VÂN NGUYỄN Tùy bút “Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa...” (Trịnh Công Sơn)
Ảnh: internet
[if gte mso 9]> Khoảng thời gian này Huế đã bước vào mùa mưa. Có một góc giảng đường trên tầng hai trường Tổng hợp Huế ngày xưa nhìn xéo qua là nóc giáo đường Dòng Chúa Cứu Thế mờ mờ sau những làn mưa mỏng tựa tấm voan trắng bạc bao trùm thành phố. Gần hơn là những nhánh gầy guộc của cây gòn mồ côi náu mình trên con đường mòn dẫn vào xóm đạo. Tôi đã đặt tên cho cây gòn như thế bởi gần bốn năm ngồi trên giảng đường nhìn xuống, chỉ thấy mỗi nó vươn lên cao hơn các loại cây khác trong xóm nhỏ - cao hơn nhưng đơn lẻ hơn, cô độc hơn. Chí ít là tôi đã cảm thấy nó cô độc. Cũng trên góc nhìn xéo từ giảng đường này, ngày ấy, có một lần tôi bắt gặp cây gòn khóc trong mưa. Trái gòn khô hình giọt nước đang rơi chầm chậm như là giọt nước mắt của cây, để lại trên cành mỗi quả gòn lạc lõng cũng đang lắt lay trong gió bão. Từ trong thẳm sâu của lòng trắc ẩn, ta chợt nhói đau khi liên tưởng đến thân phận con người trước bao bất trắc, tai ương. Mới hay, tạo hóa vẽ nét buồn trong mưa Huế đầy ma lực, hơn bất kỳ nét cọ và màu nước của người họa sĩ tài ba nào. Chí ít là tôi đã nhiều lần rơi lệ khi nhìn mưa xứ Huế... Hồi mới ra Huế học, những tân sinh viên như tôi đã phải làm quen ngay với những cơn mưa lâm thâm của mùa Ngâu Huế, tiếp đến là cả một mùa đông dài lê thê những mưa, bão, lụt lội, và rồi tái tê trong mưa dầm gió bấc khi đất trời xứ Huế bước vào cuối Đông đầu Xuân. Như thế, mùa mưa Huế dằng dai, triền miên từ Thu qua Đông, vấn vương sang Xuân là những cơn mưa phùn rả rích, như ai đó đang rây những giọt nước mắt đầy hờn tủi của nàng Bân khóc than cho sự chậm chạp vụng về của mình phủ xuống miền đất thần kinh đầy diễm lệ tạo nên một vẻ đẹp u buồn làm rung động lòng người cha đầy quyền năng, đã kéo dài những cơn mưa giá lạnh tới tận tháng ba để tấm áo cô con gái yêu của mình đan cho chồng có lần được dùng đến như một minh chứng cho tình yêu thương cần thiết được biểu hiện. Cũng từ đó ta luôn luôn khát khao muốn bày tỏ và tìm cách thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm đối với những người thân yêu. Và, thật diệu kỳ, ta đã lại tìm thấy từ trong những đôi mắt tưởng chừng như ráo hoảnh, cằn khô vốn chất đầy những đớn đau, nghi ngại kia... một vài, rồi muôn trùng những ánh nhìn trìu mến, sẻ chia, cứ long lanh, lung linh đọng trên những giọt nước mắt lăn dài giống như những giọt mưa ngày đông xứ Huế đã rơi thấm đẫm tâm hồn tôi và ủ ấm, nuôi dưỡng nó qua biết bao nhiêu mùa mưa bão trong đời. Mưa Huế buồn nhưng là buồn nền nã, kín đáo, duyên dáng, nên thơ bởi nét yên bình và thâm trầm vốn được tôn tạo từ những đền đài, thành quách, lăng tẩm, hoàng cung. Và mảnh đất thần kinh này, nhờ sự song hành của mưa mà thêm rêu phong, cổ kính, lắm khi trở nên huyễn hoặc, ma mị, ám ảnh suốt phần hồn còn lại của những ai từng có với Huế một vài kỷ niệm dở dang đang lưu lạc ở phương trời nào xa ngái. Có một người con trai tài hoa xứ Huế đã đi qua đời tôi và bỏ lại nơi đó những mùa mưa thương nhớ đong đầy kỷ niệm. Chẳng thể trách hờn gì nhau khi người đã định sẵn ngày rời xa quê nhà bằng cách khép lại cánh cửa lòng mong giữ nhịp đập bình yên cho con tim vốn dĩ đa đoan của mình. Còn tôi thì sao? Biết anh trong 4 năm nhưng những lần gặp thật hiếm hoi bởi hai chúng tôi luôn đi ngược nẻo đường nhau: Anh từ Huế vào Đại học Sư phạm Quy Nhơn năm 1984; tôi từ thành phố biển Quy Nhơn ra Huế học Tổng Hợp năm 1985. Lần gặp đầu tiên là lần tôi chia tay anh để đến với Huế; lần gặp cuối là lần anh chia tay tôi và Huế trước ngày qua Mỹ định cư. Bấy giờ Huế đã gần cuối Thu. Anh chọn quán cafe gần cầu Phú Xuân bên bờ Nam Sông Hương để được “ngắm Sông Hương thêm lần nữa”. Chỗ chúng tôi ngồi là chiếc ghế đá ngoài trời nhìn thẳng ra dòng sông. Phong (tên anh) đã kéo tay tôi lại khi trời bắt đầu mưa: Anh muốn em ngồi đây với anh dưới cơn mưa có thể là cuối cùng của anh với Huế... Tôi không đáp nhưng để yên bàn tay trong tay anh, cảm nhận từ đó một sự ấm áp và nồng nàn dẫu đã quá muộn màng. Chẳng thể khác hơn, tôi đã tự dặn lòng sẽ làm tất cả để người sắp đi xa thanh thản. Có ai đó trong quán cầm ra cho chúng tôi chiếc dù kèm theo cái nhìn e ngại mang hình một dấu ớ. Phong và tôi nhìn nhau, nhìn chiếc dù rồi cùng bật cười. Phong bảo tôi cười buồn và an lành như mưa Huế. Tôi chợt chạnh lòng, ứa nước mắt, có ví von gì thì cũng chỉ mai đây thôi là tôi mất anh... May nhờ mưa nên anh đã chẳng bao giờ thấy tôi khóc. Đến giờ, nhiều khi ngồi nghe mưa và cố hình dung, tôi vẫn không thể nhớ hết những gì chúng tôi đã tâm sự dưới cơn mưa cuối cùng đó. Chỉ mơ hồ rằng Phong đã giãi bày nhiều còn tôi lặng lẽ cảm nhận theo cách riêng. Thoảng trong mưa lời thầm thì của anh hay của gió rằng: em và mưa Huế sẽ là kỷ niệm mà anh luôn mang theo; rằng: đã có lúc anh ao ước giá mà biết em được nhiều hơn... và tôi nghe mằn mặn ở bờ môi. Ngày anh cùng gia đình vào Sài Gòn tôi không ra tiễn. Ngồi một mình ở góc giảng đường nhìn mưa rơi nhòe nhoẹt cây thánh giá trên nóc nhà thờ, nghe tiếng còi tàu xa vòng vọng, tôi viết mấy câu thơ buồn hiu hắt: Nếu được biết em nhiều hơn có thể Anh có trở về với Huế mùa sau??? Thơ viết cho anh nhưng chưa bao giờ tôi có ý định gửi đi bởi chẳng qua nó chỉ là một cách mà tôi muốn giải bày, thế thôi! Vài đôi lần, thực lòng muốn biết: đã bao giờ anh quay về quê nhà để nhìn lại những cơn mưa? Còn tôi? Tôi không phải là dân Huế (mà bài thơ viết ngày ấy cho anh cứ như lời của một cô gái Huế chân thật). Buồn ở chỗ: một năm sau khi anh ra đi, tôi (người con gái làm thơ cứ ngỡ mình là dân Huế) cũng làm một cuộc chia tay đầy ngậm ngùi với Huế. Cô gái ngày ấy đã mãi rời xa, bỏ lại Huế với những mùa mưa nhạt nhòa dần theo tháng năm, để lắm lúc ngồi thẩn thơ nghe mưa Sài Gòn lại mơ màng về một mùa mưa xứ Huế, rất xa... Với Huế và những mùa mưa Huế xưa, tôi thành kẻ phiêu bạt nên nhiều khi như người mắc nợ, ngẩn ngẩn ngơ ngơ nửa phần hồn còn lại, cứ ngoái đầu nhìn về phía những cơn mưa mà nghe rêu phong ngày xưa cũ gọi về... Sài Gòn những ngày mưa 2010 V.N (SH274/12-11) ![endif]> |
Bút ký
Đi dọc những triền đê mùa xuân thấy ngọt ngào hương cỏ mật. Chợt gặp chiều phiêu linh trên dòng sông Sò. Con sông vươn tay một cái là chạm ngay vào biển. Khói ráng lênh đênh đuổi nhau trên cửa Hà Lạn.
Buổi sáng sớm cuối năm, tôi chạy xe qua đường Chi Lăng - phố cổ Gia Hội và bất chợt gặp đôi triêng gióng của một mệ già đang đi ngược đường. Tôi định dừng lại bấm một chiếc ảnh, nhưng đường đang đông người nên thôi.
Nhiều người đi xa lâu ngày khi nhớ về thành phố thường thắc tha thắc thỏm, phố bây chừ còn những lối xưa, người bây chừ còn giữ những nếp xưa, có còn những nét mềm mại hiền ngoan đã từng níu biết bao ánh nhìn mỗi khi có một ai phải dứt áo xa quê.
Sông Hương chảy xuyên suốt vào lòng đô thị Huế. Những phù sa, trầm trích sông để lại, tạo nên một Cố đô đầy kiêu sa, hiền từ, thư thả giữa trời mây.
VĨNH QUYỀN
Bút ký
LỮ MAI
Bút ký
Như lời hẹn hò từ trước với bà con - “Nhớ lên bản mùa táo mèo nở rộ” - chúng tôi rủ nhau đi về hướng núi.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Tùy bút
Cái không khí Tết đến, xuân về đã kề cận thật rồi, chợt nghe ai đó đọc câu thơ cũ: “Một chén xuân đưa vạn dặm tình/ Cỏ thơm đứt ruột nát lòng oanh.
NGUYỄN HỮU TẤN
Bút ký
Con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc
(Hò giã gạo Huế)
HOÀNG ĐĂNG KHOA
Tùy bút
HƯƠNG GIANG
Ghi chép
TRẦN BẠCH DIỆP
Ghi chép
LÊ HIẾU ÁNH
Ký
VÕ MẠNH LẬP
Ghi chép
Sau trận Ca-mác, đồn Lai Hà được dựng lên. Làng mạc san sát bây giờ dân bị gom lại, nhà cửa, bờ tre, cây cối bị san bằng không còn một cành cây, ngọn cỏ.
NGUYỄN QUANG HÀ
Bút ký
Nói đến thú chơi hoa cảnh, người ta thường nhớ ngay tới những vườn đào Nhật Tân, những vườn lan Đà Lạt, chim cảnh trăm giống Sài Gòn, cá vàng ngũ sắc Hải Phòng. Ít ai nghĩ rằng Huế cũng là đất chơi hoa. Mặc dù cái tên Cố đô Huế đã rất quen, rất thân thuộc với mỗi người.
NGUYỄN HỮU TẤN
Nước non còn đó muôn đời
Ai chia được nước, ai dời được non
("Lý tình tang" Huế)
NGUYỄN KINH BẮC
"...Mình biết, mỗi người đều có một Huế riêng cho mình. Riêng với mình, Huế bắt đầu là ở câu thơ này:
"Cô gái thẫn thờ vê áo mỏng
Nghiêng nghiêng vành nón dáng chờ ai".
NGUYỄN NGỌC LỢI
Cả tuần nay mới thực sự đông. Tinh mơ tốc chăn, mở cổng ra đường, cái rét buôn buốt phả vào nhưng nhức tê tê nơi da mặt.
TRƯƠNG BÁ CHU UYÊN
Tùy bút
Mai vàng có ở nhiều nơi, nhất là từ Huế trở vào miền Nam, cứ đến mùa xuân hoa mai nở rộ, khoe sắc. Hoa mai tượng trưng cho người quân tử, mang cốt cách thanh cao, khoáng đạt.
VÕ MẠNH LẬP
Âm vang tiếng nổ ở cầu Ông Thượng chưa dứt thì hàng loạt tiếng súng các cỡ rộ lên chĩa mũi vào làng Lại Thế.