Ba lần rơi

10:27 27/08/2012

Ferit Edgu sinh năm 1936, từng sống sáu năm ở Paris học chuyên ngành gốm. Trong nhiều năm ông là người viết kịch bản quảng cáo và rồi điều hành một nhà xuất bản. Sự vô lý của cuộc đời, những ám ảnh dục tính, sự sa đọa và sự bất hòa của người trí thức là những chủ đề của ông.

Nhà văn Ferit Edgü - Ảnh: internet

Các tập truyện ngắn của ông gồm có “Hunting - 1968”, “On Shipboard - giải thưởng Sait Faik Short Story Award năm 1979”, và “Eastern Tales, 1996”.  Ông còn có những giải thưởng khác: “Class Notes - giải thưởng về lý luận của Hội Ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ”, “It was a Summer in the Shadow of September - giải thưởng văn chương Sedat Simavi Literature Award 1988”, “Words for a Voyage, 1996” và “Mountain Poems, 1999” là những tập thơ quan trọng của ông.
Truyện ngắn dưới đây do Sedat Cilingir, Ali Engin và Senay Kara chuyển ngữ từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ sang tiếng Anh. Bản dịch tiếng Việt theo các dịch giả trên.




FERIT EDGÜ (Thổ Nhĩ Kỳ)

Ba lần rơi


I.

Tôi là một con chim. Tôi đang bay. Tôi gần như nghẹn ngào vì hạnh phúc khi tung cánh trong không trung.

Tôi không phải là một con chim trong khoảng thời gian giữa ngủ và thức, tôi hiểu mình không phải là một con chim; hay nói cách khác tôi là một sinh vật biết rằng mình không phải là chim nhưng lại là chim, có thể bay như chim, tung cánh vào khoảng không. (Một con người?). Mày biết rằng mày không phải là chim tôi tự nhủ. Mày là người, đừng để việc bay bổng dối gạt mày. Đó là một giấc mơ, và trong những giấc mơ người ta cũng có thể bay. Nhưng không phải là chim, tôi tự trả lời.

Tôi một mình trong giường ngủ. Ngay khi tranh luận xong tôi lại chìm vào giấc ngủ. Một lần nữa tôi lại là một con chim tung cánh trong không trung. Tôi lao mình xuống. Đôi cánh tôi gần như chạm vào mặt nước (có một cái hồ phía dưới tôi). Tôi bốc lên ngay bằng cách vỗ cánh. Tôi tiếp tục bay lên cho tới khi tôi hết sức. Rồi một lần nữa lao xuống… Lao xuống nghĩa là thả mình rơi không vỗ cánh. Không vỗ cánh, nặng hơn không khí, hướng về mặt đất… Tôi thấy người thợ săn đàng sau đám sậy bên hồ trong khi tôi liệng mình. Tôi vỗ cánh hai lần, và lại bay lên. Nhưng sao thế này! Tiếng nổ và một cơn đau nơi ngực tôi. Tôi mất thăng bằng. Đôi cánh yếu của tôi làm tôi đau không chịu nỗi khi tôi đập cánh. Tôi đang rơi. Cây cối, bụi rậm và mặt đất đang tiến lại gần tôi hơn, hay là tôi đang tiến lại gần chúng hơn? Cả hai đều có cùng một nghĩa. Tôi lại vỗ cánh để khỏi rơi. Nhưng đôi cánh yếu không thể nâng tôi lên.

Tôi đang chệch hướng bay giữa những lùm cây và bụi rậm, một vài mét bên trên mặt đất. Đừng rơi! Tôi nói với mình. Nếu mày rơi, thì rơi sẽ là sự kết thúc của mày.

Khi mày đang trong những cơn đau quằn quại chờ chết, một con chó chạy đến và kết liễu mày. Tôi ráng sức để không rơi. Khi tôi đập cánh cơn đau bùng phát ghê gớm, vì thế tôi chỉ hơi bay lên. Trong lúc đó, một tiếng nói nội tâm bảo tôi rằng tôi là một con chim thần thánh và rằng khi tôi trút ra hơi thở cuối cùng (tôi trút ra hơi thở cuối cùng với ai, với một con chó hay với một con người?) một con chim mới sẽ bay thoát lên từ cái chết của tôi. Thoát ra từ tro tàn của tôi… Một con chim mới…

Tôi có lại là con chim sẽ cất cánh bay lên đó hay không?

Tôi càng lúc càng khó khăn khi vỗ cánh cùng những câu hỏi này. Tôi đang tìm một lùm bụi. Bây giờ tôi biết mình không thể bay cao lên hơn nữa. Tôi đang tìm một lùm bụi để sống sót, để hít một hơi và nghỉ ngơi. Một lùm bụi sẽ bắt đầu đốt lên ngọn lửa trong ngực tôi ngay khi tôi rơi, và sẽ, cũng đốt cháy tôi. Và tôi thấy lùm bụi đó. Lùm bụi rậm tạo thành một khối ở xa hồ, phía dưới rừng thông. Khi tôi đến đó tôi thôi vỗ cánh. Tôi thả mình rơi xuống. Khi bụi rậm đâm xuyên lớp lông thấu vào da thịt tôi, tôi thắc mắc chút nữa đây làm sao tôi có thể bay lên lại. Tôi nghe thấy tiếng chó sủa thay vì sức nóng của lửa. Tôi vật vã mình giữa bụi rậm để khi con chó đến và kết liễu tôi thì tôi đã chết và lại bay lên. Cũng có thể đó là một con chó thông minh. Nó biết là khi lao vào bụi rậm, thì không có đường ra. Tôi chiêm chiếp rít lên, nhưng giọng tôi bị nghẹt. Khao khát lửa. Tiếng chiêm chiếp của một con chim ước được chết đi cho dù nó không thể bay lên trở lại. Tôi cho là con chó nghe được tiếng rít của tôi, nó quay mình lại và bắt đầu bỏ chạy. Người thợ săn hoang mang nhìn chung quanh và nhìn con chó.

II.

Tôi là người thợ săn trong giấc mơ thứ hai của tôi.

Có một con chim trong bầu trời, khá lớn và khá đẹp… không giống với con chim nào tôi từng thấy trước đây. Tôi có thể gọi nó là gì, một con công hay là con phượng hoàng? Tôi không biết. Chưa bao giờ tôi săn được một con như vậy, hay từng thấy một con như vậy bị săn.

Cầm cây súng săn chúi nòng xuống đất, trong một hồi lâu, trong một hồi khá lâu tôi nhìn con chim bay trên bầu trời. Hoàn toàn đơn độc. Có vẻ như con chim say mê sự bay bổng. Sau cùng thì lòng ham mê săn bắn chiến thắng. Tôi chầm chậm nâng nòng súng lên trời. Tôi nhắm vào con chim (cứ như là) tôi không thể không làm việc đó. Và tôi kéo cò.

Hai phát súng, phát này sau phát kia. Vài cánh lông trôi trong không khí. Con chim có vẻ như rơi xuống nhưng rồi lại bay lên. Nhưng nó không còn bay theo cách như trước. Nó không lượn trong không trung. Nó giống như con cừu tế thần loạng choạng trên mặt đất, chỉ khác là nó loạng choạng trên không trung. Ước gì nó rơi trên bờ chứ đừng rơi xuống hồ. Trong nhiều phút hay nhiều giây tôi không biết (dường như khá lâu đối với tôi, còn với nó thì sao?) con chim cố gắng bay lên. Rồi kiệt sức, nó bắt đầu rơi, lảo đảo. Sự yếu sức của nó, đôi cánh bị thương của nó không thể thắng được lực hấp dẫn. Còn cách mặt đất vài mét, có vẻ như nó lấy lại được thăng bằng. Nhưng nó không thể bay lên. Mà cũng không rớt xuống. Nó bay song song với mặt đất. Dường như nó tìm một nơi trú ẩn, một nơi mà tôi hay con chó của tôi không thể tìm thấy, hay không thể với tới nếu chúng tôi tìm thấy nó.

Nó tiếp tục bay thêm một lát như thể bị trôi giạt. Rồi nó rơi xuống như một ngôi sao băng vào một lùm bụi (dường như nó đã chọn đó là đích đến của nó). Con chó của tôi đã chạy đến chỗ nó rơi xuống rồi. Con chó đang sủa bên lùm bụi. Nhưng nó sủa tuyệt vọng. Nó sợ vào lùm bụi. Hai tai cụp xuống, mệt mỏi vì sủa, nó vội chạy về phía tôi. Nó thả đuôi rũ giữa hai chân, đầu cứ cúi xuống như thể xấu hổ…

III.

Trong giấc mơ thứ ba của tôi tôi thấy mình là một con chó. Một con chó săn gầy nhẳng, mình dài, nhiều nghĩ ngợi, chăm chú và mũi dí sát đất. Người thợ săn. Ông ta để mặc tôi tự do khi chúng tôi đến hồ. Mặc tôi một mình với con mồi của tôi. Tôi nhìn quanh, không có con mồi nào. Người thợ săn không nhìn tôi. Ông nhìn lên trời. Ông cứ nhìn trời. Trước đây tôi không biết người thợ săn này. Ông không phải là người đã huấn luyện tôi (chủ tôi). Nhưng tôi không nhớ được người chủ thật sự của tôi, mùi của ông hay mặt của ông. Hai người lạ (Tôi: con chó, ông ta: người thợ săn), chúng tôi đang đi săn.

Con chó và người thợ săn. Người thợ săn và con chó.

Có gì là quan trọng việc chúng tôi quen hay không quen nhau? Có gì là quan trọng việc ông ta có phải là người chủ thực sự của tôi hay không? Số phận và đam mê hẳn đã ghép chúng tôi lại với nhau.

Tôi cảm thấy muốn nhìn mặt người đàn ông tôi đã bị kết hợp bởi số phận và đam mê này. Nhưng ông ta thì cao và đầu ông ngẩng lên trời làm tôi không thể nhìn thấy mặt ông. Mắt tôi đã không chạm mắt ông từ khi chúng tôi khởi hành đi săn. Ông không hề cúi thấp đầu. Một con chim đang bay trên trời. Chắc là ông ta nhìn con chim. Mới đầu tôi cho đó là một con diều hâu. Vì nó khá lớn. Rồi tôi nhận ra những màu lông của nó. Những cánh lông trắng, đen và đỏ. Tôi chưa hề thấy con chim nào như vậy trước đây. Tôi bắt đầu sủa. Tôi chạy về phía hồ sủa đuổi những con vịt trời bay lên cho người thợ săn nhìn thấy chúng. Những con vịt trời bay, nhưng người thợ săn không chú ý đến chúng. Tôi ngồi dưới chân người thợ săn (như đã được huấn luyện). Ngay khi tôi ngồi tôi nghe được tiếng súng và bắt đầu chạy. Đến nơi tôi đoán có con chim tuyệt vọng, đập cánh trên không, sẽ rơi xuống.

Con chim ráng hết sức để không rơi. Nhưng nó đang vỗ cánh yếu ớt. Giờ thì tôi biết tôi đang đi cùng một người thợ săn tồi. Hai phát súng, phát này sau phát kia, vậy mà con chim vẫn sống. Nó sẽ chết, nhưng không phải chết trên trời. Hiển nhiên là nó đã bị thương chí tử. “Bên trái!”, người thợ săn nói. Nhưng tôi sẽ mang về cái gì đây? Con chim không rơi xuống đất hay xuống hồ. Nó vẫn còn trên không.

Tôi đang chạy. Con chim sắp rơi. Nó vẫn đập cánh phía bên trên tôi. Nó cố không rơi xuống. Rồi con chim đột ngột kiệt sức thả mình rơi vào lùm bụi. Một lùm bụi không thể vào và đem con chim ra. Tất cả những gì tôi có thể làm là sủa. Rồi tôi cũng mệt vì sủa. Tránh xa con mồi và người thợ săn, tôi bắt đầu chạy, có lẽ về nơi vô định.

Tôi là người thợ săn đang thức dậy

Là con chim đang thức dậy

Là con chó đang thức dậy

Và…

Võ Hoàng Minh dịch
(SH282/08-12)








 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • O.HENRY

    Rất lâu trước khi bụng dạ lờ đờ của anh nhà quê cảm nhận được hơi xuân thì tay thị dân ấy đã biết rằng bà chúa xanh màu cỏ ấy đã lên ngôi.

  • LTS: Trong 24 bài trong tập Cỏ dại của nhà văn Lỗ Tấn do GS. Trần Đình Sử dịch, Sông Hương số tháng 10 năm 2011 đã giới thiệu đến bạn đọc 3 bài “Sau khi chết”, “Sự giã từ của cái bóng” và “Sự run rẩy trên đường đồi bại”. Kỳ này Sông Hương xin giới thiệu tiếp với bạn đọc 4 bài chọn lọc từ Cỏ dại.

  • VILIAM KHÂYNÊXEN (Đan Mạch)

    Khi Lêô tỉnh giấc, trong tai anh vẫn còn vang lên những lời của ông giáo sĩ giảng đạo.

  • LGT: Nhà văn, nhà nghiên cứu sử học và văn hóa Mỹ Jon Holmes sinh ra tại tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng công nghệ Texas nơi ông từng tham gia phong trào nhân quyền và phản chiến, Jon Holmes chuyển đến New York làm việc cho một tạp chí nhiếp ảnh và phụ trách một chương trình sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ hiện đại cho một đại công ty ở Bos- ton.

  • KNUT HAMSUN (*)

    Do tôi viết. Viết vào ngày hôm nay cho trái tim vơi nhẹ đi. Tôi đã mất chỗ làm ở tiệm cà phê cùng những ngày sung sướng của tôi. Tất thảy mọi thứ, tôi đã mất hết. Và tiệm cà phê ấy là tiệm cà phê Mắcximilăng.

  • HENRY JAMES 
         (Tiếp theo Sông Hương số 290 tháng 4/2013)

    Một buổi sáng (tôi cho là ở gần La Spezia) Harold đang vẽ bên gốc cây, không xa quán trọ, tôi ngồi cạnh, lớn tiếng đọc Shelley(18) - người có thể chứng tỏ được trìu mến hơn bất cứ ai.

  • ELENA PUCILLO TRUONG

    Nỗi khắc khoải đã kéo dài từ bao lâu?
    Có lẽ một năm. Quá nhiều. Lấy cớ đi vào toilette, hai tay tôi nắm chặt chiếc bồn rửa mặt trong nhà hàng như muốn bẻ làm đôi. Bao nhiêu bức bối đang dồn vào trong... bao nhiêu đau đớn... đau đến nỗi tôi không dám ngẩng mặt nhìn bóng mình trong gương.

  • Henry James (1843 - 1916), nhà văn Mỹ viết tiểu thuyết, truyện ngắn, phê bình văn học; đặc biệt yêu văn học và nghệ thuật Pháp. Ông định cư ở Londres, Anh từ 1876. Tác phẩm: 112 truyện ngắn (1864 - 1910), Toàn tập (1990 - 2009), nội dung thể hiện ở nhiều chủ đề như: ý thức, tâm lý, mơ mộng, tình cảm, vẻ đẹp, chân lý nghệ thuật.

  • FRANÇOIS CHENG
    (Trích từ tác phẩm Khi những linh hồn lang thang trở về)

    Dưới gầm trời này, dưới cái gầm trời rất thấp này, tất cả đều có thăng có trầm, tất cả đều bị biến đổi. Tác phẩm về Những đột biến đã chỉ rõ điều đó, tổ tiên chúng ta đã nói: “Cứ năm năm thì có chuyển biến nhỏ, cứ năm trăm năm thì có đại đột biến”.

  • L.T.S: Sherwood Anderson (1876 - 1941) là nhà văn lớn của Mỹ. Ông có nhiều tư tưởng tiến bộ, và thường tỏ thiện cảm với những lực lượng vô sản cách mạng Mỹ, đặc biệt là trong những năm 1931 - 1935. Truyện ngắn "Những ngọn đèn chưa thắp" (Unlighted Lamps) của ông dưới đây được liệt vào một trong những chuyện ngắn xuất sắc trong nền văn học Mỹ từ trước đến nay. Câu chuyện về bi kịch nội tâm của những con người không phá vỡ nổi bức tường ngăn cách giữa những tình thân và cho đến khi nhắm mắt vẫn chưa kịp thắp lên ngọn lửa thông cảm.

  • Elena Pucillo Truong là người Ý, Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn học nước ngoài (Đại học Milano Italia). Cô dạy tiếng Pháp và Văn minh Pháp tại Milano từ năm 1982 và gần đây có dạy tiếng Ý tại Nhạc Viện, tại phòng lãnh sự danh dự Ý và tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM.

  • LGT: Etgar Keret sinh ngày 20/8/1967 tại Ramat Gan, Israel. Nhà văn nổi tiếng với truyện ngắn và kịch bản phim, có ảnh hưởng lớn tới lớp nhà văn trẻ hiện nay ở Israel.

  • L.T.S: Narayan là nhà văn miền Nam Ấn Độ, sáng tác bằng tiếng Anh. Sinh 10/10 năm 1906 tại làng Madras (mất 13/5/2001), từng sống ở thành phố Mysore cổ kính của quê hương ông.

  • HEINRICH BÖLL (CHLB Đức)

    (Heinrich Böll sinh 1917, mất 7-85 - giải thưởng Nôbel văn học 1972)

  • Ngoài các tác phẩm lớn về Việt Nam như Vạn Xuân, Lãn Ông, mấy năm gần đây, nữ văn sĩ Pháp Yveline Feray đã cho ra đời những tập truyện thần thoại và dân gian của các nước châu Á như Việt Nam, Trung Hoa, Campuchia, Tây Tạng. Vào cuối năm 2010, bà đã cho xuất bản tập “Chuyện kể của bà ngoại Ấn Độ”.

  • AKUTAHAVA RIUNÔXKÊ (Nhật Bản)

    Hôm ấy một mình Đức Phật đi dạo ven bờ đầm trên Niết bàn.
    Cả đầm toàn là sen trắng trong như ngọc, và nhị sen vàng tỏa ra xung quanh một mùi thơm ngọt, ngạt ngào.

  • L.T.S: LANGSTON HUGHES (1902 - 1967), nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch và dịch giả người Mỹ da đen, sinh ở Joplin, bang Missouri. Ông đã xuất bản 35 tác phẩm. Thơ của ông đã được dịch sang tiếng Việt. Những tác phẩm của ông phần lớn tập trung chủ đề đấu tranh cho quyền bình đẳng giữa người da đen và da trắng tại nước Mỹ. Truyện sau đây dịch trong tập truyện "The ways of white Folks".

  • Hình ảnh rồng Việt Nam từ xa xưa đã sớm đi vào nghệ thuật với nhiều loại hình khác nhau. Trong lịch sử nghệ thuật điêu khắc, nhiều công trình điêu khắc lấy con rồng làm đề tài đã trở thành những tác phẩm có giá trị văn hóa, trong đó không ít công trình điêu khắc đá được xem như là những tác phẩm mang dấu ấn phong cách nghệ thuật của một thời kỳ.

  • Nhà văn Phillip Van Doren Stern sinh ra tại Wyalusing, bang Pennsylvania và lớn lên tại Brooklyn, New York. The Greatest Gift là truyện ngắn nổi tiếng nhất của ông. Phillip Van Doren Stern đã từng gửi câu truyện này đi nhiều báo và tạp chí nhưng không nơi nào nhận đăng. Cuối cùng ông cho in truyện lên 200 tấm thiệp năm mới và phát cho bạn bè.

  • LTS: Butribabu tên thật là Sivarazu Vencata Xubarao (1916 - 1967) là một nhà văn lớn của Ấn Độ, tác giả của tiểu thuyết nổi tiếng “Còn lại gì?” và 10 tập truyện ngắn trong đó tập đầu tay “Năm truyện ngắn” xuất bản năm 1933. Ông sáng tác bằng tiếng Telugu truyện ngắn “Khasima Bi” in trong tập “Tuyển tập sáng tác của các nhà văn Nam Á” của nhà xuất bản “Văn học”, Mat-xcơva, 1980.