Đêm giao thừa

09:53 18/02/2011
An-ghiêc-đax Pô-xi-ux, sinh năm 1930, tại làng Ketubai - ông tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Litva ở Học viện Giáo dục Klaipeda - Ông viết văn vào năm 1953, tác giả của nhiều truyện ký, đồng thời ông còn là nhà văn viết nhiều cho tuổi thơ.

Minh họa: Bửu Chỉ

AN-GHIÊC-ĐAX PÔ-XI-UX


Đêm giao thừa


Căn nhà của người giữ rừng Giôn-nat Mốt-kút nằm giữa một khoảng rừng thưa, chung quanh là ba luống rừng rậm bao bọc. Ban ngày những người dân ở làng Pat-xin không nhìn thấy căn nhà nhỏ ấy, chỉ có những chiều đông sẫm tối, khi người giữ rừng đốt đèn lên trong nhà, dân ở làng mới trông thấy hai đốm lửa lung linh giữa bức tường dày mịt của rừng cây - Mỗi lần tình cờ gặp anh, người dân quê hay bông đùa:

- Mốt-kút, cậu có cuộc sống thật đẹp, ngay cả gió cũng không đụng chạm tới cậu.

Thật ra tâm tư người giữ rừng không mấy thỏa lòng với khung cảnh đang sống. Đôi khi anh cũng mong muốn được sống ở làng như bao người khác - Và anh nghĩ đến điều ấy nhiều nhất trong những đêm đầu năm mới.

Năm nay Mốt-kút đón tết thật chu đáo - Anh xuống làng mua một rổ cải ngọt, một gói bánh mì và một bao trái hốt-bố để làm rượu. Trước đêm giao thừa, A-nhét-xca vợ anh đã quay một đùi thịt cừu thơm phức, sốt cà chua phủ quanh rồi đặt lên lò lửa riu riu để giữ cho nóng. Khi màn đêm sắp buông xuống, Mốt-kút đã cào sạch lớp tuyết trên tam cấp và quét dọn ngưỡng cửa thật cẩn thận. Trong nhà, anh cắm những cành thông làm cảnh, hương nhựa thông quyện lẫn men rượu bia sủi bọt tỏa lan… Ôm con ngồi trước lò sưởi, thỉnh thoảng ngửi thấy mùi thơm bay đến bên anh, anh xao xuyến kể cho cậu bé Sta-xít nghe chuyện về năm mới.

- Đêm nay, con yêu của bố, khi giao thừa điểm năm mới sẽ về cùng quê hương mình, năm mới sẽ nhảy qua những đỉnh núi cao, thật cao, năm mới sẽ băng qua những vùng biển sâu, thật sâu - Rồi năm mới sẽ dừng lại trong nhà chúng ta, ban nhạc hương thôn sẽ dẫn năm mới đi qua những gò tuyết đến đây chúc tết gia đình mình. Người nhạc sĩ nầy sẽ thổi vào cái kèn to, thật to. Người nhạc sĩ khác sẽ réo rắt kéo đàn violon, và người kia nữa sẽ nhịp nhàng đánh lên một cái trống to tướng kêu “Buum! Buum! Buum!”. Cả khu rừng lúc ấy cũng phải lắng nghe khúc nhạc nầy, nhất là con đừng có sợ, con phải ngủ yên trên giường đừng kêu khóc nhé! Con có nghe không? Họ sẽ đến chơi với nhà mình, ba sẽ rót rượu chức mừng họ.

Sta-xít lắng nghe cha, cậu thắc mắc muốn biết có phải cái trống làm bằng da dê không, và cái kèn có giống như ống sáo mà thằng bé Xtê-pát Xtơ-rát-đat lấy ống cây để làm không? Người cha kiên nhẫn trả lời cậu từng câu - Cậu bé Sta-xít thích thú nghe nhưng đôi mắt cậu dần dần trĩu xuống, rồi cậu ngủ lúc nào không hay, chẳng còn nghe cha say sưa kể nữa. Gần nửa đêm Mốt-kút khoác áo lông bước ra trước sân nhà. Thường khi những âm thanh vang đến từ thôn làng xao động giữa tiếng rì rào của rừng cây, đó là tiếng chó sủa ở góc máy quạt gió hòa lẫn tiếng người chuyện trò cãi vã, rồi tiếng ầm ầm động cả khu rừng, của đá băng đổ vỡ ở hồ Đai-bu-nai, trong tiết trời giá buốt. Nhưng trong đêm giao thừa nầy, mọi âm thanh đều khác hẳn, đều nhộn nhịp, tươi vui. Anh nghe trong tiếng vi vút của rừng thông xanh tốt, gần bên trường học vang lên tiếng đàn violon, tiếng đàn Accordeon đang hợp tấu, nhưng bản hòa âm nghe thanh thoát hơn cả là tiếng kèn Clarinet, ồ chính cái trống mới nhịp nhàng náo động hơn chứ. Thọc hai tay vào túi áo lông, Mốt-kút đứng trên bậc tam cấp, lòng xao xuyến với cảm giác mới lạ, anh cảm thấy ở sống lưng có cái gì rung nhẹ chạy khắp, anh không hiểu đó là vì khí lạnh, hay do âm thanh xa xa của bước chân năm mới đi về… quyện lẫn lời vi vu dịu dàng của thông rừng. Lòng anh phơi phới, anh quay bước vào nhà nhẹ nhàng đến bên giường đánh thức vợ dậy.

- Em ngủ à? Ban nhạc đang trình diễn ở gần trường, họ đang chúc mừng năm mới, anh, anh cũng chúc em sang năm thật nhiều hạnh phúc. Mốt-kút ôm lấy A-nhét-xca hôn lấy má vợ, rồi anh ngồi xuống cạnh chị mắt nhìn qua cửa:

- Ban nhạc đang trên đường đến nhà Gri-xi-ai-tít, có thể họ đi vòng đến mừng xuân nhà mình đấy.

Chợt anh lắng nghe. Có tiếng gì sùi sụt như than vãn. À đó là tiếng rượu bia sủi bọt, tiếng khò khè của con mèo nằm dưới chân giường.

- Rượu bia đang lên men… Mốt-kút khẽ nói - anh cởi chiếc áo lông ra, để nguyên quần áo nằm xuống giường đưa mắt nhìn lên trần nhà đầy bóng tối. Rồi những hình ảnh hiện ra trong tâm trí anh. Anh thấy giữa cánh đồng xanh tỏa đầy sương trắng, bóng một con nai đang ngại ngùng gặm cỏ, trong lúc nai con quấn quít đùa chơi dưới chân mẹ vểnh hai tai hí hửng… Rồi trong mắt anh hiện lên một rừng thông xanh ngát, có những vùng đồi chồn cáo đào những lỗ hang sâu tạo thành những đống đất vàng nổi bật - những hình ảnh thân thuộc với lòng anh nhất là những hàng thông xanh giao cành hai bên đường rừng. Như trong chuyện kể mỗi năm chúng lên cao khoảng chừng hai mét.


Sau khi nằm nghỉ một lát, Mốt-kút ngồi dậy xem chừng rượu bốc men có làm bật nắp thùng không, rồi anh khoác áo lông đi ra sân. Nghe tiếng cót két, con chó chạy ra khỏi chuồng, vẫy đuôi đến đứng cạnh cổng rào đưa mắt nhìn chủ, con chó ư ử ngáp dài nhưng thấy chủ hững hờ nó lặng lẽ ngoắt đuôi đi vào chuồng.

Mốt-kút đứng lặng một lúc đoán chừng ban nhạc đang chúc Tết ở nhà Li-uc-xít hay là gia đình Xtơ-rát-đat, những bạn láng giềng của anh, ồ thực khó mà nghĩ cho đúng họ đang chúc mừng năm mới ở nhà ai. “Từ nơi đó chắc chắn họ sẽ đến nhà Gri-xi-ai-tít”, Mốt-kút thầm nghĩ, “Đường đến nhà mình đâu có xa lắm, và họ có đến mừng xuân với nhà mình không?

Quay vào phòng, anh không chợp mắt được, anh châm thuốc hút, chốc chốc nhìn qua cửa sổ, nhưng trên con đường tuyết trắng giải màu anh chẳng thấy gì, giữa những bước tường thăm thẳm của rừng đêm không một bóng hình sinh động.

Một giờ sau, Mốt-kút lại kéo kẹt cửa lần nữa. Bên ngoài, đêm vẫn là muôn sao chiếu ngời ánh tuyết giữa trời thăm thẳm và tiếng rừng vi vu tĩnh mặc. Tiếng trống “bum bum” bây giờ phát ra ở bên trái. Vậy là họ đang đến với gia đình Gri-xi-ai-tít. Người giữ rừng lại trở vào nhà, với tay móc cái chổi ở ngưởng cửa đã phủ đầy tuyết lên hành lang.

- Họ không đến. Anh nói rồi cởi chiếc áo lông. Thùng rượu bia ở cạnh lò sưởi tiếp tục sủi bọt và sôi lên một cách buồn bã, tựa hồ như nó đang đợi chờ người uống. Mốt-kút lấy một cái bình ở trong ngăn tủ, cẩn thận mở nắp thùng ra rồi lọc vào bình chất rượu đầy bọt bốc mùi thơm có vị chua chua quyến rũ, anh đặt nửa bình rượu lên thành cửa sổ, lấy tấm ván đậy bình lại, anh nghe ở trong giường cậu bé Sta-xít đang mú mớ gì đó.

Khi Mốt-kút ngủ, trong mơ anh không còn thấy Nai hiền và Nai con nhí nhảnh nữa, anh chỉ thấy những đường rừng hoang vắng, những người săn thú trộm và một đống lúa mạch khô khốc ở trên kho vựa.

Và cớ sự mỗi năm đều giống nhau, mỗi lần chị A-nhét-xca bận bịu ở bếp thấy chồng sắm sửa đón Tết, chị bất bình dằn tiếng với anh:

- Đó! Đó! Lại phải hoài công thôi, lại ngồi suốt đêm mà đợi họ.

Có phải vì nhà của Mốt-kút nằm trái đường, và những đường mòn dẫn đến nhà anh phủ tuyết quá dày hay vì người thợ rừng không có quà xuân để đón tiếp ban nhạc? Thật khó mà nghĩ, nhưng việc rõ ràng là ban nhạc không đến nhà anh, cớ sự thế thôi.

Sáng ra cậu bé Sta-xít hỏi bố:

- Bố ạ! Sao những nhạc sĩ không đến nhà mình? Họ không biết là bố chờ họ hả?

Nhưng người cha không trả lời, lòng anh không được vui. Hôm ấy, ngay sau bữa cơm trưa đầu năm, anh đi vào rừng.

Những năm tiếp theo, mái nhà Mốt-kút đều lặng lẽ trôi qua trong những cái tết như thế, hai ngày xuân đầu năm chẳng một ai trong gia đình thiếu vắng bên nhau. Hình như tình cảnh không thể nào khác hơn được.

Sau ngày chiến tranh chấm dứt, cậu con trai của người giữ rừng đã học xong chương trình lớp 7, bây giờ cậu lên ở Klaipeda để học nhạc, anh đã chọn cho cậu con đường ấy vì lúc cậu còn tuổi tinh nghịch rong chơi, nhiều khi cậu ngồi suốt buổi nghe những nhạc sĩ thổi kèn Trompet trình tấu ở Pat-xin.

Vợ chồng Mốt-kút lần đầu tiên mong nhớ vì tết năm nay thiếu vắng con. Người giữ rừng nay đã có tuổi, suốt ngày chỉ ở trong rừng, đêm giao thừa bác chỉ trở lại nhà khi trời sụp tối. Vào nhà bác thắp cây đèn bão lên rồi đi về hướng chuồng bò, bác lấy cỏ khô bỏ cho bò, rồi ôm một bó đến nhét vào chuồng chó, con chó nay cũng đã già.

- Cỏ này không xóc mình lắm đâu, bác vuốt ve nói với con chó đang kêu mừng quanh chân bác.

Đêm nay lũ vật sẽ ấm áp mà, bác Mốt-kút nghĩ thầm rồi đi vào nhà. Bác đến giúp vợ lọc rượu từ thùng lớn sang thùng nhỏ, công việc không nặng nhưng người giữ rừng thấy mệt mỏi, khắp mình mẩy đau nhừ và các đốt xương nhức nhối khó chịu - Bác để cho vợ chăm sóc các thùng rượu rồi đến ngồi bên lò sưởi.

- Thằng Sta-xít nhà mình chắc là không về được. Bác Mốt-kút nói khi nhìn vợ đang đóng chặt cái nút vào thùng rượu.

- Nó đã nói thế! Nhưng biết đâu… Mặc dầu nó không được phép về… Sợ cơn gió dữ nầy… xe ở Klaipeda không chạy được. Bà A-nhét-xca nói với chồng trong lúc bận rộn quanh thùng rượu.

Sau bữa ăn tối, bác Mốt-kút đeo kính nằm dài đọc báo, vợ bác ngồi trên giường đun nốt cái bao tay cho con.

Giấc ngủ đè nặng lên mi mắt, bác giữ rừng trở dậy, vươn vai, nheo một mắt nhìn qua cửa sổ.

- Hình như gió có vẻ dịu bớt - Bác dò chừng thời tiết rồi nhấc chân nằm xuống giường. Vợ bác thổi tắt đèn cùng đi ngủ.

Giấc ngủ của họ thình lình bị đánh thức vì một âm thanh chát chúa kỳ quái, và dường như cả căn nhà đều rung chuyển. Ngồi bật dậy, bác Mốt-kút mắt nhắm mắt mở, không hiểu cớ sự ra làm sao. Bác hoang mang… Tiếng ấy trong giấc mơ hay là nhà bác bị đổ sụp loảng xoảng? Sau phút bình tâm, bác nhớ rằng hôm nay là ngày đầu năm, và biết đâu ban nhạc đang ở trước nhà bác và họ đang chúc mừng năm mới cùng chủ nhà bên trong. Bác nhảy xuống giường đến áp mắt nhìn qua cửa kính: Kìa những nhạc sĩ đang đứng trong sân với kèn, với sáo. Họ đang say sưa diễn tấu, nhịp chân của họ làm rung chuyển cả sân nhà.

Bác giữ rừng vội khoác chiếc áo lông năm xưa xỏ đôi chân trần vào guốc chạy ra phía cửa.

Khi bác mở cửa, một cảm giác chạy khắp người bác, không phải vì tiết lạnh mà cảm xúc từ bước chân năm mới. Bác cảm thấy không phải chỉ có những nhạc sĩ đang biểu diễn mà cả khu rừng hình như đang rộn rã hòa âm với họ.

Chợt thấy người chủ nhà xuất hiện trên ngưỡng cửa, ban nhạc hứng khởi biểu diễn càng náo nhiệt hơn, dáng điệu càng linh hoạt hơn.

Một người trong ban nhạc, vóc người thon nhỏ, đội chiếc mũ lông đen đứng tách khỏi hàng đầu đang thổi chiếc kèn clarinet màu đen. Anh ta xoay người lại trong dáng điệu trình diễn, gật đầu hai lần làm dấu, rồi tiếp một dấu hiệu khác. Nhạc đang vui nhộn bỗng ngừng lại rập ràng theo lệnh. Tức thời một sự im lặng lạ lùng bao trùm, chỉ còn âm hưởng của khúc nhạc vang xa trên khu rừng rồi ngưng bặt, tựa hồ như rừng đang đợi tiếng nói của người chủ nhà đang ngạc nhiên đứng trên ngưỡng cửa.

Và bác Mốt-kút sau khi chăm chú nhìn kỹ người nhạc sĩ thổi kèn clarinet có vóc mình thon nhỏ đội chiếc mũ đen, chợt bác bác kêu lên sung sướng:

- Ồ! Sta-xít con đó ư?

- Vâng! Bố! Con đây Bố!

Chạy đến ôm vòng tay bố, lần đầu tiên cậu chúc bố “sang năm mới thắng lợi mới”.

- Ồ! Kìa, các nhạc sĩ, hãy vào nhà mau, các cậu sẽ lạnh cóng lên bây giờ. Bác giữ rừng vồn vã với khách đầu năm vừa đưa tay mở rộng cánh cửa.

Bác cởi chiếc áo lông ra, sửa lại chiếc quần đang mặc, rồi tất bật chạy đến bên thùng rượu - bác Mốt-kút phấn khởi tươi cười:

- Bác nói đúng mà… Ban nhạc đâu có ngại con đường nầy… Biết làm sao cám ơn các cháu đây… Để làm vui ngày Tết… không biết nói gì hơn… Các cháu đã đem niềm vui cho khu rừng của bác.

Trong lúc bà A-nhét-xca bày lên bàn những ly rượu sủi bọt và những ổ bánh mì còn nóng, căn nhà rộn rã trong tiếng cười nói của các chàng nhạc sĩ trẻ, ngào ngạt hương thơm của bánh mì làm bằng lúa mạch vàng và trắng còn đang nóng hổi.

Bác Mốt-kút rót rượu đầy bình, đứng lên, nụ cười sung sướng trên môi. Bác đưa mắt nhìn từng khuôn mặt của ban nhạc trẻ mà bác không có lời mời trước nhưng bác đã đợi chờ từ lâu. Xúc động, nước mắt chảy vòng quanh mi bác. Và chính lúc nầy dường như lòng bác giữ rừng mới thấy lần đầu tiên trong đời, năm mới đến cùng gia đình bác.

VƯƠNG KIỀU dịch
(11/1&2-85)





Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LTS: Henri Troyat (1-11-1911_4-3-2007) sinh tại Matx-cơ-va, định cư ở Pháp kể từ 1920, thuộc Viện Hàn lâm quốc gia Pháp từ 1959, một trong những cây bút viết khỏe nhất của văn học Pháp hiện đại. Chuyên viết tiểu thuyết, truyện ngắn. Ngoài ra, nghiên cứu về Đốtx-tôi-ép-xki, Tôn-xtôi, Lét-mông-tốp, Ô-la, Ban-zắc… Truyện ngắn của ông giàu nét dí dỏm, ký họa.

  • Atiq Rahimi sinh năm 1962 tại Afghanistan, nhưng đến sống ở Pháp vào năm 1984. Tại Pháp ông trở thành một nhà văn, nhà làm phim tài liệu và phim truyện nổi tiếng. Tiểu thuyết của ông “The Patience Stone - “Nhẫn thạch” được giải thưởng danh giá Prix Goncourt năm 2008. Phim dựa trên tiểu thuyết của ông “Earth and Ashes - Đất và Tro” được tuyển chọn chính thức tại liên hoan phim Cannes năm 2004 và được một số giải thưởng.

  • IVAN XÔCHIVESNgười chồng lý tưởng - đấy là tôi. Mẹ vợ, vợ tôi và đa số bạn gái của nàng đều gọi tôi như vậy.

  • LTS: Nhà văn Xô-viết Alêchxây Marinat là tác giả nổi tiếng của một số tiểu thuyết và kịch. Nhưng những tác phẩm làm cho ông nổi tiếng trước hết đối với tất cả các độc giả là những truyện ngắn hài hước. Tính hài hước trong các truyện ngắn của ông rất nhẹ nhàng nhưng sắc sảo. “Hoa tặng Ka-lum-ba” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Alêchxây Marinat.

  • LTS: Vaxin Bưcốp sinh năm 1924 tại làng Tsê-rê-pốp-si-na, vùng Vi-tép-xcơ, nước cộng hòa Bêlôruxia. Ông từng đứng trong hàng ngũ quân đội Xô Viết chiến đấu chống phát-xít Đức. Tác phẩm của ông bắt đầu được xuất bản từ năm 1956. Ông thuộc một trong những tác giả viết về chiến tranh nổi tiếng của Liên Xô. Những tác phẩm của ông được nhiều người biết đến là: Phát tên lửa thứ ba, cuộc hành quân núi An-pơ, những người chết không biết đến xấu hổ, những con chó sói… ông đã nhận giải thưởng quốc gia của Liên Xô, giải thưởng I-a-cúp Kô-la-xơ của nước cộng hòa.

  • LTS: William Somerset Maugham (1874 - 1965) là một nhà văn Anh nổi tiếng, viết nhiều, với bút pháp hiện thực sắc sảo, soi rọi những khía cạnh mâu thuẫn nghịch chiều của cuộc sống, phác hiện những nét sâu kín của bản tính con người. Lối văn của ông trong sáng, khúc chiết, ông lại có biệt tài dẫn truyện hấp dẫn, lý thú, đặc biệt phong cách của ông thường hài hước, sâu cay.Là nhà văn đa tài, ông vừa là tiểu thuyết gia có tiếng, vừa là người viết truyện ngắn bậc thầy, và cũng là một kịch tác gia thành công.

  • NOBUKO TAKAGI(Tiếp theo Sông Hương số 256 tháng 6 - 2010)

  • LTS: Tên tuổi Azit Nê-xin đã trở nên quen thuộc với chúng ta. Là tác giả của tập truyện châm biếm nổi tiếng “Những người thích đùa” đã được dịch ra tiếng Việt, ông là trưởng đoàn nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ dự hội nghị BCH Hội Nhà văn Á Phi và cuộc gặp gỡ các nhà văn Á Phi ở nước ta vào tháng 10-1982.

  • A-đa-mô-vích sinh ra và lớn lên cùng cha mẹ trong làng công nhân ở Gơ-lu-sa, tại Bi-ê-lô-rút-xi-a. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, nhà văn mới 14 tuổi nhưng đã theo mẹ và anh tiếp tế cho du kích quân.

  • LGT: Bóng cây phong lan được trích từ tuyển tập truyện ngắn Nhật Bản có nhan đề chung Bên trong do Nhà xuất bản Kodansha tuyển chọn và giới thiệu, được Nhà xuất bản Thuận Hóa (Huế) tổ chức dịch ra tiếng Việt và phát hành ở trong nước. Tuyển tập gồm 8 truyện ngắn của 8 nhà văn nữ với đề từ chung: Phụ nữ Nhật viết về phụ nữ Nhật. Bên trong là nhan đề, mà cũng là chủ đề của tất cả các truyện: Phía trong tâm hồn và phía trong thân thể của người phụ nữ.

  • EDWARD D. HOCHGần như ngay từ ngày cưới của họ cách đây 17 năm, William Willis đã căm ghét vợ mình, nhưng chưa một lần nào anh ta nghĩ đến chuyện giết người. Anh ta sẵn lòng ở ngoài suốt cả ngày, lái xe tới cơ quan mỗi sáng, quay trở về nhà mỗi tối, và đơn giản là bỏ ngoài tai cái giọng lải nhải đều đều của vợ.

  • LTS. S. Rajaratnam thuộc thế hệ những nhà văn cũ của Singapo. Ông có thời làm Bộ trưởng Ngoại giao của Singapo. Truyện ngắn của ông mang chất thơ và tính nhân bản cao. Sông Hương xin giới thiệu một trong những truyện ngắn hay của Rajaratnam.

  • DANIEL BOULANGERĐó là mùa thu ở Concile, thành Rome mang mọi vẻ Rome và ở đó người ta đã không còn kiếm được nơi cho thuê phòng nữa.

  • Corrado AlvaroThời gian như muốn chững lại. Hơi nóng vẫn còn hừng hực, bầu trời mờ mờ hơi nước, những con ve kêu rả riết, ở phía tây, chân trời quang hơn, vài cụm mây như bị một nét bút quệt xuống. Cơn mưa hẳn là ở mãi xa nên người ta bắt đầu hái nho.

  • GABRIEL GARCIA MARQUEZ (COLUMBIA) Ngài nghị sĩ Onesimo Sanchez trước cái chết của ngài có sáu tháng và mười một ngày để đi khi ngài tìm thấy người phụ nữ của đời ngài.

  • Paul William Gallico (1897-1976) là một nhà văn, phóng viên thể thao nổi tiếng của Mỹ. Nhiều tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành phim truyện, phim truyền hình, có tác phẩm đã đạt giải Oscar. Cha ông người Ý, mẹ người Áo, bản thân ông đã nhiều năm sống ở châu Âu. Là người đa tài và viết khỏe, ông có hàng chục đầu sách: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch bản phim truyền hình, thể thao. Những tác phẩm nổi tiếng của Gallico là: Ngỗng tuyết, Tình yêu của bảy con búp bê, Cuộc phiên lưu Poseidon.

  • ANTONIO TABUCCHIAntonio Tabucchi (sinh năm 1945) là một trong những nhà văn được đọc nhiều nhất và dịch nhiều nhất hiện nay của Italia, bậc thầy nổi tiếng về truyện ngắn tâm lý.

  • IVAN BUNHINLúc ông ta đội mũ, đi trên phố hay đứng trong toa tàu điện ngầm không thấy rõ mái tóc cắt ngắn hung hung đỏ có những sợi lóng lánh, qua vẻ tươi tỉnh của gương mặt gầy, nhẵn nhụi, thân hình cao xương xương cứng đơ trong chiếc pan- tô không thấm, có thể đoán ông không quá 40. Chỉ cặp mắt xám nhạt luôn chứa một nỗi buồn khô khốc nói lên rằng ông là một người đã nếm trải nhiều trong cuộc đời.

  • LTS: Anatoli Kudraves là một nhà văn Beloruxia tài năng. Phần lớn các tác phẩm của ông thể hiện cuộc sống của những người nông dân, người chủ chân chính, giàu bản sắc riêng và chân thành của chính quê hương mình. Tác giả đã dẫn dắt nhân vật của mình trải qua công việc tập thể hóa nông nghiệp, trải qua những năm tháng khốc liệt của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại và cả thời kỳ kinh tế đổ nát sau chiến tranh cho đến ngày hôm nay.

  • BỒ TÙNG LINHLang Mỗ quê ở Bành Thành, con nhà học thức. Ngày nhỏ đã được nghe cha nói đến các sách quý và các sách khác trong nước, lại thường được nghe cha luận bàn với các bạn bè của ông về các loại sách và các nhà thơ cổ đại.