TRẦN NHUẬN MINH
Ảnh: internet
Đêm chờ nghe
tiếng chuông chùa Hàn San
Vẫn biết chẳng có chùa nào thỉnh chuông lúc nửa đêm
Thành Tô Châu, sương ngang trời, quạnh quẽ
Sông ở ngoài kia, ánh trăng trôi lặng lẽ
Tôi vẫn ngồi chờ nghe một tiếng chuông ngân…
Tiếng chuông vang trong Phong Kiều dạ bạc(*)
Hơn ngàn năm vẫn vọng giữa lòng người
Nửa đêm rồi… tiếng chuông…
tiếng chuông… tiếng chuông …
tiếng chuông xa văng vẳng
Có ai nghe thấy không, hay chỉ một mình tôi?...
Trăng xế ngang đầu, lửa chài đã tắt…
Chao ôi tiếng chuông… tiếng chuông… diệu kỳ sao
Tôi thành người của một ngàn năm trước
Bàng hoàng như sống giữa chiêm bao…
Sông nước có linh hồn, cỏ cây xanh sắc lá
Thành Tô Châu bay bảng lảng sắc trời
Vẫn nghe thấy tiếng chuông… Ánh trăng như sẫm lại
Có ai nghe thấy không?
Có ai nghe thấy không?...
Hay chỉ một mình tôi!...
-------------------------------------
(*) Bài thơ nổi tiếng của Trương Kế, đời Đường, Trung Hoa.
Ngồi chơi giữa sông Tương
Sông Tương một dải nông sờ
Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia…
(Truyện Kiều)
Tự ngàn xưa, sông Tương đã nông rồi
Nhưng cạn đến mức này, thì ta không hiểu được
Đi ngang đáy sông mà chân không ướt
Ta ngồi chơi trên tảng đá giữa dòng…
Chàng ở đầu sông, thiếp cuối sông
Cùng uống nước sông… cho nguôi nỗi nhớ…1
Nước sông cạn
Nhưng mối tình vạn thuở
Vẫn thẳm sâu trong mọi cõi lòng người…
Ta ngồi trên tảng đá giữa sông chơi
Tự nhiên hát nghêu ngao…
Tự nhiên rơi nước mắt…
Không lấy được nhau, khổ đau là có thật
Và dòng sông làm chứng đến muôn sau…
Nước mắt khô trong mỗi lòng nhau
Sông đã cạn mọi nỗi đời cay đắng
Ngã tại Tương giang hề…2
Ta ngửa mặt hỏi làn mây trắng:
Dòng sông - nước mắt này…3
Ai đã sinh ra?...
------------------------------
1. Lấy ý từ thơ cổ Trung Hoa.
2. Ta ở sông Tương… phỏng theo thơ cổ Trung Hoa, “ hề” là tiếng đệm.
3. Theo truyền thuyết Trung Hoa, Nga Hoàng và Nữ Anh, hai người vợ yêu của vua Thuấn, nghe tin chồng chết ở đây, đã đến khóc rồi trẫm mình trong nước sông này. Từ đó, nước sông Tương được coi là nước mắt. Truyện Kiều có câu: “Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt Tương” (Nguyễn Du). Cũng từ đó, sông Tương trở thành hình ảnh tượng trưng cho những mối tình dang dở và đau khổ.
(TCSH401/07-2022)
...Hoa giấy có màu sao không nói...
Có ai không? Tiếng kêu ném vào chiều. Mùa xuân im lặng. Nghe rõtiếng những mầm cây cục cựa. Thì ra chiều này chưa gió ở hoàng hôn.
Tôi đi về phía cánh đồngBất chợt nghe tiếng nhọc nhằn lúa hátVọng từ thẳm sâu đất đai trăn trở...
Khư khư ôm bóng Lam Kiềutrăng lùa Cuội xuống phì nhiêu cánh đồng
Áo em màu trắng mịnDưới trăng ngời sáng trongÁo anh sờn vai bạcTrăng sáng xanh màu rong
Chừng hoa hồng kiếp trước đã hoa khôi và hoa lựu cũng từng là đốm lửa
Cánh đồng tuổi thơ gặt gió heo mayNgày cưỡi lưng trâu, diều trăng đêm thả
Hoang vu. Đêm màu xanh trở dạ. Đom đóm lập loè ma trơi. Lũng sâu mưa khóc. Sáng ra rừng lộng lẫy triệu chồi non. Tôi ca vui trong nắng.
Giọng nói chỉ còn thoang thoảngđồng cỏ hoa vàng
Chợ hoa phiên Tết thêm đôngNgười xinh bán cúc bán hồng khéo chưa?
Trên thiên đường ai biếtBao kiếp người kiếm tìm
I. Đôi khi nhơ nhớ trong đời... Điều gì không rõ đã rời vuột điRồi buồn chẳng hiểu buồn chiCứ ngơ ngẩn tựa phân ly - một người...
Mong manh đi qua những tiết mùaHương từ lụa trắng của nghìn xưa
Và cuối cùng y đã đến ngồi vào vị trí của mình, xếp đặt lại đồ đạc trong căn phòng.Y đã tìm thấy một chúc thư.
Đốt một nén hương trầm bên mâm ngũ quảMơ hồ nghe gà gáy trên môi ngườiTiếng gà le te gọi tôi đi chợ Tết
Anh cứ nghĩ ấy là hạnh phúcQua dốc Đồng Lào mưa như trútBần bật hoa mưa bần bật oàMột trời hoa vây kín hai ta
Mắt xưa có là chiếc láVỗ vào mưa ru dáng ngườiChắc ta có lần dối tráMôi đau rét tím nụ cười
...Trong khốn cùng cô đơnhạnh phúc lại trở về...
Bầu trờiBắt đầu nhiễm lạnhNgoài đồngThưa thót tiếng chim...Rơm rạ... có mùi ẩm mốcCon chó buồn, ngáp vặt ngoài hiên?
Lúc nào cũng chỉ một mìnhCho dù được sống bên anh - cuối đời