Vừa qua UNESCO đã chính thức ghi danh công nhận di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Những cung văn của làng An Mô đang biểu diễn hát văn ở đền Sinh.
Theo đó, nghệ thuật hát Văn (hay còn gọi là hát chầu văn, hát bóng) ngày càng có chỗ đứng hơn trong các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian truyền thống của người Việt Nam.
Đây cũng là cơ hội để nghệ thuật hát Văn ở làng An Mô, xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương được bảo tồn và phát huy giá trị.
Chúng tôi về An Mô để tìm hiểu về nghề hát Văn. Muốn gặp được đầy đủ những người hát văn của làng không dễ, bởi dịp này vào mùa “làm ăn”.
Họ rất bận rộn. Họ tỏa đi khắp các đền, phủ để hát Văn, hát hầu các canh đồng, giá đồng. Tuy nhiên, những người tôi gặp cũng giúp tôi hiểu được về nghề hát văn ở đây.
Theo đó, nghề hát Văn ở làng An Mô có từ lâu đời gắn với những hoạt động tín ngưỡng tâm linh thờ Mẫu ở Đền Sinh, Đền Hóa. Lão làng nhất trong nghề hát văn ở An Mô là ông Phạm Văn Trạnh, 77 tuổi.
Ông chính là người khôi phục nghề hát Văn ở An Mô, ông kể: “Ngày bé tôi chỉ nghe các cụ trong làng rồi nhớ. Lúc đó chỉ nhớ lõm bõm thôi. Sau này, khi đất nước bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, rồi chống Mỹ nên chẳng còn ai hát Văn nữa. Mà các cụ biết hát Văn cũng đã qua đời rồi, lớp trẻ sau này không còn ai biết”.
Những năm 1979 – 1980, sau khi nghỉ công tác xã đội, ông Trạnh về nghỉ và bắt tay vào khôi phục lại nghệ thuật hát Văn. Ông tìm đến những cụ già còn sống, rồi đến gia đình con cái của các cụ ngày xưa biết hát Văn trong làng để hỏi, ghi chép lại những lời Văn cổ. Rồi ông học chơi các nhạc cụ như: đàn nguyệt, thổi sáo, thanh la.
Ông Trạnh “khăn gói” lên đường đến các địa phương có nghệ thuật hát Văn như Thái Bình, Nam Định, Hà Nam để sưu tầm, ghi chép lại những bài hát Văn cổ.
Ông còn tìm hiểu rất kỹ các thể hát, lối hát trong hát Văn như: Hát Phú, Dọc, Cờn, Xá Thương, Xá Bằng, ngâm thơ...
Ngoài ra, ông Trạnh còn đến những di tích lịch sử, đền có thờ các Thánh, các danh nhân lịch sử có công với nước như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Hà Nam, Lạng Sơn, Cao Bằng… để sưu tầm các tích để về viết lời hát Văn mới.
Lúc đầu, một mình ông biểu diễn, tay đàn, miệng hát, chân gõ phách. Sau này, ông dạy cho con trai út là Phạm Ngọc Miền. Hai bố con đi hát khắp các nơi.
Hiện nay, anh Miền cũng đã trở thành một cung văn có tiếng trong vùng.
Ngoài ra, ông Trạnh còn dạy cho 2 cháu nội là Phạm Ngọc Khải, Phạm Ngọc Hoàng. Cháu Khải hiện ở nhà theo chú Phạm Văn Miền đi hát còn cháu Hoàng học ở Học viên Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và hiện sinh sống và hát Văn ở Hà Nội.
Không những dạy cho con, cho cháu trong gia đình, ông Trạnh còn dạy cho nhiều người trong làng, thậm chí ở nhiều tỉnh xa như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Lạng Sơn cũng đến xin học. Học trò tự mang gạo, tự ăn tự nấu, ngủ tại nhà thầy. Trong thời gian học, thầy không thu tiền.
Các học trò sau khi được thầy Trạnh dạy xong những kiến thức cơ bản về đàn, hát, thầy cho đi theo các buổi hát hầu đồng để thực tập. Khi nào có thể hát được các bài trong 36 giá đồng, coi như thành công.
Trong làng có nhiều người sau này trở thành những cung văn giỏi nghề như: cung văn Phạm Văn Quyết, Phạm Văn Tâm, Phạm Văn Minh, Hoàng Văn Khải…
Còn ông Phạm Văn Tâm, 50 tuổi, một cung văn có thâm niên, học trò của ông Trạnh cho biết: “Lớp người tuổi chúng tôi và trẻ hơn ở làng này đều là học trò của ông Trạnh. Nhà tôi có 3 anh em trai gồm tôi, anh trai là Phạm Văn Quyết, em trai là Phạm Văn Tới đều học đàn, hát Văn từ ông Trạnh. Tôi bắt đầu học hát Văn năm 25 tuổi. Sau khi được ông Trạnh dạy xong, tôi có theo anh em đi hát khắp nơi. Trước đây, một năm tôi đi hát đến 5 – 6 tháng. Anh trai và em trai tôi cũng vậy”.
Ngoài 3 anh em anh Tâm biết hát văn, nhiều con cháu của các anh cũng nối nghiệp theo nghề hát Văn. Anh Phạm Văn Quyết có 2 con trai là Phạm Văn Chí, 30 tuổi, Phạm Văn Trung, 27 tuổi cũng theo học hát Văn từ bố, các chú. Bây giờ, cả 2 anh em đều là những cung văn trẻ. Còn anh Tâm có con trai Phạm Văn Tú, 18 tuổi, đang học hát Văn và được bố cho theo phụ việc.
Theo anh Tâm, để biết hát dăm ba câu Văn thì dễ, ở làng có hàng trăm người biết hát nhưng để học thành được nghề, đi diễn chuyên nghiệp đòi hỏi người đó phải có năng khiếu, thẩm âm phải tốt, chất giọng cuốn hút, hát có hồn rất khó, phải khổ luyện, phải có “duyên” với nghề nữa. Có người học vài năm cũng chẳng thành, có người đi diễn rồi nhưng không có “duyên” cũng chẳng theo được nghề.
Sau hơn 30 năm kể từ khi ông Phạm Văn Trạnh khôi phục, đến nay, nghề hát Văn ở An Mô đã tương đối phát triển. Nhiều người biết hát, theo học hát Văn và đi hát chuyên nghiệp. Vào những mùa lễ hội, mấy chục cung văn của làng lại đi khắp nơi để biểu diễn. Ông Phạm Văn Cương, Bí thư chi bộ thôn An Mô cho biết: “Hiện ở An Mô có tới trên 200 hộ gia đình có người biết hát Văn, trong đó có 30 người làm nghề hát Văn chuyên nghiệp. Họ hoạt động rộng khắp từ trong Nam ra Bắc”.
Nguồn: Việt Cường - ĐĐK
Nhạc và lời: NGUYỄN VĂN VŨ
TÔN THẤT BÌNH
Nếu dân ca là suối nguồn cảm hứng của nhân dân lao động trong cuộc sống thì hò là phương thế thể hiện tâm tình tràn đầy xúc cảm một cách trung thực nhất.
VĂN CAO
Hồi ký
Sau triển lãm Duy nhất 1944 (Salon Unique), tôi về ở một căn gác hẹp đầu phố Nguyễn Thượng Hiền.
TÂM HẰNG NGUYỄN ĐẮC XUÂN
Tin từ Làng Mai Pháp quốc cho biết: Đêm giao thừa Thầy nói về Phạm Duy cho khoảng 70 cháu sinh viên Việt Nam về thăm Làng. Bài giảng này cũng là một loại hommage(1) cho Phạm Duy. Có thể nghe lại trên mạng chỗ Pháp Thoại online của Thầy vào ngày 30 Tết vừa rồi.
Trưa ngày 27/01/2013, cây đại thụ của làng nhạc - Nhạc sĩ Phạm Duy – đã qua đời, hưởng thọ 93 tuổi. Nhạc sĩ Phạm Duy có số lượng tác phẩm âm nhạc đồ sộ, trong đó có nhiều tác phẩm nổi tiếng. Khi còn sống, nhạc sĩ Phạm Duy cũng thường xuyên cộng tác với Tạp chí Sông Hương. Chúng tôi xin đăng lại bài viết cuối cùng của nhạc sĩ đã gởi cho tòa soạn trước khi mất và đã được đăng trên Sông Hương số Tết Quý Tỵ 2013, như một nén hương tưởng nhớ người nhạc sĩ tài hoa.
“Đời là những cơn mưa vô thường/ Trói chân em bên đường/ Nước dâng cao chân tường/ Đường xa chân ướt phơi nắng dầm sương”...
NGUYỄN TẤN TÔN NỮ Ý NHI
Trong ý niệm của nhiều người từ hạng trí thức cao cho đến bình dân, ngoại trừ dân nghiên cứu dân tộc nhạc học, hát xẩm là một thể loại âm nhạc có xuất thân thấp kém, luôn gắn liền với hình ảnh của người khiếm thị và cây đàn nhị từ góc phố, sân đình hay bãi chợ. Nhắc đến hát xẩm, đa phần người ta liên tưởng ngay đến những ca từ mộc mạc, dung dị và lắm khi dung tục.
NGUYỄN ĐẮC XUÂN
Đêm giới thiệu Trường ca Hàn Mặc Tử, tại Học viện Âm nhạc Huế thầy Trần Văn Khê và nhạc sĩ Phạm Duy đã đưa chúng ta đi từ cõi thực mộng mơ trải qua những đau đớn, vật lộn với cơn đau đến ngất lịm và cuối cùng nương tựa vào niềm tin tâm linh để hiện hữu.
TRƯƠNG ĐÌNH NGỘ
Thượng thanh khí tiết ra nguồn tinh khí
Xa xôi đời trăng mọc nước Huyền Vi
Đây Miên Trường, đây Vĩnh Cữu tề phi
Cao cao vượt hai hàng bóng vía
(Bản dịch của Trương Đình Ngộ)
NGUYỄN THỤY KHA
Có thể nhận ra sự giao hòa giữa nhiều chiều cảm xúc trong quá trình thai nghén bài hát "Thiên Thai". Song có lẽ cái lớn nhất, cái bao trùm, cái gốc để tỏa ra sự tràn trề giai điệu của bài hát này chính là sự phản ảnh có thực của một dòng sông nào đó.
ĐẶNG TIẾN “Bộ môn” Thơ đang lùi bước trong xã hội hiện đại. Đời sống đô thị nhanh bước theo nhịp tiến hóa của công nghiệp, đẩy lùi biên độ của thơ: kỹ thuật hiện đại cung cấp cho quần chúng - nhất là thanh niên - những phương tiện giải trí và truyền thông hấp dẫn và nhanh chóng hơn những bài bản vần vè trước đây - dù sao cũng gắn liền với nếp sống nông thôn.
NGUYỄN HOÀN Nhân kỷ niệm 10 năm ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn về cõi thiên thu 1/4 (2001-2011), Nhà xuất bản Trẻ xuất bản cuốn sách “Thư tình gửi một người” tập hợp hơn 300 trang thư tình của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gửi Ngô Vũ Dao Ánh, người tình có ảnh hưởng mạnh mẽ và lâu bền trong cảm hứng sáng tạo âm nhạc của nhạc sĩ.
DƯƠNG BÍCH HÀDân tộc Tà Ôi, cũng như các dân tộc cư trú dọc Trường Sơn, âm nhạc là một bộ phận thiết yếu trong đời sống văn hóa của họ, nó không chỉ mang chức năng giải trí đơn thuần mà gắn liền với tín ngưỡng, với đời sống tâm linh, là phương tiện để tiếp xúc với thần linh.
NGUYỄN THỊ HỒNG SANHNgười ta gọi Trịnh Công Sơn là “sứ giả tình yêu”, “người tình của mọi thế hệ”, nhưng có lẽ chức danh “con người thi ca” mà nhạc sĩ Văn Cao yêu mến dành tặng cho ông là phù hợp hơn cả.
TrẦn thỊ AnCho đến nay, ca trù vẫn là một thể loại văn chương âm nhạc rất xa lạ với đông đảo đại chúng. Trong ấn tượng chung, ca trù là một sinh hoạt âm nhạc trước hết gắn với lễ lạt của các ông hoang bà chúa hay các miếu đền, sau nữa là thú ăn chơi ở dinh quan, thậm chí trở nên sa đọa và trụy lạc nơi ca quán.
NGUYỄN THỤY KHATừ sau "Đề cương văn hóa" của Đảng ra đời năm 1943 sáu chữ "Dân tộc - khoa học - đại chúng" đã trở thành tâm niệm của những chiến sĩ cách mạng làm công tác văn hóa. Song ngay cả khi Cách mạng tháng Tám thành công, rồi cả dân tộc bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến thì cho đến trước chiến dịch Điện Biên, chữ "Dân tộc' trong "Đề cương văn hóa" vẫn chỉ được các nghệ sĩ khai thác ở những vốn cổ của người Kinh, trong đó có nghệ thuật âm nhạc.
NGUYỄN THỤY KHATrong hai đêm 2 và 3.06.2004 tại Nhà Hát Lớn, Hà Nội đã diễn ra chương trình hoà nhạc của Dàn Nhạc Giao Hưởng Việt Nam dưới sự chỉ huy của Giáo sư - Nhạc trưởng người Anh Colin Metters - Cố vấn âm nhạc và nhạc trưởng hợp tác chính của Dàn Nhạc Giao Hưởng Việt Nam trong dự án 5 năm nhằm củng cố và phát triển dàn nhạc lên ngang tầm quốc tế.
VĂN THAO... Tôi tập tễnh bước một leo lên cầu thang ngôi nhà số 108 phố Yết Kiêu vào một ngày giáp tết năm 1976. Đã sang tiết xuân, trời nắng nhẹ mà vẫn lạnh. Tiếng đàn dương cầm vọng ra. Một điệu vans. Giai điệu của bản nhạc mượt mà, lấp lánh như những hạt nắng xao động trên vòm cây. Một giai điệu mà tôi chưa nghe bao giờ.
MẶC HY Hồi kýThế là tôi và Lê Lự, mấy đêm nay, lại được nằm chỏng khoèo trên mấy tấm ván nóc chuồng trâu nhà mẹ An tại Khe Giữa để đón một cái Tết thứ hai ở chiến khu Ba Lòng.