NGUYỄN QUANG HÀ
Ký sự
Trước Mậu Thân 1968, Thành đội Huế lập chiến khu ở giữa rừng phía đông tỉnh. Ban Chỉ huy Thành đội gồm Ban Tham mưu, Ban Chính trị, Ban Hậu cần.
Ảnh: internet
Để chống bom, pháo, Thành đội xây dựng hầm hố rất vững chắc. Là chiến khu bí mật nên cả chục năm trời bom pháo của địch chưa đụng tới một lần.
Sau chiến dịch tình hình chiến trường có thay đổi. Địch ở trong Nam kéo ra rất đông. Chúng ta đã dốc quân, dốc vũ khí vào chiến trường nên sau chiến dịch hầu như ta cạn vũ khí, sức vóc của quân đội chưa lấy lại được toàn phần... Địch tấn công lên rừng đánh vào chiến khu của chúng ta. Dĩ nhiên chỗ đóng quân của quân ta phải luân chuyển. Thành đội chuyển về cao điểm 94 (cao 94 mét so với mặt nước biển), khu vực này gần với đồng bằng, chỉ cách sông Hương 30 phút đi đường, địch khó càn quét.
Sau trận càn dài ngày, đến đâu là bị chống trả ở đó, không quyết liệt nhưng hầu như địch không làm gì được ta; chúng thả bom và bắn pháo vào khu vực 94. Có hầm hào vững chắc nên anh em bộ đội vẫn an toàn. Địch chuyển sang tâm lý chiến, máy bay Mỹ bay sà sà trên bầu trời, cho loa phóng thanh phát lời kêu gọi:
- A lô! Ông Thân Trọng Một và Thành đội Huế nghe đây: Chúng tôi đã tung hai trung đoàn quân đội Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa, bao vây chặt khu Thành đội Huế rồi. Các ông chỉ còn một cách là đầu hàng vô điều kiện. Đầu hàng, chúng tôi sẽ cho các anh sống tự do. Ai muốn vào quân đội thì cho vào quân đội. Ai muốn về với gia đình thì cho về với gia đình. Riêng ông Thân Trọng Một chúng tôi vẫn cho ông giữ chức Trung đoàn trưởng của quân đội Việt Nam Cộng hòa. Các ông chống lại tất sẽ bị tiêu diệt.
Máy bay cứ rà đi rà lại, phát lời kêu gọi liên tục. Chúng định bắt sống bộ đội ta. Không chỉ bắn pháo, chung quanh cao điểm 94 - nơi Thành đội đóng quân, súng tiểu liên đã nổ rầm rộ. Đúng là chúng đã bao vây Thành đội rồi.
Chỉ huy Thân Trọng Một đã ra lệnh cho 200 chiến sĩ của ba cơ quan tỏa ra bốn hướng chống lại quân giặc đang tấn công định siết vòng vây. Lệnh rất rõ ràng:
- Kiên quyết không cho địch tấn công vào cứ điểm của chúng ta.
Bom pháo thả xuống tới tấp, súng tiểu liên vây chung quanh nổ chát chúa hơn.
Lúc bấy giờ Chính ủy Thành đội Phùng Vạn, đến gặp anh Thân Trọng Một, nói:
- Tình hình nguy hiểm lắm. Tôi với anh em trinh sát dò đường dẫn tôi với anh thoát khỏi trận càn này. Anh bằng lòng không?
Anh Thân Trọng Một trả lời:
- Tôi ở đây với lính của tôi. Tôi sẵn sàng chết với lính của tôi.
Ngồi một lúc anh Vạn đứng dậy ra về, không nói thêm gì nữa. Anh Một cũng im lặng.
Anh Một cho liên lạc gọi một trung đội lính trinh sát tới. Anh em lục tục tới, ngồi quanh anh Một.
Anh Một nói:
- Chúng ta không đủ quân và không đủ đạn để chống trả cuộc tấn công này. Chúng ta phải làm sao lọt ra khỏi trận càn, để bảo toàn lực lượng. Địch đông quân thật, nhưng rừng của ta rộng, chúng không thể dang tay ra bao vây chúng ta, thế nào cũng có khe hở. Tôi giao nhiệm vụ này cho trung đội trinh sát, các đồng chí phải tìm được một khe hở, tìm lối thoát cho tất cả chúng ta. Và phải là trong hôm nay. Các anh em có làm được không?
Trinh sát trả lời:
- Đúng là rừng của chúng ta rộng, địch khó có thể kiểm soát hết. Đêm lại là bí mật của chúng ta. Nếu thủ trưởng đã quyết, chúng em sẽ quyết tâm làm bằng được.
Anh Thân Trọng Một nói:
- Các đồng chí phải động viên bộ đội của chúng ta, ngăn bọn địch tiến một bước là chúng ta thành công một bước đó.
Một trinh sát hỏi:
- Thủ trưởng ơi, làm sao chúng biết chúng ta ở đây mà tấn công dữ dội vậy?
Thủ trưởng nói:
- Sau Mậu Thân, anh em chúng ta không một ai bị bắt, việc rò rỉ thông tin này chúng ta sẽ tìm hiểu sau. Trước mắt, đội trinh sát nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Chúng ta phải an toàn, thì sau này mới trả lời địch bằng một và nhiều trận tấn công khác được.
Sau khi giao nhiệm vụ cho trinh sát xong, anh Một cho gọi hầu hết sĩ quan từ trung úy trở lên, gặp trực tiếp để thống nhất kế hoạch:
- Đêm nay chúng ta sẽ bí mật đưa quân vượt ra khỏi vòng vây. Các đồng chí về tổ chức đơn vị của mình để thực hiện kế hoạch này. Ai gặp khó khăn gì thì báo cáo cho tôi biết để chúng ta cùng tìm cách tháo gỡ.
Bên ngoài bom đạn vẫn quấy rối liên hồi. Bên trong, đội hậu cần trong ba bếp ăn của ba ban tổ chức nấu cơm, vắt cơm thành nắm rồi đến phát tận nơi cho từng chiến sĩ để anh em có thể ăn ngay nơi vị trí chiến đấu của mình. Sự hiệp đồng tác chiến luôn thường trực trong anh em, khiến cho mọi việc tuy trong tình hình căng thẳng nhưng không làm ai nao núng.
Đến lúc 5 giờ chiều, Trung đội trưởng Trinh sát về báo đã tìm ra đường bí mật rút quân. Anh lấy bản đồ ra, trình bày với thủ trưởng cặn kẽ: con đường qua một đỉnh dốc cao, đi xuống mấy động thác lớn; đường xa và rất khó đi, nhưng đoạn rừng này chưa bị địch để mắt tới. Nghe xong, thủ trưởng Một hướng về Trung đội trưởng Trinh sát, vạch tiếp kế hoạch: - Để một tiểu đội dẫn đường cho Tham mưu, Chính trị, Hậu cần đi. Hai tiểu đội còn lại tổ chức gác chặn hai đơn vị địch nằm nghỉ qua đêm. Có gì trục trặc thì chúng ta biết ngay để chỉnh đường cho kịp thời.
Chừng 7 giờ tối, trinh sát lại về báo cáo với thủ trưởng rằng: Không thấy bên ta động tĩnh gì, địch đã tụ quân về một chỗ, ăn cơm tối, trải nylon xuống đất, túm tụm nhau nằm ngả nghiêng. Ngày vất vả, chắc đêm chúng ngủ ngon.
Anh Thân Trọng Một gật đầu:
- Như vậy là chừng 9 giờ tối, chúng ta hành quân được.
Nói chuyện với trinh sát xong, anh Một tới cả ba cơ quan Tham mưu, Chính trị, Hậu cần xem việc chuẩn bị đã ổn chưa. Tất cả đã gọn gàng, người nào ba lô ấy. Lính bếp mang theo cả xoong, nồi, tô, chén. Một sĩ quan nói với thủ trưởng:
- Địch chủ quan, tưởng rằng chúng đã cầm chắc trong tay chiến thắng, nên ít nghĩ tới chuyện chúng ta tìm cách vượt vòng vây…
Thủ trưởng gật đầu, đồng tình.
Đúng 9 giờ tối, các chiến sĩ theo lệnh hành quân, bắt đầu im lặng nối chân nhau đi. Đoàn quân lặng lẽ vượt qua đỉnh núi cao khuya khoắt, xuống khỏi thác nước chảy ầm ào như điên, nhìn đồng hồ đã gần 1 giờ sáng. Thủ trưởng cho đoàn tạm thời nghỉ chân 30 phút. Nằm gối đầu lên ba lô của mình, chừng 10 phút sau đã có nhiều chiến sĩ ngủ ngáy đều. Hết nửa giờ, tất cả được đánh thức để tiếp tục hành quân. Hơn 5 giờ sáng, tại con suối chảy ra thượng nguồn sông Hương, đoàn tròn 200 quân đã vui mừng thoát được vòng vây của địch. Thủ trưởng cùng anh em vỗ tay ăn mừng chiến thắng.
Tiếng pháo, tiếng bom của địch vẫn ầm ầm gào rít, địch tiếp tục tấn công. Địch đã tràn vào chiến khu, siết chặt dần vòng vây, nhằm bắt sống bộ đội ta. Sau hai giờ im tiếng đạn bom, địch cho trực thăng bay quanh các quả núi, bay dọc các con suối, sà thấp xuống những điểm nghi ngờ, hòng tìm ra tung tích của quân ta. Có thể tưởng tượng ra khuôn mặt thất bại của địch.
Trong rừng già thượng nguồn, bên con suối lớn, mỗi người bám một gốc cây, sống đàng hoàng. Thủ trưởng Một cùng anh em lại có kế hoạch chiến đấu tiếp…
Cuộc băng rừng là một thắng lợi bất ngờ, là một kỷ niệm không thể nào quên, không bao giờ quên của tất cả chiến sĩ Thành đội Huế.
N.Q.H
(TCSH406/12-2022)
CHẾ LAN VIÊN
Hồi ký về Đoàn Nghệ thuật Xây dựng (Huế 1946)
NGUYỄN QUANG HÀ
(Bút ký)
Ông Lê nguyên giám đốc sở Văn hoá Bình Trị Thiên, một lần về Thủy Dương lấy tài liệu viết tuyên truyền cho vụ lúa mùa, đã cụng đầu với ông bí thư xã.
TẠ QUANG BỬU
(Hồi ký)
Tôi đã học ở trường Quốc Học bốn năm từ năm 1922 đến 1926, cách đây đúng 60 năm.
TRỊNH BỬU HOÀI
Đất trời đang mặc chiếc áo mới cho trần gian. Con người cũng thay chiếc áo mới cho mình. Chiếc áo khoác trên đôi vai sau một năm oằn gánh công việc. Chiếc áo phủ lên tâm hồn ít nhiều khói bụi thế nhân.
NHỤY NGUYÊN
Một câu trong Kinh Cựu ước: Khởi thủy là lời. Tôi không dám khoác thêm bộ cánh mới, mà chỉ muốn tìm cho nó một mỹ từ gần gũi: Khởi thủy là mùa Xuân.
ĐÔNG HƯƠNG
Trí nhớ tôi tự dưng quay trở về với tuổi thơ, tuổi ba mẹ vừa cho đi học. Ờ! Lâu quá rồi, cái Tết đối với tôi không còn ý nghĩa gì nữa, trí nhớ lơ mơ trở lại khoảng đời thơ ấu, có lẽ đẹp nhất trong đời của mỗi con người của chúng ta.
TRẦN HỮU LỤC (Tùy bút)
Tháng Chạp ở quê tôi là tháng của hoa mai. Dường như màu của hoàng mai tươi thắm khắp mọi nẻo đường. Những chậu mai kiểng, vườn mai chùa, vườn mai nhà, đường phố mai, công viên mai, những thung lũng mai núi… đến thì lại nở đẹp một màu vàng mỏng nhẹ trong sương sớm.
DƯƠNG PHƯỚC THU (Bút ký lịch sử)
Nhiều năm men theo dấu chân của nàng Huyền Trân, công chúa nhà Trần mở đất Ô, Lý, hễ có dịp là tôi lại hành hương đất Bắc. Viếng đền thờ các vua nhà Trần ở làng Tức Mặc - nơi ấy nay thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định.
HÀ THÚC HOAN
Những ai đã từng là học sinh trường Quốc Học - Huế đều có Một thời Quốc Học(1). Thời Quốc Học của tác giả bài viết này là ba năm học tập ở các lớp đệ tam (lớp 10), đệ nhị (lớp 11) và đệ nhất (lớp 12), từ năm 1956 đến năm 1959.
TRẦN HUY MINH PHƯƠNG (Tùy bút)
Thoáng một cái, xài hết ba trăm sáu mươi lăm ngày mà hổng biết. Bao dự tính giằng co rồi dang dở, chưa kịp nghĩ thấu, chưa xiết làm xong, phân vân nhiều nốt lặng, yêu người chưa sâu nặng, nợ người chưa trả xong… ngày giũ vội qua đi. Ngẩn ngơ, mùa về!
THIẾU HOA Hắn! Một vị khách không mời mà đến. Hắn đến viếng nhà tôi trong một đêm mưa to gió lớn. Cả nhà ai cũng biết sự có mặt của Hắn. Đêm đầu tiên cứ nghĩ Hắn chỉ trốn mưa tạm thời rồi hôm sau sẽ đi. Nhưng đến nay đã qua một mùa xuân, Hắn vẫn còn ung dung tự tại ở trong nhà, lại ở đúng trong phòng của tôi như một thành viên chính thức trong gia đình.
PHAN QUANG Trích hồi ký ... Đến thị xã Sơn La chiều hôm trước, sáng hôm sau trong khi chờ đến giờ sang làm việc với Khu ủy Tây Bắc, đồng chí Nguyễn Chí Thanh - mà các đồng chí gần gũi đều quen gọi bằng tên thân mật: anh Thao - cho mời chủ nhiệm nhà khách của khu tới.
VÂN NGUYỄN Tùy bút “Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa...” (Trịnh Công Sơn)
PHAN THỊ THU QUỲ Ba tôi - liệt sĩ Phan Tấn Huyên, Nguyên Chánh Văn phòng Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Thừa Thiên - thường dặn tôi mấy điều: dù khó khăn đến mấy cũng không được ngừng nghỉ phấn đấu học hành bởi tri thức là sức mạnh; dù như thế nào đi nữa cũng phải giữ cho được bản sắc văn hóa Huế rất đỗi tự hào của mình...
TẤN HOÀI Một khung trời mây Một dải gương lung linh cuộn quanh hoàng thành cổ kính. Trầm mặc và ưu tư. Tưởng chừng như thế!...
XUÂN HOÀNG Tôi được Hội Nhà văn Việt Nam cử đi thăm hai nước Ru-ma-ni và Bun-ga-ri đúng vào những ngày đầu xuân Mậu Thân, sôi động.
HỮU THU & BẢO HÂN Ký Đến bây giờ nhiều người vẫn chưa quên hình ảnh hãi hùng mà cơn bão mang tên Cecil tàn phá vào cuối tháng 10 của năm 1985 ở miệt phá Tam Giang của tỉnh Thừa Thiên-Huế.
PHẠM THỊ CÚC Thầy dạy lớp Nhì Thầy dạy lớp Nhì tên Thanh. Người thầy roi roi, hơi thấp và nhỏ con. Bù lại, thầy rất nhanh nhẹn và vui vẻ, hoạt bát, nụ cười luôn nở trên môi.
VĨNH NGUYÊN Biết sở Ngoại thương có đến năm ông vua, tôi tặc lưỡi - chà, thời buổi này tiếng vua quan nghe có vẻ mai mỉa làm sao ấy? Nhưng lên được ngôi vua đâu phải đơn giản? Dẫu vua ác, vua hiền, vua tài ba hay bất lực, vẫn là vua một thời và khối kẻ mong ước được "một ngày tựa mạn thuyền rồng"...
TRẦN THỊ HƯỜNG (*) Hồi Ký Mùa thu năm 1922 tôi rời thị xã Quảng Ngãi hòa trong dòng học sinh của nhiều miền trong đất nước về học tại trường nữ sinh Đồng Khánh (Huế).