NGUYỄN QUANG HÀ
Ký sự
Trước Mậu Thân 1968, Thành đội Huế lập chiến khu ở giữa rừng phía đông tỉnh. Ban Chỉ huy Thành đội gồm Ban Tham mưu, Ban Chính trị, Ban Hậu cần.
Ảnh: internet
Để chống bom, pháo, Thành đội xây dựng hầm hố rất vững chắc. Là chiến khu bí mật nên cả chục năm trời bom pháo của địch chưa đụng tới một lần.
Sau chiến dịch tình hình chiến trường có thay đổi. Địch ở trong Nam kéo ra rất đông. Chúng ta đã dốc quân, dốc vũ khí vào chiến trường nên sau chiến dịch hầu như ta cạn vũ khí, sức vóc của quân đội chưa lấy lại được toàn phần... Địch tấn công lên rừng đánh vào chiến khu của chúng ta. Dĩ nhiên chỗ đóng quân của quân ta phải luân chuyển. Thành đội chuyển về cao điểm 94 (cao 94 mét so với mặt nước biển), khu vực này gần với đồng bằng, chỉ cách sông Hương 30 phút đi đường, địch khó càn quét.
Sau trận càn dài ngày, đến đâu là bị chống trả ở đó, không quyết liệt nhưng hầu như địch không làm gì được ta; chúng thả bom và bắn pháo vào khu vực 94. Có hầm hào vững chắc nên anh em bộ đội vẫn an toàn. Địch chuyển sang tâm lý chiến, máy bay Mỹ bay sà sà trên bầu trời, cho loa phóng thanh phát lời kêu gọi:
- A lô! Ông Thân Trọng Một và Thành đội Huế nghe đây: Chúng tôi đã tung hai trung đoàn quân đội Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa, bao vây chặt khu Thành đội Huế rồi. Các ông chỉ còn một cách là đầu hàng vô điều kiện. Đầu hàng, chúng tôi sẽ cho các anh sống tự do. Ai muốn vào quân đội thì cho vào quân đội. Ai muốn về với gia đình thì cho về với gia đình. Riêng ông Thân Trọng Một chúng tôi vẫn cho ông giữ chức Trung đoàn trưởng của quân đội Việt Nam Cộng hòa. Các ông chống lại tất sẽ bị tiêu diệt.
Máy bay cứ rà đi rà lại, phát lời kêu gọi liên tục. Chúng định bắt sống bộ đội ta. Không chỉ bắn pháo, chung quanh cao điểm 94 - nơi Thành đội đóng quân, súng tiểu liên đã nổ rầm rộ. Đúng là chúng đã bao vây Thành đội rồi.
Chỉ huy Thân Trọng Một đã ra lệnh cho 200 chiến sĩ của ba cơ quan tỏa ra bốn hướng chống lại quân giặc đang tấn công định siết vòng vây. Lệnh rất rõ ràng:
- Kiên quyết không cho địch tấn công vào cứ điểm của chúng ta.
Bom pháo thả xuống tới tấp, súng tiểu liên vây chung quanh nổ chát chúa hơn.
Lúc bấy giờ Chính ủy Thành đội Phùng Vạn, đến gặp anh Thân Trọng Một, nói:
- Tình hình nguy hiểm lắm. Tôi với anh em trinh sát dò đường dẫn tôi với anh thoát khỏi trận càn này. Anh bằng lòng không?
Anh Thân Trọng Một trả lời:
- Tôi ở đây với lính của tôi. Tôi sẵn sàng chết với lính của tôi.
Ngồi một lúc anh Vạn đứng dậy ra về, không nói thêm gì nữa. Anh Một cũng im lặng.
Anh Một cho liên lạc gọi một trung đội lính trinh sát tới. Anh em lục tục tới, ngồi quanh anh Một.
Anh Một nói:
- Chúng ta không đủ quân và không đủ đạn để chống trả cuộc tấn công này. Chúng ta phải làm sao lọt ra khỏi trận càn, để bảo toàn lực lượng. Địch đông quân thật, nhưng rừng của ta rộng, chúng không thể dang tay ra bao vây chúng ta, thế nào cũng có khe hở. Tôi giao nhiệm vụ này cho trung đội trinh sát, các đồng chí phải tìm được một khe hở, tìm lối thoát cho tất cả chúng ta. Và phải là trong hôm nay. Các anh em có làm được không?
Trinh sát trả lời:
- Đúng là rừng của chúng ta rộng, địch khó có thể kiểm soát hết. Đêm lại là bí mật của chúng ta. Nếu thủ trưởng đã quyết, chúng em sẽ quyết tâm làm bằng được.
Anh Thân Trọng Một nói:
- Các đồng chí phải động viên bộ đội của chúng ta, ngăn bọn địch tiến một bước là chúng ta thành công một bước đó.
Một trinh sát hỏi:
- Thủ trưởng ơi, làm sao chúng biết chúng ta ở đây mà tấn công dữ dội vậy?
Thủ trưởng nói:
- Sau Mậu Thân, anh em chúng ta không một ai bị bắt, việc rò rỉ thông tin này chúng ta sẽ tìm hiểu sau. Trước mắt, đội trinh sát nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Chúng ta phải an toàn, thì sau này mới trả lời địch bằng một và nhiều trận tấn công khác được.
Sau khi giao nhiệm vụ cho trinh sát xong, anh Một cho gọi hầu hết sĩ quan từ trung úy trở lên, gặp trực tiếp để thống nhất kế hoạch:
- Đêm nay chúng ta sẽ bí mật đưa quân vượt ra khỏi vòng vây. Các đồng chí về tổ chức đơn vị của mình để thực hiện kế hoạch này. Ai gặp khó khăn gì thì báo cáo cho tôi biết để chúng ta cùng tìm cách tháo gỡ.
Bên ngoài bom đạn vẫn quấy rối liên hồi. Bên trong, đội hậu cần trong ba bếp ăn của ba ban tổ chức nấu cơm, vắt cơm thành nắm rồi đến phát tận nơi cho từng chiến sĩ để anh em có thể ăn ngay nơi vị trí chiến đấu của mình. Sự hiệp đồng tác chiến luôn thường trực trong anh em, khiến cho mọi việc tuy trong tình hình căng thẳng nhưng không làm ai nao núng.
Đến lúc 5 giờ chiều, Trung đội trưởng Trinh sát về báo đã tìm ra đường bí mật rút quân. Anh lấy bản đồ ra, trình bày với thủ trưởng cặn kẽ: con đường qua một đỉnh dốc cao, đi xuống mấy động thác lớn; đường xa và rất khó đi, nhưng đoạn rừng này chưa bị địch để mắt tới. Nghe xong, thủ trưởng Một hướng về Trung đội trưởng Trinh sát, vạch tiếp kế hoạch: - Để một tiểu đội dẫn đường cho Tham mưu, Chính trị, Hậu cần đi. Hai tiểu đội còn lại tổ chức gác chặn hai đơn vị địch nằm nghỉ qua đêm. Có gì trục trặc thì chúng ta biết ngay để chỉnh đường cho kịp thời.
Chừng 7 giờ tối, trinh sát lại về báo cáo với thủ trưởng rằng: Không thấy bên ta động tĩnh gì, địch đã tụ quân về một chỗ, ăn cơm tối, trải nylon xuống đất, túm tụm nhau nằm ngả nghiêng. Ngày vất vả, chắc đêm chúng ngủ ngon.
Anh Thân Trọng Một gật đầu:
- Như vậy là chừng 9 giờ tối, chúng ta hành quân được.
Nói chuyện với trinh sát xong, anh Một tới cả ba cơ quan Tham mưu, Chính trị, Hậu cần xem việc chuẩn bị đã ổn chưa. Tất cả đã gọn gàng, người nào ba lô ấy. Lính bếp mang theo cả xoong, nồi, tô, chén. Một sĩ quan nói với thủ trưởng:
- Địch chủ quan, tưởng rằng chúng đã cầm chắc trong tay chiến thắng, nên ít nghĩ tới chuyện chúng ta tìm cách vượt vòng vây…
Thủ trưởng gật đầu, đồng tình.
Đúng 9 giờ tối, các chiến sĩ theo lệnh hành quân, bắt đầu im lặng nối chân nhau đi. Đoàn quân lặng lẽ vượt qua đỉnh núi cao khuya khoắt, xuống khỏi thác nước chảy ầm ào như điên, nhìn đồng hồ đã gần 1 giờ sáng. Thủ trưởng cho đoàn tạm thời nghỉ chân 30 phút. Nằm gối đầu lên ba lô của mình, chừng 10 phút sau đã có nhiều chiến sĩ ngủ ngáy đều. Hết nửa giờ, tất cả được đánh thức để tiếp tục hành quân. Hơn 5 giờ sáng, tại con suối chảy ra thượng nguồn sông Hương, đoàn tròn 200 quân đã vui mừng thoát được vòng vây của địch. Thủ trưởng cùng anh em vỗ tay ăn mừng chiến thắng.
Tiếng pháo, tiếng bom của địch vẫn ầm ầm gào rít, địch tiếp tục tấn công. Địch đã tràn vào chiến khu, siết chặt dần vòng vây, nhằm bắt sống bộ đội ta. Sau hai giờ im tiếng đạn bom, địch cho trực thăng bay quanh các quả núi, bay dọc các con suối, sà thấp xuống những điểm nghi ngờ, hòng tìm ra tung tích của quân ta. Có thể tưởng tượng ra khuôn mặt thất bại của địch.
Trong rừng già thượng nguồn, bên con suối lớn, mỗi người bám một gốc cây, sống đàng hoàng. Thủ trưởng Một cùng anh em lại có kế hoạch chiến đấu tiếp…
Cuộc băng rừng là một thắng lợi bất ngờ, là một kỷ niệm không thể nào quên, không bao giờ quên của tất cả chiến sĩ Thành đội Huế.
N.Q.H
(TCSH406/12-2022)
NGUYỄN VĂN DŨNG
Bút ký
NGUYỄN NGỌC PHÚ
Tùy bút
Tôi tin rằng trong đời mỗi con người ai cũng qua quãng thời ấu thơ nghe tiếng ru của mẹ trong cánh võng “ầu ơ”; cứ thế mà lớn lên mà trưởng thành.
NGUYÊN QUÂN
Đôi khi trong sự trầm lặng tĩnh mịch thường hằng, và những con người quen sống với sự tĩnh lặng ấy thường vô tình không nhận thấy những sự thay đổi chung quanh vì nó cũng âm thầm không xôn xao ầm ĩ.
HẢI HẠC PHAN
Bút ký dự thi
Con chim xanh tìm hạt dẻ sa cánh chợt khép mỏ vút bay khi nghe tiếng động cơ xe di chuyển về phía Tây dãy Trường Sơn.
NGUYỄN QUANG HÀ
Ký sự
Tôi là phóng viên của báo Cờ Giải phóng - Thừa Thiên Huế. Sống ở trên chiến khu, đi viết, chúng tôi thường lên các bản vùng cao, đến các đơn vị quân đội đóng trong rừng, gặp các chiến sĩ từ vùng sâu lên,… chứ chưa đi vùng sâu lần nào. Dù biết vùng tranh chấp rất hấp dẫn, nhưng chưa có cơ hội.
NGUYỄN QUANG HÀ
Ký
Viết về bà mẹ anh hùng Nguyễn Thị Lớn, xã Thủy Dương (xã anh hùng) huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế.
HÀ LÊ
Tản văn
Cây gòn bên bến nước phía sông An Cựu đã bắt đầu bung nở những đám mây trắng đầu tiên.
NGUYÊN QUÂN
Bút ký dự thi
Người đàn bà trung niên dừng lại giữa lưng chừng dốc rồi nói:
- Đã tới nơi rồi chú.
TRẦN BĂNG KHUÊ
Bút ký dự thi
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Ghi chép
A Lưới là một huyện phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, có biên giới giáp nước bạn Lào.
LÊ HÀ
Cây hoa gạo bên phía cầu Dã Viên sáng nay bỗng thắp lửa đỏ cả một khung trời. Cái màu đỏ chói lòa như ngọn đuốc rực cháy giữa một bầu trời xanh thẳm tháng ba còn vươn mùi ẩm lạnh.
NGUYỄN QUANG HÀ
Bút ký
Đã hai năm nay tôi mới lại về thăm nhà máy sợi Huế. Cái đập vào mắt tôi trước tiên là bức tượng những bàn tay con gái rất đẹp, các ngón thon thả, tất cả đều giơ lên, nâng cao búp sợi trắng ngần. Bốn xung quanh là những vòi nước phun, rất mảnh, như những dòng sợi mỏng manh bay lên.
LÊ QUỐC HÁN
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
Những khoảnh khắc mùa trôi đi trong dòng mưa ngút ngàn. Vùng này, mưa không ngớt mà nắng cũng chát chao. Khoảng khắc không nhớ bỗng dưng lại khiến người ta không thể nguôi ngoai về một điều đã cũ.
NGUYỄN QUANG HÀ
Bút ký
Tưởng nhớ Phan Thế Phương và Nguyễn Như Tùng
LÊ QUỐC HÁN
Mùa thu mùa của chia ly
Nên con sông chảy chẳng khi nào ngừng
VIỆT HÙNG
Ghi Chép
Vào một đêm mùa thu của Hà Nội ông Nguyễn Ngọc Dũng, vụ trưởng thanh tra Bộ tài chính, trong một giấc mộng, ông thấy người anh ruột của mình hiện về.
TRẦN BĂNG KHUÊ
Bút ký
1.
Bất giác, văng vẳng “con đường cái quan” Phạm Duy ca rằng:
“Người về chưa ghé sông Hương
Đã nghe tiếng gọi đôi đường đắng cay”
CHÂU PHÙ
Tôi về đây giữa mùa hạ khi cơn mưa rào rạt trên biển vắng, gieo hoang vu xuống chiều xa xăm. Từ trong lều quán nhìn ra biển, một màu xám giăng ngang trời.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Bút ký
Nước non ngàn dặm ra đi
Cái tình chi?