BẠCH DIỆP
"Có lẽ đau khổ lại tốt cho con người. Nhà nghệ sĩ có thể làm gì nếu anh ta hạnh phúc? Anh ta liệu có muốn làm bất cứ điều gì không? Nghệ thuật, rốt cuộc chính là chống lại sự khắc nghiệt của cuộc đời".
Bỗng nhiên tôi nhớ đến câu nói đó của Aldous Huxley khi đến thăm cặp đôi hoạ sĩ An & Huy sau cuộc triển lãm gây sự quan tâm đặc biệt của người thưởng ngoạn và các nhà sưu tập hồi đầu tháng 8/2022 tại không gian nghệ thuật Hakio - Let's Art 38 Trần Cao Vân, TP. Hồ Chí Minh.
![]() |
Tác phẩm "Hóa Thạch 1, 2, 3, 4" (Sơn dầu) của họa sỹ Nguyễn Đức Huy |
Chiếc ban công phủ đầy dây leo lơ lửng giữa vòm cây lá. Xưởng vẽ và cánh cửa ngôi nhà xinh xắn của An Huy đang mở rộng đón ngọn gió mát lành của hoàng hôn mùa thu trên ngọn đồi phía nam thành phố Huế. Tôi được mời trà và ngắm tranh treo đầy từ phòng khách đến hành lang, một không gian đầy mỹ cảm của sự lao động nghiêm túc miệt mài và sáng tạo.
![]() |
Tác phẩm "Hương thời gian" (Sơn dầu) của họa sỹ Đặng Thị Thu An |
An Huy là cặp đôi nghệ sĩ sinh ra và lớn lên từ vùng tỉnh lỵ Đồng Hới Quảng Bình. Tình yêu hội họa đã đưa họ sớm đến vùng đất Cố đô Huế. Số phận luôn bày trò thử thách sức chịu đựng của con người. An Huy đã từng chịu rất nhiều mất mát. Cả hai đều mất đi một nửa của nhau khi các con còn quá nhỏ. Duyên phận và tình yêu hội họa là phép màu tái hợp. Hai người đón thêm một thiên thần nhỏ, cùng gồng mình cho công việc ở hai trường đại học và... vẽ! An từng chia sẻ rằng, tình yêu hội họa với những toan, màu, ý tưởng và sự miệt mài kiên nhẫn giúp chúng tôi vượt qua những nỗi đau và thêm phần gắn kết. Huy hiền, đôi chút trầm tư, luôn hết lòng ủng hộ vợ, chia sẻ với chị những công việc chăm sóc dạy dỗ các con. Anh từng thức dậy từ 4h sáng và miệt mài trên tầng mái với những hộp dầu và cả những tấm vóc sơn mài khổ lớn. Những bức tranh lộng lẫy cho người xem có đôi khi trộn lẫn giữa toan và màu là những giọt mồ hôi và cả nước mắt.
![]() |
Tác phẩm "Nhân diện" (Sơn mài) của họa sỹ Nguyễn Đức Huy |
Xưởng vẽ được sắp xếp khoa học cho một không gian sáng tạo chuyên nghiệp. Các bức tường kín tranh đã cho tôi định nghĩa chính xác cảm giác của mình. Hoàng hôn chiều thu vô tư thả màu hoàng thổ lên những bức họa. Thiếu nữ dịu dàng mềm mại làm duyên, thiếu nữ kiêu kỳ với những tà áo lụa ngũ sắc. Thiếu nữ trầm tư xa xăm mơ mộng. Họ mở to đôi mắt đẹp, hay khép nép hàng mi, nhíu mày tư lự, hay nhìn xếch, nhìn nghiêng khiêu khích... Tôi ngắm những nét vẽ trong tranh An. Một cách biểu đạt từ sự quan sát ngưng đọng. Những câu chuyện đan chéo, biểu cảm hình thể tự do tung tẩy, vượt ra ngoài khuôn khổ, An tạo nên bố cục và ánh sáng lạ cho những tác phẩm đương đại với những mảng màu liên kết. Sự kết hợp nhuần nhị không gian trong trẻo của những hình ảnh đậm chất dân gian làm nền cho những đường cong tạo nên sự biến động nội tâm của chủ thể. Họ có những câu chuyện không bao giờ cũ! Chuyện của những người đàn bà!
Triển lãm lần này với 34 bức trong bộ "Hương Thời gian". Sở hữu đường cọ gợi sáng, màu sắc trong trẻo, An mang đến một tinh thần rực rỡ và hiện đại cho hình ảnh những người phụ nữ trong một series tranh đủ sức chinh phục người thưởng ngoạn.
![]() |
Tác phẩm "Những trái lựu đỏ” và "Duyên" (Sơn dầu) của họa sỹ Đặng Thị Thu An |
Andrei Makine từng viết "Tôi khẳng định chỉ có những tác phẩm sáng tạo bên bờ huyệt mộ hoặc khi đã ở thế giới bên kia mới chống lại thử thách của thời gian". Chắc chắn chúng ta đều có những suy nghĩ về khẳng định này. Nhưng khi ngắm series tranh của Huy tôi nghĩ, thật khó để tạo phong cách cho những trường phái mới nhưng, Huy đã tái tạo được những ý niệm của mình bằng sự diễn đạt của cọ và màu mang đến một không gian rộng rãi hơn để tự tin làm mới, tìm thấy những con người khác bên trong mình. Những bức tranh như một sự thu mình để trở về. Từ vô thức hay sự bất động, nguồn năng lượng mới mở ra không thể chối từ, Huy chuyển động hướng tới vùng ánh sáng chợt lóe mở những cánh cửa bên trong sự vật, cả bên ngoài và hơn nữa. Không nắm bắt, Huy thả bồng bềnh trong không gian làm mờ nhòe hình thể cùng những câu chuyện thân phận vượt qua sự quên lãng của thời gian hướng tới miền ánh sáng. Huy chia sẻ: "Ánh sáng đó cũng là đích đến trong kiếp nhân sinh, trải qua biến cố, trải qua khổ đau... ánh sáng trở thành đích đến trong mỗi tâm hồn và ước mong của chúng sinh...". Huy đặt những nhát cọ làm điểm nhấn, những mảng màu đậm, chớp sáng gây hiệu ứng bất ngờ tạo nên những sắc thái vượt ra khỏi hiện thực của vật thể. Mỗi bức tranh như có một lối vào. Người xem chắc chắn sẽ bất ngờ và có nhiều cảm xúc với những tác phẩm mới của Huy. 60 tác phẩm trong triển lãm chung của đôi uyên ương lần này là "sự kết hợp tính lãng mạn trữ tình hiện đại của Thu An với nét bồng bềnh tư lự của Đức Huy, là một sự gắn kết thẩm mỹ đặc sắc". (TS. Phan Thanh Bình).
![]() |
Tác phẩm "Trong vườn hoa" (Sơn dầu) của họa sỹ Đặng Thị Thu An |
Trăng thu đã lên quá hàng dẻ. Cỏ trong vườn thoảng hương thơm dìu dịu. Những đứa trẻ của An Huy đã tự sắp xếp bữa tối để học bài đúng giờ. "Các cháu chăm ngoan, cùng học cùng chơi nên chúng em có thời gian tập trung làm việc. Cả ba đứa đều rất mê vẽ. Tranh của chúng đáng yêu lắm!" An kể giọng rất vui.
Một ngôi nhà trên vùng cây xanh và hương thảo đầy tiếng cười trẻ nhỏ. Một căn gác màu và cọ và những ý tưởng chung về sự sáng tạo, với những lối thể hiện khác biệt đầy ngoạn mục. Họ tôn vinh nhau, tình yêu nghệ thuật cùng tỏa sáng.
B.D
(TCSH46SDB/09-2022)
HẠNH NHITrắng và xanh. Xám và nâu. Xù xì hay trơn nhẵn. Cao lớn hay xinh xắn. Dễ gần và khó hiểu... Ngoại trừ những cảm nhận bề mặt, không phải ai cũng có thể hiểu được sự biểu đạt ngôn từ của đá mà các nhà điêu khắc gửi gắm. Nhưng kể từ khi Huế có sự xuất hiện những ký hiệu và ẩn ngữ của đá, sông Hương cũng thao thiết và dùng dằng hơn cái dùng dằng, thao thiết đã có trước khi xuôi chảy...
ĐẶNG TIẾN Phòng tranh Lê Bá Đảng tại Paris, mùa thu 2003, gây nhiều mỹ cảm, mà nếu cần tóm tắt trong một chữ - một chữ thôi - thì sẽ là chữ thanh.
CHƠN HỮU…Người nghệ sĩ, tác giả cuộc triển lãm này đã có được cái thấy phiêu hốt vượt lên trên thời gian nhân quả, hạnh phúc hay đau khổ và đã diễn tả được cái thấy ấy qua ngôn ngữ hình tượng nghệ thuật sắp đặt. Ba cái chắp tay được bố trí theo một hàng thẳng tắp trước hình ảnh một nụ cười khiến cho ta liên tưởng như trọn cả tam giới đều kính ngưỡng trước sự chứng ngộ tự tại (là nụ cười) của Đức Phật…
THANH LOANKhổng Tử từng nói: “Kẻ trí vui chơi sông nước, kẻ nhân vui chơi nơi núi non. Kẻ trí hiếu động, kẻ nhân trầm tĩnh. Kẻ trí thì vui vẻ kẻ nhân trường thọ” (Trí giả nhạo thủy, nhân giả nhạo sơn, trí giả động, nhân giả tĩnh, trí giả lạc, nhân giả thọ).
LÊ BÁ ĐẢNGNgày còn giặc, bọn chúng nó ồ ạt đem tất cả khí giới tối tân, chất độc hoá học, cho đến cả hàng rào điện tử đến Trường Sơn để ngăn cản sự đi lại của cả dân tộc ta và cố ý chia cắt đất nước ra làm hai.
NGUYỄN TRỌNG HUẤN Tôi không được biết Lâm Triết những ngày anh tung hoành trong thế giới hội họa miền Nam trước 1975. Nghe nói, anh đoạt được giải này, giải nọ, đã định danh, định vị trong giới nghề nghiệp đông đảo của mình. Mặt bằng giao du của anh với những người cùng trường, cùng lứa trong và ngoài nước, đã khuất hoặc còn đến bây giờ, thấy có tên nhiều người tài hoa, nổi tiếng.
LÊ VIẾT THỌTự nghìn năm, lụa đã hiện diện trong đời sống dân tộc Việt. Nghề tằm tang đến sớm, trong những di chỉ khảo cổ thuộc hậu kỳ đá mới, cách ngày nay khoảng 5000 năm, đã có dấu vết của vải, có dọi xe chỉ bằng đất nung. Chất liệu mỏng, nhẹ, thoáng và đẹp một cách tự nhiên, nền nã, óng ả này rất phù hợp với môi trường tự nhiên của cư dân phương nam làm nông nghiệp.
ĐẶNG NHẬT MINHĐầu xuân Nhâm Ngọ nhân dự khai mạc phòng tranh của một người bạn hoạ sỹ, tôi tình cờ được gặp bác Lương Xuân Nhị. Bác cho biết năm 1943 khi sang Nhật trưng bầy triển lãm tranh bác có gặp cha tôi là bác sỹ Đặng Văn Ngữ đang du học tại đấy. Bác còn giữ một số ảnh chụp với cha tôi và hẹn tôi đến nhà để biếu lại cho gia đình làm kỷ niệm.
PHẠM THỊ CÚCMột buổi sáng đẹp trời ngày giáp tết Nhâm Ngọ, trong chuyến "du xuân", cùng với ba chúng tôi là một lẵng hoa tươi hồng, lan, cúc... nhắm hướng Quảng Trị - làng Bích La Đông mà "thẳng tiến".
LÊ THỊ MỸ ÝBút kýTrong ký ức tuổi thơ tôi luôn nhớ về những buổi hoàng hôn rực cháy, những ngọn gió Lào thổi rát mặt làm quả đồi con như cũng phải oằn cong. Bao năm xa quê, gắn mình với chốn kinh thành mù sương và bảng lảng tiếng chuông chùa mỗi khi chiều sập tối, tôi vẫn luôn thao thức về những buổi hoàng hôn trên đồi nắng, tuồng như cả tuổi thơ đã chìm rơi trong ký ức xa xăm.
INRASARADấu hiệu chủ nghĩa hiện đại trong nghệ thuật manh nha từ Claude Monet, xuất phát từ một quan niệm. C. Monet cho rằng sự vật biến đổi theo ánh sáng và bị tác động bởi chuyển động nhanh.
Trong những năm gần đây cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu văn hóa của xã hội xã hội chủ nghĩa ngày càng cao. Nhu cầu về vẻ đẹp hình thể biểu hiện qua các cuộc thi hoa hậu, người mẫu thời trang.
Đã trở thành truyền thống tốt đẹp từ nhiều năm nay, các trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam - Thái Lan tổ chức luân phiên 2 năm một lần Triển lãm Mỹ thuật Đương đại giữa hai nước.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh của đại danh hoạ Pablo Picasso 25/10/1881 - 25/10/2001
Có những “Ngày của Mẹ” vào cuối thu ở phương Nam. Người xa xứ nhắn nhủ với nhau, đấy là những ngày đẹp nhất. Và họ đã trải lòng trong một không gian thư pháp có chủ đề về lòng hiếu thảo.
Cuộc triển lãm này nằm trong khuôn khổ triển lãm mỹ thuật 8 khu vực của cả nước năm 1998, do Hội Mỹ thuật Việt cùng các Sở VHTT và Hội VHNT địa phương phối hợp tổ chức. Với 6 tỉnh khu vực bắc miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế), đây là cuộc triển lãm lần thứ III.
Với chủ đề : “Ân tượng Huế - Việt , 1998”, Trại sáng tác Điêu khắc Quốc tế lần thứ II đã được tổ chức tại Huế từ ngày 1.11 đến 15.12.1998. Có thể nói, đối với người dân xứ Huế thì có lẽ đây là lần đầu tiên được tận mắt chứng kiến một hoạt động nghệ thuật hết sức quy mô và rầm rộ như thế này. Quy mô ở góc độ tổ chức mang tính chất quốc tế và rầm rộ ở tính chất đặc thù của thể loại nghệ thuật là điêu khắc ngoài trời.