VÂN NGUYỄN Tùy bút “Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa...” (Trịnh Công Sơn)
Ảnh: internet
[if gte mso 9]> Khoảng thời gian này Huế đã bước vào mùa mưa. Có một góc giảng đường trên tầng hai trường Tổng hợp Huế ngày xưa nhìn xéo qua là nóc giáo đường Dòng Chúa Cứu Thế mờ mờ sau những làn mưa mỏng tựa tấm voan trắng bạc bao trùm thành phố. Gần hơn là những nhánh gầy guộc của cây gòn mồ côi náu mình trên con đường mòn dẫn vào xóm đạo. Tôi đã đặt tên cho cây gòn như thế bởi gần bốn năm ngồi trên giảng đường nhìn xuống, chỉ thấy mỗi nó vươn lên cao hơn các loại cây khác trong xóm nhỏ - cao hơn nhưng đơn lẻ hơn, cô độc hơn. Chí ít là tôi đã cảm thấy nó cô độc. Cũng trên góc nhìn xéo từ giảng đường này, ngày ấy, có một lần tôi bắt gặp cây gòn khóc trong mưa. Trái gòn khô hình giọt nước đang rơi chầm chậm như là giọt nước mắt của cây, để lại trên cành mỗi quả gòn lạc lõng cũng đang lắt lay trong gió bão. Từ trong thẳm sâu của lòng trắc ẩn, ta chợt nhói đau khi liên tưởng đến thân phận con người trước bao bất trắc, tai ương. Mới hay, tạo hóa vẽ nét buồn trong mưa Huế đầy ma lực, hơn bất kỳ nét cọ và màu nước của người họa sĩ tài ba nào. Chí ít là tôi đã nhiều lần rơi lệ khi nhìn mưa xứ Huế... Hồi mới ra Huế học, những tân sinh viên như tôi đã phải làm quen ngay với những cơn mưa lâm thâm của mùa Ngâu Huế, tiếp đến là cả một mùa đông dài lê thê những mưa, bão, lụt lội, và rồi tái tê trong mưa dầm gió bấc khi đất trời xứ Huế bước vào cuối Đông đầu Xuân. Như thế, mùa mưa Huế dằng dai, triền miên từ Thu qua Đông, vấn vương sang Xuân là những cơn mưa phùn rả rích, như ai đó đang rây những giọt nước mắt đầy hờn tủi của nàng Bân khóc than cho sự chậm chạp vụng về của mình phủ xuống miền đất thần kinh đầy diễm lệ tạo nên một vẻ đẹp u buồn làm rung động lòng người cha đầy quyền năng, đã kéo dài những cơn mưa giá lạnh tới tận tháng ba để tấm áo cô con gái yêu của mình đan cho chồng có lần được dùng đến như một minh chứng cho tình yêu thương cần thiết được biểu hiện. Cũng từ đó ta luôn luôn khát khao muốn bày tỏ và tìm cách thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm đối với những người thân yêu. Và, thật diệu kỳ, ta đã lại tìm thấy từ trong những đôi mắt tưởng chừng như ráo hoảnh, cằn khô vốn chất đầy những đớn đau, nghi ngại kia... một vài, rồi muôn trùng những ánh nhìn trìu mến, sẻ chia, cứ long lanh, lung linh đọng trên những giọt nước mắt lăn dài giống như những giọt mưa ngày đông xứ Huế đã rơi thấm đẫm tâm hồn tôi và ủ ấm, nuôi dưỡng nó qua biết bao nhiêu mùa mưa bão trong đời. Mưa Huế buồn nhưng là buồn nền nã, kín đáo, duyên dáng, nên thơ bởi nét yên bình và thâm trầm vốn được tôn tạo từ những đền đài, thành quách, lăng tẩm, hoàng cung. Và mảnh đất thần kinh này, nhờ sự song hành của mưa mà thêm rêu phong, cổ kính, lắm khi trở nên huyễn hoặc, ma mị, ám ảnh suốt phần hồn còn lại của những ai từng có với Huế một vài kỷ niệm dở dang đang lưu lạc ở phương trời nào xa ngái. Có một người con trai tài hoa xứ Huế đã đi qua đời tôi và bỏ lại nơi đó những mùa mưa thương nhớ đong đầy kỷ niệm. Chẳng thể trách hờn gì nhau khi người đã định sẵn ngày rời xa quê nhà bằng cách khép lại cánh cửa lòng mong giữ nhịp đập bình yên cho con tim vốn dĩ đa đoan của mình. Còn tôi thì sao? Biết anh trong 4 năm nhưng những lần gặp thật hiếm hoi bởi hai chúng tôi luôn đi ngược nẻo đường nhau: Anh từ Huế vào Đại học Sư phạm Quy Nhơn năm 1984; tôi từ thành phố biển Quy Nhơn ra Huế học Tổng Hợp năm 1985. Lần gặp đầu tiên là lần tôi chia tay anh để đến với Huế; lần gặp cuối là lần anh chia tay tôi và Huế trước ngày qua Mỹ định cư. Bấy giờ Huế đã gần cuối Thu. Anh chọn quán cafe gần cầu Phú Xuân bên bờ Nam Sông Hương để được “ngắm Sông Hương thêm lần nữa”. Chỗ chúng tôi ngồi là chiếc ghế đá ngoài trời nhìn thẳng ra dòng sông. Phong (tên anh) đã kéo tay tôi lại khi trời bắt đầu mưa: Anh muốn em ngồi đây với anh dưới cơn mưa có thể là cuối cùng của anh với Huế... Tôi không đáp nhưng để yên bàn tay trong tay anh, cảm nhận từ đó một sự ấm áp và nồng nàn dẫu đã quá muộn màng. Chẳng thể khác hơn, tôi đã tự dặn lòng sẽ làm tất cả để người sắp đi xa thanh thản. Có ai đó trong quán cầm ra cho chúng tôi chiếc dù kèm theo cái nhìn e ngại mang hình một dấu ớ. Phong và tôi nhìn nhau, nhìn chiếc dù rồi cùng bật cười. Phong bảo tôi cười buồn và an lành như mưa Huế. Tôi chợt chạnh lòng, ứa nước mắt, có ví von gì thì cũng chỉ mai đây thôi là tôi mất anh... May nhờ mưa nên anh đã chẳng bao giờ thấy tôi khóc. Đến giờ, nhiều khi ngồi nghe mưa và cố hình dung, tôi vẫn không thể nhớ hết những gì chúng tôi đã tâm sự dưới cơn mưa cuối cùng đó. Chỉ mơ hồ rằng Phong đã giãi bày nhiều còn tôi lặng lẽ cảm nhận theo cách riêng. Thoảng trong mưa lời thầm thì của anh hay của gió rằng: em và mưa Huế sẽ là kỷ niệm mà anh luôn mang theo; rằng: đã có lúc anh ao ước giá mà biết em được nhiều hơn... và tôi nghe mằn mặn ở bờ môi. Ngày anh cùng gia đình vào Sài Gòn tôi không ra tiễn. Ngồi một mình ở góc giảng đường nhìn mưa rơi nhòe nhoẹt cây thánh giá trên nóc nhà thờ, nghe tiếng còi tàu xa vòng vọng, tôi viết mấy câu thơ buồn hiu hắt: Nếu được biết em nhiều hơn có thể Anh có trở về với Huế mùa sau??? Thơ viết cho anh nhưng chưa bao giờ tôi có ý định gửi đi bởi chẳng qua nó chỉ là một cách mà tôi muốn giải bày, thế thôi! Vài đôi lần, thực lòng muốn biết: đã bao giờ anh quay về quê nhà để nhìn lại những cơn mưa? Còn tôi? Tôi không phải là dân Huế (mà bài thơ viết ngày ấy cho anh cứ như lời của một cô gái Huế chân thật). Buồn ở chỗ: một năm sau khi anh ra đi, tôi (người con gái làm thơ cứ ngỡ mình là dân Huế) cũng làm một cuộc chia tay đầy ngậm ngùi với Huế. Cô gái ngày ấy đã mãi rời xa, bỏ lại Huế với những mùa mưa nhạt nhòa dần theo tháng năm, để lắm lúc ngồi thẩn thơ nghe mưa Sài Gòn lại mơ màng về một mùa mưa xứ Huế, rất xa... Với Huế và những mùa mưa Huế xưa, tôi thành kẻ phiêu bạt nên nhiều khi như người mắc nợ, ngẩn ngẩn ngơ ngơ nửa phần hồn còn lại, cứ ngoái đầu nhìn về phía những cơn mưa mà nghe rêu phong ngày xưa cũ gọi về... Sài Gòn những ngày mưa 2010 V.N (SH274/12-11) ![endif]> |
HOÀNG LONG
Tùy bút
Nhắc đến Nhật Bản là người ta nhớ ngay đến một đất nước vô cùng độc đáo về văn hóa và sáng tạo, dung hòa được những điều mâu thuẫn cùng cực và tư phản nhau.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Bút ký
Trong những giấc mơ buổi giao mùa, tôi bồng bềnh trôi trên những đám mây trắng bay qua con đèo quanh co, khúc khuỷu. Một bên là núi rừng xanh thẫm, một bên đại dương mênh mông không bến bờ.
Kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ 27 - 7
DO YÊN
NGUYÊN HƯƠNG
Tạp bút
Bóng đêm như một ẩn dụ về tri kỷ. Chỉ cần im lặng thấu hiểu mà không đòi hỏi được nghe lời thề thốt thanh minh.
BỬU Ý
Suốt trên ba mươi năm hiện diện, Tạp chí Sông Hương hiển nhiên xác lập được sự trưởng thành của mình bên cạnh những tập san, tạp chí uy tín nhất của cả nước.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Tản văn
Hà Nội bây giờ, chẳng ai dám quả quyết là đã quan sát, tìm hiểu và có thể bình phẩm một cách đầy đủ. Đơn giản, chỉ vì Thủ đô hôm nay quá… mênh mông.
NGUYỄN VĂN TOAN
Bút ký
Cái cảm giác một lần nghe tên mình vọng lại từ trập trùng núi rừng xanh thẳm chẳng dễ gì quên được, nhất là với người sinh ra từ nơi chốn ấy.
NGUYÊN HƯƠNG
Có những ngày tháng đi qua đã để lại nỗi trống vắng hoang tàn cho con người và tạo vật. Và đôi khi ta thấy tiếc nhớ những ngày tháng ấy như tiếc một món vật cổ điển đã mất đi, dẫu biết rằng theo nhịp tuần hoàn mỗi năm, ngày tháng ấy còn quay trở lại.
THÁI KIM LAN
"Từ đó trong vườn khuya
Ôi áo xưa em là
Một chút mây phù du“
VŨ DY
Tùy bút
Cuối năm, đó là khoảng thời gian người ta nhiều xúc cảm nhất. Buổi sáng, ngồi nhà không yên, lấy xe chạy lòng vòng thị trấn coi không khí chuẩn bị đón tết của bàn dân thiên hạ.
THÁI KIM LAN
Tùy bút
Cây hải đường ở vườn bà nội tôi thuở ấy đứng trước bình phong nhà Từ đường họ ở đồi Hà Khê. Không biết nó đã ở đó bao lâu, lớn khôn ra làm sao, trong rét mướt mùa đông và nắng nồng mùa hè có than vãn vật vả như con người?
NGUYÊN HƯƠNG
Tùy bút
Ta đã từng dựa vào những đêm mưa như một chút ân huệ cuối cùng của đời sống. Nơi đó có dấu chân của những kẻ đi hoang đốt cuộc đời mình trong bóng tối và cũng có thể là nơi những tên trộm lấy đi một vài thứ không thuộc về mình. Rồi một ngày kia dấu chân tan vào mưa, như suối tan ra giữa muôn trùng đá sỏi.
LINH THIỆN
Đã gần 30 năm, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm Huế, tôi được phân công về dạy học ở tỉnh Minh Hải1 - mảnh đất tận cùng của Tổ quốc.
PHÙ SINH
Trước khi viết về con hến, thiết nghĩ cũng nên tào lao mấy chuyện về mấy loài nhuyễn thể dưới đáy sông.
NGUYỄN VĂN UÔNG
Tùy bút
Chuyện làng thì nói mãi vẫn có người thích nghe. Thơ nhạc cũng không ít lời ca ngợi.
PHI TÂN
Tùy bút
Sông Ô Lâu chảy qua làng tôi là đoạn cuối trước khi đổ ra Cửa Lác để hòa vào phá “mẹ” Tam Giang.
TRẦN BẢO ĐỊNH
1. Mấy ai sinh ra và lớn lên mà không có quê hương? Quê hương đó, có thể là phố phường, là nông thôn đồng bái! Mỗi nơi ở mỗi người, đều có một kỷ niệm đầu đời chẳng thể quên.
ĐỖ XUÂN CẨM
Trong hàng trăm loài cây xanh đô thị, có lẽ cây Hoa sữa là cây gây nhiều ấn tượng cho nhiều người nhất.
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Ông Giám đốc Viện Nghiên cứu Du lịch lấy từ trong cặp ra một cái kính đeo mắt hơi lạ, mắt kính đen kịt như mực, bấm nút nghe có tiếng rè rè như máy ảnh, bảo tôi mang thử.
bút ký của Lê Vũ Trường Giang
Nhìn trên bản đồ, vùng bờ biển của Huế là một dải đất mỏng như lưỡi liềm, những đường cong với nhiều bãi tắm đẹp thu hút du khách cùng những làng nghề chế biến muối và nước mắm nổi tiếng.