Ảnh: natashascafe.com
Ở london có trình diễn dã thú. Muốn xem, người ta phải trả tiền hay mang chó và mèo đến ném cho thú ăn. Vì muốn xem thú, có ông bắt một con chó nhỏ trên đường phố và đem đến gánh xiếc. Tất nhiên ông này được cho vào, trong khi con chó nhỏ bị ném vào lồng cho sư tử ăn thịt. Con chó nhỏ cụp đuôi nấp ở góc chuồng, mà sư tử cứ tiến tới đánh hơi. Con chó nhỏ bèn cuộn tròn lưng lại, chổng vó lên trời và vẫy đuôi. Sư tử lấy chân chạm vào chó, đẩy lăn đi. Con chó nhỏ chồm dậy và ngồi lên hai chân sau. Sư tử nhìn con thú bé bỏng, quay đầu qua quay đầu lại, song không chạm đến chó nữa. Khi chủ ném cho miếng thịt, sư tử xé một mẩu dành cho con chó nhỏ. Chiều đến, khi sư tử nằm xuống ngủ, con chó nhỏ cũng nằm xuống bên cạnh, gối đầu vào chân sư tử. Chó và sư tử sống với nhau cùng một chuồng từ ngày ấy, sư tử không bao giờ hại con chó nhỏ, mà chỉ ăn thức ăn của mình, ngủ với chó và thậm chí còn chơi với chó nữa. Một hôm có người đến gánh xiếc, nhận ra con chó nhỏ của mình, ông bảo với người chủ gánh xiếc là con chó của ông và ông muốn xin lại. Tất nhiên người chủ sẵn lòng trả chó cho ông thôi; song ngay khi họ gọi con chó, có ý muốn đưa nó ra khỏi chuồng, sư tử gầm lên, bờm dựng đứng. Con chó nhỏ và sư tử sống trong chuồng suốt năm. Một năm sau con chó nhỏ ốm chết. Sư tử bỏ ăn, cứ ngửi và liếm xác con chó nhỏ mãi, lấy chân chạm vào con chó. Khi biết chó đã chết, sư tử bỗng chồm dậy, bờm dựng lên, đập đuôi vào sườn, quăng mình vào tường cắm song sắt và sàn chuồng. Sư tử cứ quăng mình khắp chuồng suốt ngày, gầm rú, và rồi nằm xuống bên cạnh con chó nhỏ đã chết. Người chủ đưa xác chó đi, nhưng sư tử không cho ai đến gần. Nghĩ sư tử sẽ quên nỗi buồn phiền nếu có con chó khác, người chủ bỏ con chó thứ hai vào chuồng, con này thì còn sống. Nhưng sư tử lập tức xé phăng nó ra làm nhiều mảnh. Rồi sư tử lấy chân ôm lấy người bạn bé bỏng đã chết của mình và nằm không động đậy suốt năm ngày. Ngày thứ sáu sư tử chết. (*) Dịch theo The Lion and the Dog, Nxb Tiến bộ, Maxkva, 1975. Chim đại bàng * Một con đại bàng xây tổ cạnh đường cái cách xa biển, nở được mấy con. Ngày kia đại bàng bay về tổ, chân quắp một con cá lớn đúng vào lúc có nhiều người đang làm việc cạnh cây của nó. Thấy con cá, người ta vây lấy cây, la hét và ném đá vào đại bàng. Đại bàng đánh rơi cá, người ta nhặt lấy, rồi bỏ đi. Đại bàng đậu rìa tổ, và mấy chú đại bàng con ngóc đầu lên, đòi ăn. Song đại bàng đã mệt, không thể bay trở lại biển được nữa. Bù lại, đại bàng rúc vào tổ, xòe cánh ủ cho con, âu yếm vuốt cho thẳng những sợi lông tơ của con, như xin chúng chờ một chốc. Nhưng đại bàng càng âu yếm, chúng lại càng kêu to. Cuối cùng, đại bàng bỏ con vỗ cánh bay lên đậu trên một cành cao hơn. Nhưng các chú đại bàng con gào lên còn thảm thiết hơn. Đại bàng liền kêu lên một tiếng lớn, soải cánh nặng nề bay về phía biển. Buổi chiều đại bàng trở về muộn, bay chậm và thấp, song chân có quắp một con cá lớn khác. Đến cây của mình, lần này đại bàng nhìn xem có người nào không. Rồi đại bàng nhanh nhẹn xếp cánh lại, đậu lên rìa tổ. Các chú đại bàng con vươn cổ há mỏ ra, và mẹ chúng xé cá cho con ăn. (*) Dịch theo The Eagle trong The Lion and the Dog, Nxb Tiến bộ, Maxkva, 1975. Hoàng Dũng dịch Cô bé và những chiếc nấm * Hai cô bé đi về nhà với chiếc giỏ đầy nấm. Đường về phải băng ngang đường sắt. Hai cô tưởng rằng tàu hỏa còn ở xa, chúng leo lên bờ dốc và bước trong những đường ray. Tức thì, chúng nghe tiếng gầm thét của đoàn tàu, cô bé lớn chạy trở lui, còn cô nhỏ chạy vượt qua đường sắt. Cô bé lớn gào theo em: - Quay trở lại! Nhưng tiếng ầm ầm của đoàn tàu sắp đến làm cô em không nghe tiếng chị gọi trở lại; bằng những bước chân nhanh nhẹn, cô nhảy trên những thanh ray, lảo đảo, nấm rơi ra và cô cúi xuống nhặt lên. Đoàn tàu đã đến gần và người thợ máy cố sức huýt còi. Cô chị thét lên: “Để nấm đó!” cô em tưởng rằng chị bảo nhặt nấm lên, nó bò xuống trên đường ray. Người thợ máy không làm sao hãm tàu được. Với một tiếng rít ghê rợn, đoàn tàu vượt ngang trên cô bé. Cô chị khóc thét lên, ở các cửa sổ của đoàn tàu tất cả hành khách đều nhìn thấy cảnh tượng đó, ông trưởng tàu vội chạy đến toa cuối để xem điều gì đã xảy ra cho cô bé. Khi đoàn tàu băng qua, cô bé đã thay đổi cách nằm trong đường ray, mặt cô úp sát đất, không nhúc nhích. Đoàn tàu khi đã đi xa, cô bé ngẩng đầu lên, chống gối dậy, thản nhiên cúi nhặt nấm và sau đó mới chạy về phía chị. * Dịch theo bản tiếng Pháp của Nxb Tiến bộ, Maxkva, 1980. Lê Dân dịch (2/8-83) |
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
(Mạn đàm với nhà văn Quang Huy về Hội nghị quốc tế IBBY 86)
LÂM THỊ MỸ DẠ
Ngày xưa trái đất chưa có loài hoa. Bỗng một buổi sớm, tia nắng nhìn thấy một đốm đỏ tròn tựa như màu mặt trời. Đốm đỏ ấy xòe ra trên một cái cây bé nhỏ, lá mảnh mềm.
THÚY BẮC
Cửa sổ gần bàn cu Và ngồi học, có một cây ớt mẹ trồng vào chậu đất để ngoài hiên. Cây ớt quả tím, hoa cũng màu tím, quà bác Tâm tặng mẹ. Không phải chỉ cu Và với mẹ thích cây ớt mà hàng xóm cạnh nhà ai cũng thích. Cây ớt quanh năm có hoa. Ăn hết lứa quả này, hoa lại kết lứa quả khác.
Đồng Thị Ngãi Lan - Đỗ Anh Tịnh
LGT: “Con thấy trong hồn con lững thững/ Một hành tinh không bóng người/.../ Ngồi ngủ gục bên khúc ca buồn vô vọng/ Ôi những ngọn gió đã giúp nến tỉnh ngộ”. Ấy là những câu thơ Nguyễn Trương Khánh Thi viết về Ba mình là cố nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng (mất năm 2006).
VĂN LỢI Mèo già Xám Vằn dường như chán ngán cảnh vật chung quanh và chính cả ngôi nhà mình ở, vào đâm ra bần thần, nghĩ ngợi. Trong rừng chắc hẳn sẽ có nhiều con vật xứng đáng để mình kết bạn. Cần phải đi vào đó xem sao - Xám Vằn nghĩ thế và quyết định vào rừng tìm bạn.
CỬU THỌ Có một chú cá Thia lia choai choai mới lớn, mình có vẩy xanh biếc, ánh lên rất đẹp. Trên chỏm đầu chú lại mọc lên một cái kì vểnh cao màu đỏ lửa trông như cái sừng trên đầu rồng. Vì vậy, chú được các cậu bé đặt cho cái tên oai vệ: Thia lia Rồng.
Lê Ký Thương - Nguyễn Loan
THIẾU HOA Ngày ấy...
Vương Hiền - Hoàng Dạ Thi - Nguyễn Thanh Kim - Lê Ký Thương
VI-TÔ-TÁT PẾT-KÊ-VI-XI-UÝT(Văn chương Xô Viết, số đặc biệt Thiếu Nhi 1984)
VĂN LỢITheo mẹ đi kiếm ăn, trống Choai thấy được nhiều cái lạ và hiểu lắm điều hay. Nhưng có một điều khiến trống Choai thắc mắc hoài, ấy là vì sao người ta ít để ý đến trống Choai, dù trống Choai có cố chạy nhảy, hoặc đập đập đôi cánh tí xíu, để tạo ra tiếng rẹt, rẹt lạ tai cũng không gây được chú ý cho ai. Còn bác trống Cồ thì bước ra khỏi chuồng đã được người ta nhìn ngắm rồi.
LÂM THỊ MỸ DẠ- Này, cậu bé, cậu biết vì sao tôi đến đây không?- Tôi biết rồi, cậu đi với mẹ tôi chứ gì?- Vâng, mẹ cậu đã đón tôi đến làm đẹp ngày sinh nhật của cậu.- Thế mẹ tôi đã nói với cậu như thế nào?
PHẠM THỊ BÍCH THỦYBuổi sáng ông mặt trời vươn vai tập thể dục sau một đêm ngủ ngon lành, trông cứ tròn vành vạnh. Ánh nắng lại ngời lên chan hòa, rực rỡ. Những lá thông rì rào kể chuyện cho ngọn gió nghe. Chúng cùng nhau dạo bản nhạc êm dịu muôn thuở.
Huỳnh Quang Nam - Nguyễn Trác - Tuyết Nhung
NGUYỄN THỊ VÂN ANH Lâm bé nhất nhà, là em út nên được cưng chiều nhất. Thế nên Lâm là đứa bé có nhiều đồ chơi nhất trong xóm. Một năm có bao nhiêu ngày lễ, ngày tết thì bấy nhiêu lần út Lâm được tặng đồ chơi. Đồ chơi chất đầy các ngăn tủ của chú bé.
Nguyễn Hoàng Sơn - Ngô Minh - Kiki
ĐÔNG HÀThực hiện kế hoạch hoạt động hè năm 2010, nhằm khuyến khích phong trào sáng tác văn thơ của thiếu nhi, đồng thời tạo điều kiện cho các em giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và tìm nguồn cảm hứng, Nhà văn hóa Thiếu nhi Huế phối hợp với Hội LHVHNT, Phòng VHTT và Phòng GDĐT Thành phố Huế tổ chức trại sáng tác văn thơ thiếu nhi năm 2010 dành cho các em đạt giải cao trong cuộc thi sáng tác thơ văn “Cây bút tuổi hồng” và các em đang sinh hoạt tại CLB Sao Khuê Nhà Thiếu nhi Huế.
PHẠM THỊ THANH TÚTrong khu rừng kia có một tòa lâu đài xây bằng đá quí. Không ai biết tòa nhà được xây từ bao giờ nhưng chắc là đã lâu lắm, vì những phiến đá đã được thời gian mài nhẵn bóng như những tấm gương soi. Vân đá nhiều màu nổi lên những hình thù kỳ dị. Tòa lâu đài ẩn kín dưới vòm lá của những cây cổ thụ, đứng xa không thể nhìn thấy được.
VĂN LỢI Thuở ấy, ở một cánh rừng nọ có một bông hoa màu trắng. Trắng đến nỗi làm sáng cả một khoảng xung quanh nó.