Chùm truyện thiếu nhi của Lép Tônxtôi

15:22 19/07/2010
LÉP TÔNXTÔISư tử và chó *

Ảnh: natashascafe.com

Ở london có trình diễn dã thú. Muốn xem, người ta phải trả tiền hay mang chó và mèo đến ném cho thú ăn.

Vì muốn xem thú, có ông bắt một con chó nhỏ trên đường phố và đem đến gánh xiếc. Tất nhiên ông này được cho vào, trong khi con chó nhỏ bị ném vào lồng cho sư tử ăn thịt.

Con chó nhỏ cụp đuôi nấp ở góc chuồng, mà sư tử cứ tiến tới đánh hơi.

Con chó nhỏ bèn cuộn tròn lưng lại, chổng vó lên trời và vẫy đuôi.

Sư tử lấy chân chạm vào chó, đẩy lăn đi.

Con chó nhỏ chồm dậy và ngồi lên hai chân sau.

Sư tử nhìn con thú bé bỏng, quay đầu qua quay đầu lại, song không chạm đến chó nữa.

Khi chủ ném cho miếng thịt, sư tử xé một mẩu dành cho con chó nhỏ.

Chiều đến, khi sư tử nằm xuống ngủ, con chó nhỏ cũng nằm xuống bên cạnh, gối đầu vào chân sư tử.

Chó và sư tử sống với nhau cùng một chuồng từ ngày ấy, sư tử không bao giờ hại con chó nhỏ, mà chỉ ăn thức ăn của mình, ngủ với chó và thậm chí còn chơi với chó nữa.

Một hôm có người đến gánh xiếc, nhận ra con chó nhỏ của mình, ông bảo với người chủ gánh xiếc là con chó của ông và ông muốn xin lại. Tất nhiên người chủ sẵn lòng trả chó cho ông thôi; song ngay khi họ gọi con chó, có ý muốn đưa nó ra khỏi chuồng, sư tử gầm lên, bờm dựng đứng.

Con chó nhỏ và sư tử sống trong chuồng suốt năm.

Một năm sau con chó nhỏ ốm chết. Sư tử bỏ ăn, cứ ngửi và liếm xác con chó nhỏ mãi, lấy chân chạm vào con chó.

Khi biết chó đã chết, sư tử bỗng chồm dậy, bờm dựng lên, đập đuôi vào sườn, quăng mình vào tường cắm song sắt và sàn chuồng.

Sư tử cứ quăng mình khắp chuồng suốt ngày, gầm rú, và rồi nằm xuống bên cạnh con chó nhỏ đã chết. Người chủ đưa xác chó đi, nhưng sư tử không cho ai đến gần.

Nghĩ sư tử sẽ quên nỗi buồn phiền nếu có con chó khác, người chủ bỏ con chó thứ hai vào chuồng, con này thì còn sống. Nhưng sư tử lập tức xé phăng nó ra làm nhiều mảnh. Rồi sư tử lấy chân ôm lấy người bạn bé bỏng đã chết của mình và nằm không động đậy suốt năm ngày.

Ngày thứ sáu sư tử chết.


(*) Dịch theo The Lion and the Dog, Nxb Tiến bộ, Maxkva, 1975.



Chim đại bàng *


Một con đại bàng xây tổ cạnh đường cái cách xa biển, nở được mấy con.

Ngày kia đại bàng bay về tổ, chân quắp một con cá lớn đúng vào lúc có nhiều người đang làm việc cạnh cây của nó. Thấy con cá, người ta vây lấy cây, la hét và ném đá vào đại bàng.

Đại bàng đánh rơi cá, người ta nhặt lấy, rồi bỏ đi.

Đại bàng đậu rìa tổ, và mấy chú đại bàng con ngóc đầu lên, đòi ăn.

Song đại bàng đã mệt, không thể bay trở lại biển được nữa. Bù lại, đại bàng rúc vào tổ, xòe cánh ủ cho con, âu yếm vuốt cho thẳng những sợi lông tơ của con, như xin chúng chờ một chốc. Nhưng đại bàng càng âu yếm, chúng lại càng kêu to.

Cuối cùng, đại bàng bỏ con vỗ cánh bay lên đậu trên một cành cao hơn.

Nhưng các chú đại bàng con gào lên còn thảm thiết hơn.

Đại bàng liền kêu lên một tiếng lớn, soải cánh nặng nề bay về phía biển.

Buổi chiều đại bàng trở về muộn, bay chậm và thấp, song chân có quắp một con cá lớn khác.

Đến cây của mình, lần này đại bàng nhìn xem có người nào không. Rồi đại bàng nhanh nhẹn xếp cánh lại, đậu lên rìa tổ.

Các chú đại bàng con vươn cổ há mỏ ra, và mẹ chúng xé cá cho con ăn.

(*) Dịch theo The Eagle trong The Lion and the Dog, Nxb Tiến bộ, Maxkva, 1975.

Hoàng Dũng dịch


Cô bé và những chiếc nấm *


Hai cô bé đi về nhà với chiếc giỏ đầy nấm.

Đường về phải băng ngang đường sắt.

Hai cô tưởng rằng tàu hỏa còn ở xa, chúng leo lên bờ dốc và bước trong những đường ray.

Tức thì, chúng nghe tiếng gầm thét của đoàn tàu, cô bé lớn chạy trở lui, còn cô nhỏ chạy vượt qua đường sắt.

Cô bé lớn gào theo em:

- Quay trở lại!

Nhưng tiếng ầm ầm của đoàn tàu sắp đến làm cô em không nghe tiếng chị gọi trở lại; bằng những bước chân nhanh nhẹn, cô nhảy trên những thanh ray, lảo đảo, nấm rơi ra và cô cúi xuống nhặt lên.

Đoàn tàu đã đến gần và người thợ máy cố sức huýt còi.

Cô chị thét lên: “Để nấm đó!” cô em tưởng rằng chị bảo nhặt nấm lên, nó bò xuống trên đường ray.

Người thợ máy không làm sao hãm tàu được. Với một tiếng rít ghê rợn, đoàn tàu vượt ngang trên cô bé.

Cô chị khóc thét lên, ở các cửa sổ của đoàn tàu tất cả hành khách đều nhìn thấy cảnh tượng đó, ông trưởng tàu vội chạy đến toa cuối để xem điều gì đã xảy ra cho cô bé.

Khi đoàn tàu băng qua, cô bé đã thay đổi cách nằm trong đường ray, mặt cô úp sát đất, không nhúc nhích.

Đoàn tàu khi đã đi xa, cô bé ngẩng đầu lên, chống gối dậy, thản nhiên cúi nhặt nấm và sau đó mới chạy về phía chị.

* Dịch theo bản tiếng Pháp của Nxb Tiến bộ, Maxkva, 1980.

Lê Dân dịch
(2/8-83)




Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • HUỲNH Ý NHI   

    Chuyện xảy ra cũng khá lâu rồi, khi tôi còn là cô bé 12 tuổi. Hồi đó tôi ở cùng bố mẹ và bà ở Huế. Cuộc sống cứ trôi êm ả và thanh bình.

  • HỒ NGUYỄN DẠ THẢO

    Ngày xửa ngày xưa có hai anh em sống rất hòa thuận với nhau trong một ngôi nhà tranh cũ gần con suối nhỏ xinh. Họ siêng năng chăm bón mảnh vườn cha mẹ để lại, cùng nhau nuôi gà nuôi vịt. Cuộc sống tuy giản dị nhưng lại rất đầm ấm.

  • Hằng năm, theo lệ thường, Nhà Thiếu nhi Huế đã phối hợp với Liên hiệp các hội VHNT, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức cuộc thi Cây bút tuổi hồng để từ đó lựa chọn những gương mặt tiêu biểu, đại diện cho phong trào sáng tác văn chương trong lứa tuổi học sinh từ cấp 1 đến cấp 2 tiếp tục tham gia trại sáng tác nhằm cổ vũ tình yêu văn chương nghệ thuật, tinh thần sáng tạo nghệ thuật trong thành phố.

  • NGUYỄN TRƯƠNG KHÁNH THI

    Một ngày của kẻ cô đơn! Vẫn là tự đèo mình trên chiếc xe cà tàng vận chuyển tâm hồn quanh thành phố, bao giờ cho đầy, cho đủ…


  • Khôi Nguyên - Mai Văn Hoan - Nguyễn Ngọc Phú - Lý Uyên - Đặng Công Xê

  • PHƯƠNG NGẠN  

    Tôi ba mươi sáu tuổi, cái tuổi chẳng còn đủ trẻ để ngồi háo hức đồng dao mà cũng chưa đủ già để chép miệng thèm thuồng khoảnh khắc tuổi thơ bơi lội trong mùa khói rạ ngút đồng, tháng ba chim trời mang mang, tu hú gọi bầy, con sâu gầy tổ và lũ trẻ bày trò mùa hạ, nhiều trò, nhiều lắm lắm!

  • LÊ TẤN QUỲNH

    Công viên nằm dọc bờ sông của thành phố trầm mặc cứ hiện ra như một khoảng lặng kỳ lạ của thời gian. Nơi mà chỉ cần chút khói lụa bồng bềnh dẫu chưa đủ kịp cho một nỗi say sưa cũng đủ đã là đong đưa cả buổi chiều ngầy ngật. 


  • NGUYỄN VĂN THANH

  • NGUYỄN TRƯƠNG KHÁNH THI  

    Ta sinh ra, đầy đủ tay chân, được quẩn mình trong chăn trắng mềm mại, được người ta coi trọng sức khỏe. Vậy là sự tiếp đón của thế giới dành cho ta cũng thật làm ta thực sự muốn sống tốt.

  • LÊ PHƯƠNG LIÊN 
            Truyện ngắn

    Mùa xuân này mẹ cho tôi về Huế. Ngồi trên máy bay mà thấp thỏm không yên, thỉnh thoảng tôi lại ngó ra cửa sổ, muốn nhìn xuyên qua làn mây trắng để chờ đợi giây phút Huế sẽ hiện ra những hình sông dáng núi và thành quách cổ xưa…

  • LTS: Bài văn dưới đây nhận được điểm tuyệt đối, đứng nhất vòng sơ loại cuộc thi Cây bút tuổi hồng 2014 (dành cho học sinh từ 7 đến 16 tuổi trên toàn quốc). Nguyễn Trương Khánh Thi đã nhìn ngược về những tháng ngày mình chưa trải qua, nhưng đó là những rung cảm thật sự, mở ra chiều tưởng tượng phong phú về một tương lai rất gần.

  • NGUYỄN TRỌNG ĐỒNG

    Con ốc đảo Lý Sơn

  • NGUYỄN TRƯƠNG KHÁNH THI
                                        Tản văn

    Bây giờ? Tôi sống như chiếc lá, cứ mỗi ngày qua đi là một không gian giấu vào khoảng lặng.

  • NHẬT CHIÊU

    Khỉ con ngồi trên cành lá, nhìn sao đầy trời mà tự hỏi: Có cách nào để gần được một vì sao?

  • VĂN LỢI

    Trích "Đi từ quả trứng" - Nhà xuất bản Thuận Hóa

  • ĐỒNG XUÂN LAN

    Trên đường chuyển về vườn thú, các con vật như Gấu, Nai, Vẹt, Họa mi cùng ngồi chung một chỗ trong toa xe lửa. Muốn được nhìn cảnh núi rừng lần cuối cùng và ngắm bầu trời, các con vật đề nghị nâng cửa kính toa xe lên một tí nữa.


  • LÊ KÝ THƯƠNG

  • ANH THƯ

    Nghé rất thích mèo. Chỉ cần được nhìn thấy con vật bé nhỏ ấy là Nghé đã mê tít rồi chứ chưa nói là chơi đùa với nó, sờ đuôi nó, vuốt bộ lông mềm mại của nó và áp sát nó vào người.