!”. Cả khu rừng lúc ấy cũng phải lắng nghe khúc nhạc nầy, nhất là con đừng có sợ, con phải ngủ yên trên giường đừng kêu khóc nhé! Con có nghe không? Họ sẽ đến chơi với nhà mình, ba sẽ rót rượu chức mừng họ.

Sta-xít lắng nghe cha, cậu thắc mắc muốn biết có phải cái trống làm bằng da dê không, và cái kèn có giống như ống sáo mà thằng bé Xtê-pát Xtơ-rát-đat lấy ống cây để làm không? Người cha kiên nhẫn trả lời cậu từng câu - Cậu bé Sta-xít thích thú nghe nhưng đôi mắt cậu dần dần trĩu xuống, rồi cậu ngủ lúc nào không hay, chẳng còn nghe cha say sưa kể nữa. Gần nửa đêm Mốt-kút khoác áo lông bước ra trước sân nhà. Thường khi những âm thanh vang đến từ thôn làng xao động giữa tiếng rì rào của rừng cây, đó là tiếng chó sủa ở góc máy quạt gió hòa lẫn tiếng người chuyện trò cãi vã, rồi tiếng ầm ầm động cả khu rừng, của đá băng đổ vỡ ở hồ Đai-bu-nai, trong tiết trời giá buốt. Nhưng trong đêm giao thừa nầy, mọi âm thanh đều khác hẳn, đều nhộn nhịp, tươi vui. Anh nghe trong tiếng vi vút của rừng thông xanh tốt, gần bên trường học vang lên tiếng đàn violon, tiếng đàn Accordeon đang hợp tấu, nhưng bản hòa âm nghe thanh thoát hơn cả là tiếng kèn Clarinet, ồ chính cái trống mới nhịp nhàng náo động hơn chứ. Thọc hai tay vào túi áo lông, Mốt-kút đứng trên bậc tam cấp, lòng xao xuyến với cảm giác mới lạ, anh cảm thấy ở sống lưng có cái gì rung nhẹ chạy khắp, anh không hiểu đó là vì khí lạnh, hay do âm thanh xa xa của bước chân năm mới đi về… quyện lẫn lời vi vu dịu dàng của thông rừng. Lòng anh phơi phới, anh quay bước vào nhà nhẹ nhàng đến bên giường đánh thức vợ dậy.

- Em ngủ à? Ban nhạc đang trình diễn ở gần trường, họ đang chúc mừng năm mới, anh, anh cũng chúc em sang năm thật nhiều hạnh phúc. Mốt-kút ôm lấy A-nhét-xca hôn lấy má vợ, rồi anh ngồi xuống cạnh chị mắt nhìn qua cửa:

- Ban nhạc đang trên đường đến nhà Gri-xi-ai-tít, có thể họ đi vòng đến mừng xuân nhà mình đấy.

Chợt anh lắng nghe. Có tiếng gì sùi sụt như than vãn. À đó là tiếng rượu bia sủi bọt, tiếng khò khè của con mèo nằm dưới chân giường.

- Rượu bia đang lên men… Mốt-kút khẽ nói - anh cởi chiếc áo lông ra, để nguyên quần áo nằm xuống giường đưa mắt nhìn lên trần nhà đầy bóng tối. Rồi những hình ảnh hiện ra trong tâm trí anh. Anh thấy giữa cánh đồng xanh tỏa đầy sương trắng, bóng một con nai đang ngại ngùng gặm cỏ, trong lúc nai con quấn quít đùa chơi dưới chân mẹ vểnh hai tai hí hửng… Rồi trong mắt anh hiện lên một rừng thông xanh ngát, có những vùng đồi chồn cáo đào những lỗ hang sâu tạo thành những đống đất vàng nổi bật - những hình ảnh thân thuộc với lòng anh nhất là những hàng thông xanh giao cành hai bên đường rừng. Như trong chuyện kể mỗi năm chúng lên cao khoảng chừng hai mét.


Sau khi nằm nghỉ một lát, Mốt-kút ngồi dậy xem chừng rượu bốc men có làm bật nắp thùng không, rồi anh khoác áo lông đi ra sân. Nghe tiếng cót két, con chó chạy ra khỏi chuồng, vẫy đuôi đến đứng cạnh cổng rào đưa mắt nhìn chủ, con chó ư ử ngáp dài nhưng thấy chủ hững hờ nó lặng lẽ ngoắt đuôi đi vào chuồng.

Mốt-kút đứng lặng một lúc đoán chừng ban nhạc đang chúc Tết ở nhà Li-uc-xít hay là gia đình Xtơ-rát-đat, những bạn láng giềng của anh, ồ thực khó mà nghĩ cho đúng họ đang chúc mừng năm mới ở nhà ai. “Từ nơi đó chắc chắn họ sẽ đến nhà Gri-xi-ai-tít”, Mốt-kút thầm nghĩ, “Đường đến nhà mình đâu có xa lắm, và họ có đến mừng xuân với nhà mình không?

Quay vào phòng, anh không chợp mắt được, anh châm thuốc hút, chốc chốc nhìn qua cửa sổ, nhưng trên con đường tuyết trắng giải màu anh chẳng thấy gì, giữa những bước tường thăm thẳm của rừng đêm không một bóng hình sinh động.

Một giờ sau, Mốt-kút lại kéo kẹt cửa lần nữa. Bên ngoài, đêm vẫn là muôn sao chiếu ngời ánh tuyết giữa trời thăm thẳm và tiếng rừng vi vu tĩnh mặc. Tiếng trống “bum bum” bây giờ phát ra ở bên trái. Vậy là họ đang đến với gia đình Gri-xi-ai-tít. Người giữ rừng lại trở vào nhà, với tay móc cái chổi ở ngưởng cửa đã phủ đầy tuyết lên hành lang.

- Họ không đến. Anh nói rồi cởi chiếc áo lông. Thùng rượu bia ở cạnh lò sưởi tiếp tục sủi bọt và sôi lên một cách buồn bã, tựa hồ như nó đang đợi chờ người uống. Mốt-kút lấy một cái bình ở trong ngăn tủ, cẩn thận mở nắp thùng ra rồi lọc vào bình chất rượu đầy bọt bốc mùi thơm có vị chua chua quyến rũ, anh đặt nửa bình rượu lên thành cửa sổ, lấy tấm ván đậy bình lại, anh nghe ở trong giường cậu bé Sta-xít đang mú mớ gì đó.

Khi Mốt-kút ngủ, trong mơ anh không còn thấy Nai hiền và Nai con nhí nhảnh nữa, anh chỉ thấy những đường rừng hoang vắng, những người săn thú trộm và một đống lúa mạch khô khốc ở trên kho vựa.

Và cớ sự mỗi năm đều giống nhau, mỗi lần chị A-nhét-xca bận bịu ở bếp thấy chồng sắm sửa đón Tết, chị bất bình dằn tiếng với anh:

- Đó! Đó! Lại phải hoài công thôi, lại ngồi suốt đêm mà đợi họ.

Có phải vì nhà của Mốt-kút nằm trái đường, và những đường mòn dẫn đến nhà anh phủ tuyết quá dày hay vì người thợ rừng không có quà xuân để đón tiếp ban nhạc? Thật khó mà nghĩ, nhưng việc rõ ràng là ban nhạc không đến nhà anh, cớ sự thế thôi.

Sáng ra cậu bé Sta-xít hỏi bố:

- Bố ạ! Sao những nhạc sĩ không đến nhà mình? Họ không biết là bố chờ họ hả?

Nhưng người cha không trả lời, lòng anh không được vui. Hôm ấy, ngay sau bữa cơm trưa đầu năm, anh đi vào rừng.

Những năm tiếp theo, mái nhà Mốt-kút đều lặng lẽ trôi qua trong những cái tết như thế, hai ngày xuân đầu năm chẳng một ai trong gia đình thiếu vắng bên nhau. Hình như tình cảnh không thể nào khác hơn được.

Sau ngày chiến tranh chấm dứt, cậu con trai của người giữ rừng đã học xong chương trình lớp 7, bây giờ cậu lên ở Klaipeda để học nhạc, anh đã chọn cho cậu con đường ấy vì lúc cậu còn tuổi tinh nghịch rong chơi, nhiều khi cậu ngồi suốt buổi nghe những nhạc sĩ thổi kèn Trompet trình tấu ở Pat-xin.

Vợ chồng Mốt-kút lần đầu tiên mong nhớ vì tết năm nay thiếu vắng con. Người giữ rừng nay đã có tuổi, suốt ngày chỉ ở trong rừng, đêm giao thừa bác chỉ trở lại nhà khi trời sụp tối. Vào nhà bác thắp cây đèn bão lên rồi đi về hướng chuồng bò, bác lấy cỏ khô bỏ cho bò, rồi ôm một bó đến nhét vào chuồng chó, con chó nay cũng đã già.

- Cỏ này không xóc mình lắm đâu, bác vuốt ve nói với con chó đang kêu mừng quanh chân bác.

Đêm nay lũ vật sẽ ấm áp mà, bác Mốt-kút nghĩ thầm rồi đi vào nhà. Bác đến giúp vợ lọc rượu từ thùng lớn sang thùng nhỏ, công việc không nặng nhưng người giữ rừng thấy mệt mỏi, khắp mình mẩy đau nhừ và các đốt xương nhức nhối khó chịu - Bác để cho vợ chăm sóc các thùng rượu rồi đến ngồi bên lò sưởi.

- Thằng Sta-xít nhà mình chắc là không về được. Bác Mốt-kút nói khi nhìn vợ đang đóng chặt cái nút vào thùng rượu.

- Nó đã nói thế! Nhưng biết đâu… Mặc dầu nó không được phép về… Sợ cơn gió dữ nầy… xe ở Klaipeda không chạy được. Bà A-nhét-xca nói với chồng trong lúc bận rộn quanh thùng rượu.

Sau bữa ăn tối, bác Mốt-kút đeo kính nằm dài đọc báo, vợ bác ngồi trên giường đun nốt cái bao tay cho con.

Giấc ngủ đè nặng lên mi mắt, bác giữ rừng trở dậy, vươn vai, nheo một mắt nhìn qua cửa sổ.

- Hình như gió có vẻ dịu bớt - Bác dò chừng thời tiết rồi nhấc chân nằm xuống giường. Vợ bác thổi tắt đèn cùng đi ngủ.

Giấc ngủ của họ thình lình bị đánh thức vì một âm thanh chát chúa kỳ quái, và dường như cả căn nhà đều rung chuyển. Ngồi bật dậy, bác Mốt-kút mắt nhắm mắt mở, không hiểu cớ sự ra làm sao. Bác hoang mang… Tiếng ấy trong giấc mơ hay là nhà bác bị đổ sụp loảng xoảng? Sau phút bình tâm, bác nhớ rằng hôm nay là ngày đầu năm, và biết đâu ban nhạc đang ở trước nhà bác và họ đang chúc mừng năm mới cùng chủ nhà bên trong. Bác nhảy xuống giường đến áp mắt nhìn qua cửa kính: Kìa những nhạc sĩ đang đứng trong sân với kèn, với sáo. Họ đang say sưa diễn tấu, nhịp chân của họ làm rung chuyển cả sân nhà.

Bác giữ rừng vội khoác chiếc áo lông năm xưa xỏ đôi chân trần vào guốc chạy ra phía cửa.

Khi bác mở cửa, một cảm giác chạy khắp người bác, không phải vì tiết lạnh mà cảm xúc từ bước chân năm mới. Bác cảm thấy không phải chỉ có những nhạc sĩ đang biểu diễn mà cả khu rừng hình như đang rộn rã hòa âm với họ.

Chợt thấy người chủ nhà xuất hiện trên ngưỡng cửa, ban nhạc hứng khởi biểu diễn càng náo nhiệt hơn, dáng điệu càng linh hoạt hơn.

Một người trong ban nhạc, vóc người thon nhỏ, đội chiếc mũ lông đen đứng tách khỏi hàng đầu đang thổi chiếc kèn clarinet màu đen. Anh ta xoay người lại trong dáng điệu trình diễn, gật đầu hai lần làm dấu, rồi tiếp một dấu hiệu khác. Nhạc đang vui nhộn bỗng ngừng lại rập ràng theo lệnh. Tức thời một sự im lặng lạ lùng bao trùm, chỉ còn âm hưởng của khúc nhạc vang xa trên khu rừng rồi ngưng bặt, tựa hồ như rừng đang đợi tiếng nói của người chủ nhà đang ngạc nhiên đứng trên ngưỡng cửa.

Và bác Mốt-kút sau khi chăm chú nhìn kỹ người nhạc sĩ thổi kèn clarinet có vóc mình thon nhỏ đội chiếc mũ đen, chợt bác bác kêu lên sung sướng:

- Ồ! Sta-xít con đó ư?

- Vâng! Bố! Con đây Bố!

Chạy đến ôm vòng tay bố, lần đầu tiên cậu chúc bố “sang năm mới thắng lợi mới”.

- Ồ! Kìa, các nhạc sĩ, hãy vào nhà mau, các cậu sẽ lạnh cóng lên bây giờ. Bác giữ rừng vồn vã với khách đầu năm vừa đưa tay mở rộng cánh cửa.

Bác cởi chiếc áo lông ra, sửa lại chiếc quần đang mặc, rồi tất bật chạy đến bên thùng rượu - bác Mốt-kút phấn khởi tươi cười:

- Bác nói đúng mà… Ban nhạc đâu có ngại con đường nầy… Biết làm sao cám ơn các cháu đây… Để làm vui ngày Tết… không biết nói gì hơn… Các cháu đã đem niềm vui cho khu rừng của bác.

Trong lúc bà A-nhét-xca bày lên bàn những ly rượu sủi bọt và những ổ bánh mì còn nóng, căn nhà rộn rã trong tiếng cười nói của các chàng nhạc sĩ trẻ, ngào ngạt hương thơm của bánh mì làm bằng lúa mạch vàng và trắng còn đang nóng hổi.

Bác Mốt-kút rót rượu đầy bình, đứng lên, nụ cười sung sướng trên môi. Bác đưa mắt nhìn từng khuôn mặt của ban nhạc trẻ mà bác không có lời mời trước nhưng bác đã đợi chờ từ lâu. Xúc động, nước mắt chảy vòng quanh mi bác. Và chính lúc nầy dường như lòng bác giữ rừng mới thấy lần đầu tiên trong đời, năm mới đến cùng gia đình bác.

VƯƠNG KIỀU dịch
(11/1&2-85)





Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • O.HENRY

    Rất lâu trước khi bụng dạ lờ đờ của anh nhà quê cảm nhận được hơi xuân thì tay thị dân ấy đã biết rằng bà chúa xanh màu cỏ ấy đã lên ngôi.

  • LTS: Trong 24 bài trong tập Cỏ dại của nhà văn Lỗ Tấn do GS. Trần Đình Sử dịch, Sông Hương số tháng 10 năm 2011 đã giới thiệu đến bạn đọc 3 bài “Sau khi chết”, “Sự giã từ của cái bóng” và “Sự run rẩy trên đường đồi bại”. Kỳ này Sông Hương xin giới thiệu tiếp với bạn đọc 4 bài chọn lọc từ Cỏ dại.

  • VILIAM KHÂYNÊXEN (Đan Mạch)

    Khi Lêô tỉnh giấc, trong tai anh vẫn còn vang lên những lời của ông giáo sĩ giảng đạo.

  • LGT: Nhà văn, nhà nghiên cứu sử học và văn hóa Mỹ Jon Holmes sinh ra tại tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng công nghệ Texas nơi ông từng tham gia phong trào nhân quyền và phản chiến, Jon Holmes chuyển đến New York làm việc cho một tạp chí nhiếp ảnh và phụ trách một chương trình sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ hiện đại cho một đại công ty ở Bos- ton.

  • KNUT HAMSUN (*)

    Do tôi viết. Viết vào ngày hôm nay cho trái tim vơi nhẹ đi. Tôi đã mất chỗ làm ở tiệm cà phê cùng những ngày sung sướng của tôi. Tất thảy mọi thứ, tôi đã mất hết. Và tiệm cà phê ấy là tiệm cà phê Mắcximilăng.

  • HENRY JAMES 
         (Tiếp theo Sông Hương số 290 tháng 4/2013)

    Một buổi sáng (tôi cho là ở gần La Spezia) Harold đang vẽ bên gốc cây, không xa quán trọ, tôi ngồi cạnh, lớn tiếng đọc Shelley(18) - người có thể chứng tỏ được trìu mến hơn bất cứ ai.

  • ELENA PUCILLO TRUONG

    Nỗi khắc khoải đã kéo dài từ bao lâu?
    Có lẽ một năm. Quá nhiều. Lấy cớ đi vào toilette, hai tay tôi nắm chặt chiếc bồn rửa mặt trong nhà hàng như muốn bẻ làm đôi. Bao nhiêu bức bối đang dồn vào trong... bao nhiêu đau đớn... đau đến nỗi tôi không dám ngẩng mặt nhìn bóng mình trong gương.

  • Henry James (1843 - 1916), nhà văn Mỹ viết tiểu thuyết, truyện ngắn, phê bình văn học; đặc biệt yêu văn học và nghệ thuật Pháp. Ông định cư ở Londres, Anh từ 1876. Tác phẩm: 112 truyện ngắn (1864 - 1910), Toàn tập (1990 - 2009), nội dung thể hiện ở nhiều chủ đề như: ý thức, tâm lý, mơ mộng, tình cảm, vẻ đẹp, chân lý nghệ thuật.

  • FRANÇOIS CHENG
    (Trích từ tác phẩm Khi những linh hồn lang thang trở về)

    Dưới gầm trời này, dưới cái gầm trời rất thấp này, tất cả đều có thăng có trầm, tất cả đều bị biến đổi. Tác phẩm về Những đột biến đã chỉ rõ điều đó, tổ tiên chúng ta đã nói: “Cứ năm năm thì có chuyển biến nhỏ, cứ năm trăm năm thì có đại đột biến”.

  • L.T.S: Sherwood Anderson (1876 - 1941) là nhà văn lớn của Mỹ. Ông có nhiều tư tưởng tiến bộ, và thường tỏ thiện cảm với những lực lượng vô sản cách mạng Mỹ, đặc biệt là trong những năm 1931 - 1935. Truyện ngắn "Những ngọn đèn chưa thắp" (Unlighted Lamps) của ông dưới đây được liệt vào một trong những chuyện ngắn xuất sắc trong nền văn học Mỹ từ trước đến nay. Câu chuyện về bi kịch nội tâm của những con người không phá vỡ nổi bức tường ngăn cách giữa những tình thân và cho đến khi nhắm mắt vẫn chưa kịp thắp lên ngọn lửa thông cảm.

  • Elena Pucillo Truong là người Ý, Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn học nước ngoài (Đại học Milano Italia). Cô dạy tiếng Pháp và Văn minh Pháp tại Milano từ năm 1982 và gần đây có dạy tiếng Ý tại Nhạc Viện, tại phòng lãnh sự danh dự Ý và tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM.

  • LGT: Etgar Keret sinh ngày 20/8/1967 tại Ramat Gan, Israel. Nhà văn nổi tiếng với truyện ngắn và kịch bản phim, có ảnh hưởng lớn tới lớp nhà văn trẻ hiện nay ở Israel.

  • L.T.S: Narayan là nhà văn miền Nam Ấn Độ, sáng tác bằng tiếng Anh. Sinh 10/10 năm 1906 tại làng Madras (mất 13/5/2001), từng sống ở thành phố Mysore cổ kính của quê hương ông.

  • Ferit Edgu sinh năm 1936, từng sống sáu năm ở Paris học chuyên ngành gốm. Trong nhiều năm ông là người viết kịch bản quảng cáo và rồi điều hành một nhà xuất bản. Sự vô lý của cuộc đời, những ám ảnh dục tính, sự sa đọa và sự bất hòa của người trí thức là những chủ đề của ông.

  • HEINRICH BÖLL (CHLB Đức)

    (Heinrich Böll sinh 1917, mất 7-85 - giải thưởng Nôbel văn học 1972)

  • Ngoài các tác phẩm lớn về Việt Nam như Vạn Xuân, Lãn Ông, mấy năm gần đây, nữ văn sĩ Pháp Yveline Feray đã cho ra đời những tập truyện thần thoại và dân gian của các nước châu Á như Việt Nam, Trung Hoa, Campuchia, Tây Tạng. Vào cuối năm 2010, bà đã cho xuất bản tập “Chuyện kể của bà ngoại Ấn Độ”.

  • AKUTAHAVA RIUNÔXKÊ (Nhật Bản)

    Hôm ấy một mình Đức Phật đi dạo ven bờ đầm trên Niết bàn.
    Cả đầm toàn là sen trắng trong như ngọc, và nhị sen vàng tỏa ra xung quanh một mùi thơm ngọt, ngạt ngào.

  • L.T.S: LANGSTON HUGHES (1902 - 1967), nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch và dịch giả người Mỹ da đen, sinh ở Joplin, bang Missouri. Ông đã xuất bản 35 tác phẩm. Thơ của ông đã được dịch sang tiếng Việt. Những tác phẩm của ông phần lớn tập trung chủ đề đấu tranh cho quyền bình đẳng giữa người da đen và da trắng tại nước Mỹ. Truyện sau đây dịch trong tập truyện "The ways of white Folks".

  • Hình ảnh rồng Việt Nam từ xa xưa đã sớm đi vào nghệ thuật với nhiều loại hình khác nhau. Trong lịch sử nghệ thuật điêu khắc, nhiều công trình điêu khắc lấy con rồng làm đề tài đã trở thành những tác phẩm có giá trị văn hóa, trong đó không ít công trình điêu khắc đá được xem như là những tác phẩm mang dấu ấn phong cách nghệ thuật của một thời kỳ.

  • Nhà văn Phillip Van Doren Stern sinh ra tại Wyalusing, bang Pennsylvania và lớn lên tại Brooklyn, New York. The Greatest Gift là truyện ngắn nổi tiếng nhất của ông. Phillip Van Doren Stern đã từng gửi câu truyện này đi nhiều báo và tạp chí nhưng không nơi nào nhận đăng. Cuối cùng ông cho in truyện lên 200 tấm thiệp năm mới và phát cho bạn bè.