TRẦN NHUẬN MINH
Ảnh: internet
Đêm chờ nghe
tiếng chuông chùa Hàn San
Vẫn biết chẳng có chùa nào thỉnh chuông lúc nửa đêm
Thành Tô Châu, sương ngang trời, quạnh quẽ
Sông ở ngoài kia, ánh trăng trôi lặng lẽ
Tôi vẫn ngồi chờ nghe một tiếng chuông ngân…
Tiếng chuông vang trong Phong Kiều dạ bạc(*)
Hơn ngàn năm vẫn vọng giữa lòng người
Nửa đêm rồi… tiếng chuông…
tiếng chuông… tiếng chuông …
tiếng chuông xa văng vẳng
Có ai nghe thấy không, hay chỉ một mình tôi?...
Trăng xế ngang đầu, lửa chài đã tắt…
Chao ôi tiếng chuông… tiếng chuông… diệu kỳ sao
Tôi thành người của một ngàn năm trước
Bàng hoàng như sống giữa chiêm bao…
Sông nước có linh hồn, cỏ cây xanh sắc lá
Thành Tô Châu bay bảng lảng sắc trời
Vẫn nghe thấy tiếng chuông… Ánh trăng như sẫm lại
Có ai nghe thấy không?
Có ai nghe thấy không?...
Hay chỉ một mình tôi!...
-------------------------------------
(*) Bài thơ nổi tiếng của Trương Kế, đời Đường, Trung Hoa.
Ngồi chơi giữa sông Tương
Sông Tương một dải nông sờ
Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia…
(Truyện Kiều)
Tự ngàn xưa, sông Tương đã nông rồi
Nhưng cạn đến mức này, thì ta không hiểu được
Đi ngang đáy sông mà chân không ướt
Ta ngồi chơi trên tảng đá giữa dòng…
Chàng ở đầu sông, thiếp cuối sông
Cùng uống nước sông… cho nguôi nỗi nhớ…1
Nước sông cạn
Nhưng mối tình vạn thuở
Vẫn thẳm sâu trong mọi cõi lòng người…
Ta ngồi trên tảng đá giữa sông chơi
Tự nhiên hát nghêu ngao…
Tự nhiên rơi nước mắt…
Không lấy được nhau, khổ đau là có thật
Và dòng sông làm chứng đến muôn sau…
Nước mắt khô trong mỗi lòng nhau
Sông đã cạn mọi nỗi đời cay đắng
Ngã tại Tương giang hề…2
Ta ngửa mặt hỏi làn mây trắng:
Dòng sông - nước mắt này…3
Ai đã sinh ra?...
------------------------------
1. Lấy ý từ thơ cổ Trung Hoa.
2. Ta ở sông Tương… phỏng theo thơ cổ Trung Hoa, “ hề” là tiếng đệm.
3. Theo truyền thuyết Trung Hoa, Nga Hoàng và Nữ Anh, hai người vợ yêu của vua Thuấn, nghe tin chồng chết ở đây, đã đến khóc rồi trẫm mình trong nước sông này. Từ đó, nước sông Tương được coi là nước mắt. Truyện Kiều có câu: “Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt Tương” (Nguyễn Du). Cũng từ đó, sông Tương trở thành hình ảnh tượng trưng cho những mối tình dang dở và đau khổ.
(TCSH401/07-2022)
...ai đuổi theo xe tăng, bắn B40 vào xe tăng, rồi bị xe tăng nghiền nát trên con lộ Bốn?ai đạp phải mìn cụt một chân ở chi khu Xuân Lộc, rồi bằng nạng gỗ với một chân...
Nguyễn Thiền Nghi - Trần Hoàng Phố - Tiến Thảo - Xuân Thanh - Võ Văn Luyến - Nguyên Hào - Hoàng Cát - Ngô Hữu Đoàn - Trần Kiêm Đoàn - Mai Thìn - Đặng Như Phồn - Tôn Phong - Kiều Trung Phương - Đinh Thu
Tên thật: NGÔ THỊ KIỀU HẠNHNăm sinh: 24 - 12 - 1983 tại Cam Ranh – Khánh Hòa Hội viên Hội VHNT Khánh HòaĐã có thơ đăng Kiến thức ngày nay, tuần báo Văn Nghệ, và nhiều tạp chí trong nước.
Sinh năm 1965 tại Thái Nguyên – Tốt nghiệp trường Viết văn Nguyễn Du, vừa viết văn làm thơ. Hiện đang là biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Tác giả của 4 cuốn tiểu thuyết gây sự chú ý của dư luận văn chương – Nhưng thơ mới là bản ngã sáng tạo chính của Nguyễn Bình Phương với 3 tập thơ đã xuất bản: Lam chướng; Xa thân; Từ chết sang trời biếc...
Là một tác giả thơ quen biết trên tạp chí Sông Hương, gần đây với tập thơ Ngày rất dài (NXB Hội Nhà văn, 2007), Đoàn Mạnh Phương đã và đang được dư luận chú ý bởi những nỗ lực cách tân thơ.
Sinh năm 1960 tại Hà Nội – Đã từng qua quân ngũ và hiện là biên tập viên của Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt . Đã xuất bản 3 tập thơ: Một, hai, ba; Nhật ký và Bài tập; Gửi một mùa cổ điển... Đã từng đoạt giải cuộc thi thơ Báo Văn nghệ 1990, giải cuộc thi thơ Báo Người Hà Nội 2006.
Trần Đình Thành - Đức Sơn
Phạm Thị Anh Nga - Thanh Tuyền - Trần Kim Hồ - Vũ Thị Khương - Trần Khởi - Lê Hoàng Anh - Đoàn Lam - Trần Hữu Dũng - Đinh Tấn Phước - Nguyễn Loan - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Thánh Ngã - Lê Ngã Lễ - Nguyên Tiêu - Võ Ngọc Lan - Nguyễn Văn Quang - Ngô Thái Dương - Trần Hữu Lục - Ngô Cang
Nguyễn Hữu Quý - Trần Hoàng Phố - Nguyễn Khoa Điềm - Lam Hạnh - Hoàng Phủ Ngọc Tường - Huy Tập - Mai Văn Phấn - Nguyễn Trọng Tạo - Đoàn Mạnh Phương - Ngô Công Tấn - Vũ Thanh Hoa - Từ Nguyễn - Nguyễn Xuân Hoa - Mạnh Lê - Hồ Thế Phất - Nguyễn Lâm Cẩn - Tường Phong - Nguyễn Đông Nhật - Vũ Thành Chung
Huỳnh Thúy Kiều - Đức Sơn - Kiều Trung Phương - Thạch Quỳ - Lưu Ly - Trần Hạ Tháp - Nguyễn Thị Anh Đào - Văn Hữu Tứ - Văn Công Hùng - Nguyễn Tiến Chủng - Thái Doãn Long - Hải Trung - Đông Hà - Nguyễn Văn Thanh - Hồng Vinh - Phụng Lam - Nguyễn Thụy Kha
Lê Huy Hạnh - Trịnh Hoài Giang - Triệu Nguyên Phong - Phan Tuấn Anh - Bạch Diệp - Phan Văn Chương - Hồ Đắc Thiếu Anh - Mai Trâm - Đỗ Văn Khoái - Viêm Tịnh - Lưu Thị Bạch Liễu - Lãng Hiển Xuân - Nguyễn Thanh Kim - Vũ Thắng - Võ Quê - Ngàn Thương - Nguyễn Nguyên An - Lê Phương Thảo
Ngô Thị Hạnh - Vạn Lộc - Nguyễn Thiền Nghi - Lâm Anh - Hoàng Ngọc Quý - Trần Thị Huê - Đường Xuân Sử - Dương Thành Vũ - Nguyễn Thị Liên Tâm - Bùi Đức Vinh - Công Nam - Nguyễn Thanh Tú - Trần Áng Sơn
Nhà thơ mặc áo lính, trưởng thành lên từ dải đất miền Trung gió Lào cát trắng, Nguyễn Hữu Quý là một người thơ lặng lẽ và khiêm nhường - nhưng đấy là sự lặng lẽ đào sâu trong suy tưởng với những khát vọng làm mới thư luôn thôi thúc.Là một tác giả thơ quen thuộc, mùa xuân này anh gửi tới trang thơ Sông Hương một chùm thơ mới nhất, “mở hàng” cho một năm thơ trên Sông Hương.
Vũ Thanh Hoa sinh tại Hà Nội, hiện công tác tại Vũng Tàu. Cử nhân luật. Hội viên Hội Văn Nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thúy Liên - Thạch Thảo - Bạch Diệp - Võ Ngọc Lan - Châu Thu Hà - Nguyễn Thị Thúy Ngoan - Hoàng Bình Trọng - Phạm Việt Thư - Lại Đăng Thiện - Ngô Minh - Quỳnh Như - Trương Đạm Thủy - Phan Thành Minh
Mai Văn Phấn - Nguyễn Việt Tư - Lê Thị Mây - Trịnh Hoài Giang - Nguyễn Hoa - Mai Phương
Nguyễn Văn Hùng - Nguyễn Tấn On - Thiệp Đáng - Nguyễn Bình An - Ngô Cang
HOÀNG VŨ THUẬT Sinh năm Giáp ThânLàng Thạch Xá Ha, Hồng Thuỷ - Lệ Thuỷ - Quảng Bình.Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, đã từng qua 15 năm trong nghề dạy học. Biên tập Nhà xuất bản Thuận Hoá. Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Bình.
TRƯƠNG ĐĂNG DUNGSinh ngày 8-5-1955 tại Diễn Trường, Diễn Thành, Nghệ An.Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, đại học Tổng hợp Budapest , Hunggari.Hiện là PGS.TS. Phó Viện trưởng Viện Văn học Việt .Hội viên Hội Nhà văn Việt .Tham gia giảng dạy nghiên cứu sinh và cao học ở các trường đại học.
Hoàng Phủ Ngọc Tường - Phạm Xuân Trường - Văn Hữu Tứ