Nhớ mãi cuộc băng rừng đầy kỷ niệm

08:03 22/12/2022

NGUYỄN QUANG HÀ
                         Ký sự

Trước Mậu Thân 1968, Thành đội Huế lập chiến khu ở giữa rừng phía đông tỉnh. Ban Chỉ huy Thành đội gồm Ban Tham mưu, Ban Chính trị, Ban Hậu cần.

Ảnh: internet

Để chống bom, pháo, Thành đội xây dựng hầm hố rất vững chắc. Là chiến khu bí mật nên cả chục năm trời bom pháo của địch chưa đụng tới một lần.

Sau chiến dịch tình hình chiến trường có thay đổi. Địch ở trong Nam kéo ra rất đông. Chúng ta đã dốc quân, dốc vũ khí vào chiến trường nên sau chiến dịch hầu như ta cạn vũ khí, sức vóc của quân đội chưa lấy lại được toàn phần... Địch tấn công lên rừng đánh vào chiến khu của chúng ta. Dĩ nhiên chỗ đóng quân của quân ta phải luân chuyển. Thành đội chuyển về cao điểm 94 (cao 94 mét so với mặt nước biển), khu vực này gần với đồng bằng, chỉ cách sông Hương 30 phút đi đường, địch khó càn quét.

Sau trận càn dài ngày, đến đâu  là bị chống trả ở đó, không quyết liệt nhưng hầu như địch không làm gì được ta; chúng thả bom và bắn pháo vào khu vực 94. Có hầm hào vững chắc nên anh em bộ đội vẫn an toàn. Địch chuyển sang tâm lý chiến, máy bay Mỹ bay sà sà trên bầu trời, cho loa phóng thanh phát lời kêu gọi:

- A lô! Ông Thân Trọng Một và Thành đội Huế nghe đây: Chúng tôi đã tung hai trung đoàn quân đội Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa, bao vây chặt khu Thành đội Huế rồi. Các ông chỉ còn một cách là đầu hàng   vô điều kiện. Đầu hàng, chúng tôi   sẽ cho các anh sống tự do. Ai muốn vào quân đội thì cho vào quân đội. Ai muốn về với gia đình thì cho về với gia đình. Riêng ông Thân Trọng Một chúng tôi vẫn cho ông giữ chức Trung đoàn trưởng của quân đội Việt Nam Cộng hòa. Các ông chống lại tất sẽ bị tiêu diệt.

Máy bay cứ rà đi rà lại, phát lời kêu gọi liên tục. Chúng định bắt sống bộ đội ta. Không chỉ bắn pháo, chung quanh cao điểm 94 - nơi Thành đội đóng quân, súng tiểu liên đã nổ rầm rộ. Đúng là chúng đã bao vây Thành đội rồi.

Chỉ huy Thân Trọng Một đã ra lệnh cho 200 chiến sĩ của ba cơ quan tỏa ra bốn hướng chống lại quân giặc đang tấn công định siết vòng vây. Lệnh rất rõ ràng:

- Kiên quyết không cho địch tấn công vào cứ điểm của chúng ta.

Bom pháo thả xuống tới tấp, súng tiểu liên vây chung quanh nổ chát chúa hơn.

Lúc bấy giờ Chính ủy Thành đội Phùng Vạn, đến gặp anh Thân Trọng Một, nói:

- Tình hình nguy hiểm lắm. Tôi với anh em trinh sát dò đường dẫn tôi với anh thoát khỏi trận càn này. Anh bằng lòng không?

Anh Thân Trọng Một trả lời:

- Tôi ở đây với lính của tôi. Tôi sẵn sàng chết với lính của tôi.

Ngồi một lúc anh Vạn đứng dậy ra về, không nói thêm gì nữa. Anh Một cũng im lặng.

Anh Một cho liên lạc gọi một trung đội lính trinh sát tới. Anh em lục tục tới, ngồi quanh anh Một.

Anh Một nói:

- Chúng ta không đủ quân và không đủ đạn để chống trả cuộc tấn công này. Chúng ta phải làm sao lọt ra khỏi trận càn, để bảo toàn lực lượng. Địch đông quân thật, nhưng rừng của ta rộng, chúng không thể dang tay ra bao vây chúng ta, thế nào cũng có khe hở. Tôi giao nhiệm vụ này cho trung đội trinh sát, các đồng chí phải tìm được một khe hở, tìm lối thoát cho tất cả chúng ta. Và phải là trong hôm nay. Các anh em có làm được không?

Trinh sát trả lời:

- Đúng là rừng của chúng ta rộng, địch khó có thể kiểm soát hết. Đêm lại là bí mật của chúng ta. Nếu thủ trưởng đã quyết, chúng em sẽ quyết tâm làm bằng được.

Anh Thân Trọng Một nói:

- Các đồng chí phải động viên bộ đội của chúng ta, ngăn bọn địch tiến một bước là chúng ta thành công một bước đó.

Một trinh sát hỏi:

- Thủ trưởng ơi, làm sao chúng biết chúng ta ở đây mà tấn công dữ dội vậy?

Thủ trưởng nói:

- Sau Mậu Thân, anh em chúng ta không một ai bị bắt, việc rò rỉ thông tin này chúng ta sẽ tìm hiểu sau. Trước mắt, đội trinh sát nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Chúng ta phải an toàn, thì sau này mới trả lời địch bằng một và nhiều trận tấn công khác được.

Sau khi giao nhiệm vụ cho trinh sát xong, anh Một cho gọi hầu hết sĩ quan từ trung úy trở lên, gặp trực tiếp để thống nhất kế hoạch:

- Đêm nay chúng ta sẽ bí mật đưa quân vượt ra khỏi vòng vây. Các đồng chí về tổ chức đơn vị của mình để thực hiện kế hoạch này. Ai gặp khó khăn gì thì báo cáo cho tôi biết để chúng ta cùng tìm cách tháo gỡ.

Bên ngoài bom đạn vẫn  quấy rối liên hồi. Bên trong, đội hậu cần trong ba bếp ăn của ba ban tổ chức nấu cơm, vắt cơm thành nắm  rồi  đến phát tận nơi cho từng chiến sĩ  để anh em có thể ăn ngay nơi vị trí chiến đấu của mình. Sự hiệp đồng tác chiến luôn thường trực trong anh em, khiến cho mọi việc tuy trong tình hình căng thẳng nhưng không làm ai nao núng.

Đến lúc 5 giờ chiều, Trung đội trưởng Trinh sát về báo đã tìm ra đường bí mật rút quân. Anh lấy bản đồ ra, trình bày với thủ trưởng cặn kẽ: con đường qua một đỉnh dốc cao, đi xuống mấy động thác lớn; đường xa và rất khó đi, nhưng đoạn rừng này chưa bị địch để mắt tới. Nghe xong, thủ trưởng Một hướng về Trung đội trưởng Trinh sát, vạch tiếp kế hoạch: - Để một tiểu đội dẫn đường cho Tham mưu, Chính trị, Hậu cần đi. Hai tiểu đội còn lại tổ chức gác chặn hai đơn vị địch nằm nghỉ qua đêm. Có gì trục trặc thì chúng ta biết ngay để chỉnh đường cho kịp thời.

Chừng 7 giờ tối, trinh sát lại về báo cáo với thủ trưởng rằng: Không thấy bên ta động tĩnh gì, địch đã tụ quân về một chỗ, ăn cơm tối, trải nylon xuống đất, túm tụm nhau nằm ngả nghiêng. Ngày vất vả, chắc đêm chúng ngủ ngon.

Anh Thân Trọng Một gật đầu:

- Như vậy là chừng 9 giờ tối, chúng ta hành quân được.

Nói chuyện với trinh sát xong, anh Một tới cả ba cơ quan Tham mưu, Chính trị, Hậu cần xem việc chuẩn bị đã ổn chưa. Tất cả đã gọn gàng, người nào ba lô ấy. Lính bếp mang theo cả xoong, nồi, tô, chén. Một sĩ quan nói với thủ trưởng:

- Địch chủ quan, tưởng rằng chúng đã cầm chắc trong tay chiến thắng, nên ít nghĩ tới chuyện chúng ta tìm cách vượt vòng vây…

Thủ trưởng gật đầu, đồng tình.

Đúng 9 giờ tối, các chiến sĩ theo lệnh hành quân, bắt đầu im lặng nối chân nhau đi. Đoàn quân lặng lẽ vượt qua đỉnh núi cao khuya khoắt, xuống khỏi thác nước chảy ầm ào như điên, nhìn đồng hồ đã gần 1 giờ sáng. Thủ trưởng cho đoàn tạm thời nghỉ chân 30 phút. Nằm gối đầu lên ba lô của mình, chừng 10 phút sau đã có nhiều chiến sĩ ngủ ngáy đều. Hết nửa giờ, tất cả được đánh thức để tiếp tục hành quân. Hơn 5 giờ sáng, tại con suối chảy ra thượng nguồn sông Hương, đoàn tròn 200 quân đã vui mừng thoát được vòng vây của địch. Thủ trưởng cùng anh em vỗ tay ăn mừng chiến thắng.

Tiếng pháo, tiếng bom của địch vẫn ầm ầm gào rít, địch tiếp tục tấn công. Địch đã tràn vào chiến khu, siết chặt dần vòng vây, nhằm bắt sống bộ đội ta. Sau hai giờ im tiếng đạn bom, địch cho trực thăng bay quanh các quả núi, bay dọc các con suối, sà thấp xuống những điểm nghi ngờ, hòng tìm ra tung tích của quân ta. Có thể tưởng tượng ra khuôn mặt thất bại của địch.

Trong rừng già thượng nguồn, bên con suối lớn, mỗi người bám một gốc cây, sống đàng hoàng. Thủ trưởng Một cùng anh em lại có kế hoạch chiến đấu tiếp…

Cuộc băng rừng là một thắng lợi bất ngờ, là một kỷ niệm không thể nào quên, không bao giờ quên của tất cả chiến sĩ Thành đội Huế.

N.Q.H
(TCSH406/12-2022)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  •                     Bút ký

  • Đi dọc những triền đê mùa xuân thấy ngọt ngào hương cỏ mật. Chợt gặp chiều phiêu linh trên dòng sông Sò. Con sông vươn tay một cái là chạm ngay vào biển. Khói ráng lênh đênh đuổi nhau trên cửa Hà Lạn.

  • Buổi sáng sớm cuối năm, tôi chạy xe qua đường Chi Lăng - phố cổ Gia Hội và bất chợt gặp đôi triêng gióng của một mệ già đang đi ngược đường. Tôi định dừng lại bấm một chiếc ảnh, nhưng đường đang đông người nên thôi.

  • Nhiều người đi xa lâu ngày khi nhớ về thành phố thường thắc tha thắc thỏm, phố bây chừ còn những lối xưa, người bây chừ còn giữ những nếp xưa, có còn những nét mềm mại hiền ngoan đã từng níu biết bao ánh nhìn mỗi khi có một ai phải dứt áo xa quê.

  • Sông Hương chảy xuyên suốt vào lòng đô thị Huế. Những phù sa, trầm trích sông để lại, tạo nên một Cố đô đầy kiêu sa, hiền từ, thư thả giữa trời mây.

  • VĨNH QUYỀN

               Bút ký

  • LỮ MAI
                   Bút ký

    Như lời hẹn hò từ trước với bà con - “Nhớ lên bản mùa táo mèo nở rộ” - chúng tôi rủ nhau đi về hướng núi.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
                                Tùy bút

    Cái không khí Tết đến, xuân về đã kề cận thật rồi, chợt nghe ai đó đọc câu thơ cũ: “Một chén xuân đưa vạn dặm tình/ Cỏ thơm đứt ruột nát lòng oanh.

  • NGUYỄN HỮU TẤN
                         Bút ký

    Con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc
                                        (Hò giã gạo Huế)

  • HOÀNG ĐĂNG KHOA

                           Tùy bút

  • HƯƠNG GIANG

               Ghi chép

  • TRẦN BẠCH DIỆP

              Ghi chép

  • LÊ HIẾU ÁNH

                     Ký

  • VÕ MẠNH LẬP
              Ghi chép

    Sau trận Ca-mác, đồn Lai Hà được dựng lên. Làng mạc san sát bây giờ dân bị gom lại, nhà cửa, bờ tre, cây cối bị san bằng không còn một cành cây, ngọn cỏ.

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                            Bút ký

    Nói đến thú chơi hoa cảnh, người ta thường nhớ ngay tới những vườn đào Nhật Tân, những vườn lan Đà Lạt, chim cảnh trăm giống Sài Gòn, cá vàng ngũ sắc Hải Phòng. Ít ai nghĩ rằng Huế cũng là đất chơi hoa. Mặc dù cái tên Cố đô Huế đã rất quen, rất thân thuộc với mỗi người.

  • NGUYỄN HỮU TẤN

    Nước non còn đó muôn đời
    Ai chia được nước, ai dời được non

                            ("Lý tình tang" Huế)

  • NGUYỄN KINH BẮC

    "...Mình biết, mỗi người đều có một Huế riêng cho mình. Riêng với mình, Huế bắt đầu là ở câu thơ này:
    "Cô gái thẫn thờ vê áo mỏng
    Nghiêng nghiêng vành nón dáng chờ ai".

  • NGUYỄN NGỌC LỢI

    Cả tuần nay mới thực sự đông. Tinh mơ tốc chăn, mở cổng ra đường, cái rét buôn buốt phả vào nhưng nhức tê tê nơi da mặt.

  • TRƯƠNG BÁ CHU UYÊN
                           Tùy bút

    Mai vàng có ở nhiều nơi, nhất là từ Huế trở vào miền Nam, cứ đến mùa xuân hoa mai nở rộ, khoe sắc. Hoa mai tượng trưng cho người quân tử, mang cốt cách thanh cao, khoáng đạt.

  • VÕ MẠNH LẬP

    Âm vang tiếng nổ ở cầu Ông Thượng chưa dứt thì hàng loạt tiếng súng các cỡ rộ lên chĩa mũi vào làng Lại Thế.