Chùm truyện thiếu nhi của Lép Tônxtôi

15:22 19/07/2010
LÉP TÔNXTÔISư tử và chó *

Ảnh: natashascafe.com

Ở london có trình diễn dã thú. Muốn xem, người ta phải trả tiền hay mang chó và mèo đến ném cho thú ăn.

Vì muốn xem thú, có ông bắt một con chó nhỏ trên đường phố và đem đến gánh xiếc. Tất nhiên ông này được cho vào, trong khi con chó nhỏ bị ném vào lồng cho sư tử ăn thịt.

Con chó nhỏ cụp đuôi nấp ở góc chuồng, mà sư tử cứ tiến tới đánh hơi.

Con chó nhỏ bèn cuộn tròn lưng lại, chổng vó lên trời và vẫy đuôi.

Sư tử lấy chân chạm vào chó, đẩy lăn đi.

Con chó nhỏ chồm dậy và ngồi lên hai chân sau.

Sư tử nhìn con thú bé bỏng, quay đầu qua quay đầu lại, song không chạm đến chó nữa.

Khi chủ ném cho miếng thịt, sư tử xé một mẩu dành cho con chó nhỏ.

Chiều đến, khi sư tử nằm xuống ngủ, con chó nhỏ cũng nằm xuống bên cạnh, gối đầu vào chân sư tử.

Chó và sư tử sống với nhau cùng một chuồng từ ngày ấy, sư tử không bao giờ hại con chó nhỏ, mà chỉ ăn thức ăn của mình, ngủ với chó và thậm chí còn chơi với chó nữa.

Một hôm có người đến gánh xiếc, nhận ra con chó nhỏ của mình, ông bảo với người chủ gánh xiếc là con chó của ông và ông muốn xin lại. Tất nhiên người chủ sẵn lòng trả chó cho ông thôi; song ngay khi họ gọi con chó, có ý muốn đưa nó ra khỏi chuồng, sư tử gầm lên, bờm dựng đứng.

Con chó nhỏ và sư tử sống trong chuồng suốt năm.

Một năm sau con chó nhỏ ốm chết. Sư tử bỏ ăn, cứ ngửi và liếm xác con chó nhỏ mãi, lấy chân chạm vào con chó.

Khi biết chó đã chết, sư tử bỗng chồm dậy, bờm dựng lên, đập đuôi vào sườn, quăng mình vào tường cắm song sắt và sàn chuồng.

Sư tử cứ quăng mình khắp chuồng suốt ngày, gầm rú, và rồi nằm xuống bên cạnh con chó nhỏ đã chết. Người chủ đưa xác chó đi, nhưng sư tử không cho ai đến gần.

Nghĩ sư tử sẽ quên nỗi buồn phiền nếu có con chó khác, người chủ bỏ con chó thứ hai vào chuồng, con này thì còn sống. Nhưng sư tử lập tức xé phăng nó ra làm nhiều mảnh. Rồi sư tử lấy chân ôm lấy người bạn bé bỏng đã chết của mình và nằm không động đậy suốt năm ngày.

Ngày thứ sáu sư tử chết.


(*) Dịch theo The Lion and the Dog, Nxb Tiến bộ, Maxkva, 1975.



Chim đại bàng *


Một con đại bàng xây tổ cạnh đường cái cách xa biển, nở được mấy con.

Ngày kia đại bàng bay về tổ, chân quắp một con cá lớn đúng vào lúc có nhiều người đang làm việc cạnh cây của nó. Thấy con cá, người ta vây lấy cây, la hét và ném đá vào đại bàng.

Đại bàng đánh rơi cá, người ta nhặt lấy, rồi bỏ đi.

Đại bàng đậu rìa tổ, và mấy chú đại bàng con ngóc đầu lên, đòi ăn.

Song đại bàng đã mệt, không thể bay trở lại biển được nữa. Bù lại, đại bàng rúc vào tổ, xòe cánh ủ cho con, âu yếm vuốt cho thẳng những sợi lông tơ của con, như xin chúng chờ một chốc. Nhưng đại bàng càng âu yếm, chúng lại càng kêu to.

Cuối cùng, đại bàng bỏ con vỗ cánh bay lên đậu trên một cành cao hơn.

Nhưng các chú đại bàng con gào lên còn thảm thiết hơn.

Đại bàng liền kêu lên một tiếng lớn, soải cánh nặng nề bay về phía biển.

Buổi chiều đại bàng trở về muộn, bay chậm và thấp, song chân có quắp một con cá lớn khác.

Đến cây của mình, lần này đại bàng nhìn xem có người nào không. Rồi đại bàng nhanh nhẹn xếp cánh lại, đậu lên rìa tổ.

Các chú đại bàng con vươn cổ há mỏ ra, và mẹ chúng xé cá cho con ăn.

(*) Dịch theo The Eagle trong The Lion and the Dog, Nxb Tiến bộ, Maxkva, 1975.

Hoàng Dũng dịch


Cô bé và những chiếc nấm *


Hai cô bé đi về nhà với chiếc giỏ đầy nấm.

Đường về phải băng ngang đường sắt.

Hai cô tưởng rằng tàu hỏa còn ở xa, chúng leo lên bờ dốc và bước trong những đường ray.

Tức thì, chúng nghe tiếng gầm thét của đoàn tàu, cô bé lớn chạy trở lui, còn cô nhỏ chạy vượt qua đường sắt.

Cô bé lớn gào theo em:

- Quay trở lại!

Nhưng tiếng ầm ầm của đoàn tàu sắp đến làm cô em không nghe tiếng chị gọi trở lại; bằng những bước chân nhanh nhẹn, cô nhảy trên những thanh ray, lảo đảo, nấm rơi ra và cô cúi xuống nhặt lên.

Đoàn tàu đã đến gần và người thợ máy cố sức huýt còi.

Cô chị thét lên: “Để nấm đó!” cô em tưởng rằng chị bảo nhặt nấm lên, nó bò xuống trên đường ray.

Người thợ máy không làm sao hãm tàu được. Với một tiếng rít ghê rợn, đoàn tàu vượt ngang trên cô bé.

Cô chị khóc thét lên, ở các cửa sổ của đoàn tàu tất cả hành khách đều nhìn thấy cảnh tượng đó, ông trưởng tàu vội chạy đến toa cuối để xem điều gì đã xảy ra cho cô bé.

Khi đoàn tàu băng qua, cô bé đã thay đổi cách nằm trong đường ray, mặt cô úp sát đất, không nhúc nhích.

Đoàn tàu khi đã đi xa, cô bé ngẩng đầu lên, chống gối dậy, thản nhiên cúi nhặt nấm và sau đó mới chạy về phía chị.

* Dịch theo bản tiếng Pháp của Nxb Tiến bộ, Maxkva, 1980.

Lê Dân dịch
(2/8-83)




Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Nguyễn Ngọc Phú - Nguyên Hào - Lê Thị Xuân

  • KHÁNH THƯ*

    Có một lần, người mẹ của tôi bị xe tông, lúc đó rất nguy kịch. Nhà tôi nghèo, không có tiền chữa trị, phải đi vay. May sao, có dì của tôi đã nộp cho bệnh viện. Nhưng tai nạn để lại cho mẹ của tôi một cái chứng mất trí.

  • TRƯƠNG LÊ QUANG HUY

    Trong màn đêm mịt mù bóng tối, tôi cùng tụi thằng Tin, Ken, Tí rủ nhau đi ngắm bình minh ở biển Quảng Ngạn quê tôi. Số là kì nghỉ hè này tôi được bố mẹ cho về quê ở lại chơi.


  • Chung Tiến Lực - Lê Thị Xuân - Nguyên Hào - Lê Hưng Tiến - Nguyễn Lãm Thắng


  • Một số tranh được giải của các em trong cuộc thi vẽ hè 1993 - Hội VHNT và Nhà Văn hóa Thiếu nhi TT. Huế tổ chức

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO

    (Nhân tng kết cuộc thi sáng tác văn học thiếu nhi Thừa Thiên - Huế hè 1993)

  • DƯƠNG PHƯỚC QUÝ CHÂU 

    (15 tuổi- Trường Thủy Dương)

  • TRẦN LÊ BẢO ANH

    (11 tuổi trường Vĩnh Ninh)

  • L.T.S. Một trăm linh bảy em viết và một trăm bảy mươi em vẽ. Đó là những "thí sinh" dự cuộc thi sáng tác hè 1993, một hoạt động bổ ích nhưng không mấy dễ dàng cho các em, vì các em mà giờ đây đã thành một thông lệ đẹp của Hội Văn Nghệ, nhà Văn Hóa thiếu nhi, Sở Giáo dục và UB bảo vệ Thiếu nhi tỉnh TT Huế phối hợp tổ chức hàng năm.


  • Nguyên Hào - Trịnh Tuấn Khanh


  • TRƯƠNG ĐỨC VĨ NHẬT

                            (15 tuổi)

  • VŨ LÊ THẢO CHI
                 (12 tuổi)

    Nguyệt sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Bố mẹ Nguyệt đều là cán bộ Ngân hàng. Thằng Sơn em trai Nguyệt đã lên mười. Nhà Nguyệt ở trong một căn hộ nhỏ. Cuộc sống gia đình Nguyệt không giàu có nhưng vui vẻ đầm ấm.


  • Nguyễn Thị Hương Ly - Nguyễn Trọng Tuất - Ngô Minh

  • Khánh Thư sinh ngày 11/2/2013. Khoảng đầu năm 2020, lúc bé 7 tuổi lên lớp 1, mới học chữ và học viết, đã tự viết những câu chuyện mình nghĩ ra. Đọc và viết chưa thạo, chưa biết nhiều về cách ngắt câu, xuống dòng, dấu chấm, dấu phẩy, nên dễ hiểu là những thứ bé viết người lớn đọc thì sẽ thấy mơ hồ ngây ngô. Thế nhưng, gạt các điều đó ra, những gì bé tự viết ra quả thật là lấp lánh và đẹp đẽ.


  • Nguyễn Ngọc Hưng - Lê Thị Xuân - Nguyễn Ngọc Phú - Trịnh Tuấn Khanh - Trầm Thiên Thu

  • THẢO NGUYÊN

    Nhắc đến nồi bánh tết của ngoại thì đó là những lần mùa xuân về ngang qua còn đọng lại trong tôi với bao ký ức ngọt ngào sâu lắng.

  • HỒ TRẦN ANH THI

    Mùa đông về kéo theo cái khí hậu lạnh giá và rét buốt. Đông đến cùng những cơn mưa dai dẳng, mưa dầm đề, mưa sướt mướt.

  • TRỊNH THỊ MAI THẢO

    Người tôi sắp kể với bạn, là một người rất đỗi bình thường, với một cái tên bình thường, một khuôn mặt bình thường và một cuộc đời bất thường.


  • Nguyễn Hữu Phú - Ngàn Thương - Lê Thị Xuân


  • Trần Văn Thiên - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Minh Ngọc Hà - Lê Thị Xuân