TRẦN NHUẬN MINH
Ảnh: internet
Đêm chờ nghe
tiếng chuông chùa Hàn San
Vẫn biết chẳng có chùa nào thỉnh chuông lúc nửa đêm
Thành Tô Châu, sương ngang trời, quạnh quẽ
Sông ở ngoài kia, ánh trăng trôi lặng lẽ
Tôi vẫn ngồi chờ nghe một tiếng chuông ngân…
Tiếng chuông vang trong Phong Kiều dạ bạc(*)
Hơn ngàn năm vẫn vọng giữa lòng người
Nửa đêm rồi… tiếng chuông…
tiếng chuông… tiếng chuông …
tiếng chuông xa văng vẳng
Có ai nghe thấy không, hay chỉ một mình tôi?...
Trăng xế ngang đầu, lửa chài đã tắt…
Chao ôi tiếng chuông… tiếng chuông… diệu kỳ sao
Tôi thành người của một ngàn năm trước
Bàng hoàng như sống giữa chiêm bao…
Sông nước có linh hồn, cỏ cây xanh sắc lá
Thành Tô Châu bay bảng lảng sắc trời
Vẫn nghe thấy tiếng chuông… Ánh trăng như sẫm lại
Có ai nghe thấy không?
Có ai nghe thấy không?...
Hay chỉ một mình tôi!...
-------------------------------------
(*) Bài thơ nổi tiếng của Trương Kế, đời Đường, Trung Hoa.
Ngồi chơi giữa sông Tương
Sông Tương một dải nông sờ
Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia…
(Truyện Kiều)
Tự ngàn xưa, sông Tương đã nông rồi
Nhưng cạn đến mức này, thì ta không hiểu được
Đi ngang đáy sông mà chân không ướt
Ta ngồi chơi trên tảng đá giữa dòng…
Chàng ở đầu sông, thiếp cuối sông
Cùng uống nước sông… cho nguôi nỗi nhớ…1
Nước sông cạn
Nhưng mối tình vạn thuở
Vẫn thẳm sâu trong mọi cõi lòng người…
Ta ngồi trên tảng đá giữa sông chơi
Tự nhiên hát nghêu ngao…
Tự nhiên rơi nước mắt…
Không lấy được nhau, khổ đau là có thật
Và dòng sông làm chứng đến muôn sau…
Nước mắt khô trong mỗi lòng nhau
Sông đã cạn mọi nỗi đời cay đắng
Ngã tại Tương giang hề…2
Ta ngửa mặt hỏi làn mây trắng:
Dòng sông - nước mắt này…3
Ai đã sinh ra?...
------------------------------
1. Lấy ý từ thơ cổ Trung Hoa.
2. Ta ở sông Tương… phỏng theo thơ cổ Trung Hoa, “ hề” là tiếng đệm.
3. Theo truyền thuyết Trung Hoa, Nga Hoàng và Nữ Anh, hai người vợ yêu của vua Thuấn, nghe tin chồng chết ở đây, đã đến khóc rồi trẫm mình trong nước sông này. Từ đó, nước sông Tương được coi là nước mắt. Truyện Kiều có câu: “Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt Tương” (Nguyễn Du). Cũng từ đó, sông Tương trở thành hình ảnh tượng trưng cho những mối tình dang dở và đau khổ.
(TCSH401/07-2022)
Người đàn bà se bóng tối trong tôikhông đêm tân hôntạo hóa nhọc nhằn đẩy bánh xe tạo hóavòng quay rớt một con ốc như con ốc sên nhòe nhoẹt nước trên đường đi qua
Người bước vào bức tranh tôikhông sắc màunét cọ vẽ bằng sóng - sóng vang không gian 18 chiềuchật chội cơn mơ
Hành hương về núi Thần ĐinhLên chùa Kim Phong trên nghìn bậc đá
Mở những khát vọng raCánh cửa đập tan bờ sóngTrái tim không thể hú hớ nổi ngọn gió thơ trên đồi hoang vuMênh mông vỡ vụn và tự mất dần bóng tối lung linh
Tôi về vốc nước dòng sôngChút rong rêu cũ phiêu bồng đã lâuCòn đây sóng vỗ chân cầuTiếng đàn xưa lạnh, ngọn cau nắng tàn
LTS: Đây là một trong những bài thơ của anh Thanh Hải trong những ngày cuối đời. Bài này chúng tôi chép trong sổ tay của chị Thanh Tâm, vợ anh. Bài thơ không có đầu đề.
Trong ánh chớp rừng mũi tên tua tủa Mỵ Châu lao trên mình ngựa kinh hoàng Vết lông ngỗng rơi cùng nước mắt Trái tim đớn đau đập với nỗi mong chờ...
Những người vợ tiễn chồng về phía ấycó bao giờ quên đâucon sông đã một thời cuồng xô như máu chảynhư khăn sô khoanh sóng bạc ngang đầu
hay Một đêm của nhà thơ Cao Bá Quát (trích)những con cá vàng ngủ mê trong điện Thái Hoàcặp mắt dấu sau bóng tốitiếng thở dàibàn tay nơi không thấy bàn tayphút chốc đốm lửa loé sángngười lính canh bên con nghê