NGUYỄN QUANG HÀ
Ký sự
Trước Mậu Thân 1968, Thành đội Huế lập chiến khu ở giữa rừng phía đông tỉnh. Ban Chỉ huy Thành đội gồm Ban Tham mưu, Ban Chính trị, Ban Hậu cần.
Ảnh: internet
Để chống bom, pháo, Thành đội xây dựng hầm hố rất vững chắc. Là chiến khu bí mật nên cả chục năm trời bom pháo của địch chưa đụng tới một lần.
Sau chiến dịch tình hình chiến trường có thay đổi. Địch ở trong Nam kéo ra rất đông. Chúng ta đã dốc quân, dốc vũ khí vào chiến trường nên sau chiến dịch hầu như ta cạn vũ khí, sức vóc của quân đội chưa lấy lại được toàn phần... Địch tấn công lên rừng đánh vào chiến khu của chúng ta. Dĩ nhiên chỗ đóng quân của quân ta phải luân chuyển. Thành đội chuyển về cao điểm 94 (cao 94 mét so với mặt nước biển), khu vực này gần với đồng bằng, chỉ cách sông Hương 30 phút đi đường, địch khó càn quét.
Sau trận càn dài ngày, đến đâu là bị chống trả ở đó, không quyết liệt nhưng hầu như địch không làm gì được ta; chúng thả bom và bắn pháo vào khu vực 94. Có hầm hào vững chắc nên anh em bộ đội vẫn an toàn. Địch chuyển sang tâm lý chiến, máy bay Mỹ bay sà sà trên bầu trời, cho loa phóng thanh phát lời kêu gọi:
- A lô! Ông Thân Trọng Một và Thành đội Huế nghe đây: Chúng tôi đã tung hai trung đoàn quân đội Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa, bao vây chặt khu Thành đội Huế rồi. Các ông chỉ còn một cách là đầu hàng vô điều kiện. Đầu hàng, chúng tôi sẽ cho các anh sống tự do. Ai muốn vào quân đội thì cho vào quân đội. Ai muốn về với gia đình thì cho về với gia đình. Riêng ông Thân Trọng Một chúng tôi vẫn cho ông giữ chức Trung đoàn trưởng của quân đội Việt Nam Cộng hòa. Các ông chống lại tất sẽ bị tiêu diệt.
Máy bay cứ rà đi rà lại, phát lời kêu gọi liên tục. Chúng định bắt sống bộ đội ta. Không chỉ bắn pháo, chung quanh cao điểm 94 - nơi Thành đội đóng quân, súng tiểu liên đã nổ rầm rộ. Đúng là chúng đã bao vây Thành đội rồi.
Chỉ huy Thân Trọng Một đã ra lệnh cho 200 chiến sĩ của ba cơ quan tỏa ra bốn hướng chống lại quân giặc đang tấn công định siết vòng vây. Lệnh rất rõ ràng:
- Kiên quyết không cho địch tấn công vào cứ điểm của chúng ta.
Bom pháo thả xuống tới tấp, súng tiểu liên vây chung quanh nổ chát chúa hơn.
Lúc bấy giờ Chính ủy Thành đội Phùng Vạn, đến gặp anh Thân Trọng Một, nói:
- Tình hình nguy hiểm lắm. Tôi với anh em trinh sát dò đường dẫn tôi với anh thoát khỏi trận càn này. Anh bằng lòng không?
Anh Thân Trọng Một trả lời:
- Tôi ở đây với lính của tôi. Tôi sẵn sàng chết với lính của tôi.
Ngồi một lúc anh Vạn đứng dậy ra về, không nói thêm gì nữa. Anh Một cũng im lặng.
Anh Một cho liên lạc gọi một trung đội lính trinh sát tới. Anh em lục tục tới, ngồi quanh anh Một.
Anh Một nói:
- Chúng ta không đủ quân và không đủ đạn để chống trả cuộc tấn công này. Chúng ta phải làm sao lọt ra khỏi trận càn, để bảo toàn lực lượng. Địch đông quân thật, nhưng rừng của ta rộng, chúng không thể dang tay ra bao vây chúng ta, thế nào cũng có khe hở. Tôi giao nhiệm vụ này cho trung đội trinh sát, các đồng chí phải tìm được một khe hở, tìm lối thoát cho tất cả chúng ta. Và phải là trong hôm nay. Các anh em có làm được không?
Trinh sát trả lời:
- Đúng là rừng của chúng ta rộng, địch khó có thể kiểm soát hết. Đêm lại là bí mật của chúng ta. Nếu thủ trưởng đã quyết, chúng em sẽ quyết tâm làm bằng được.
Anh Thân Trọng Một nói:
- Các đồng chí phải động viên bộ đội của chúng ta, ngăn bọn địch tiến một bước là chúng ta thành công một bước đó.
Một trinh sát hỏi:
- Thủ trưởng ơi, làm sao chúng biết chúng ta ở đây mà tấn công dữ dội vậy?
Thủ trưởng nói:
- Sau Mậu Thân, anh em chúng ta không một ai bị bắt, việc rò rỉ thông tin này chúng ta sẽ tìm hiểu sau. Trước mắt, đội trinh sát nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Chúng ta phải an toàn, thì sau này mới trả lời địch bằng một và nhiều trận tấn công khác được.
Sau khi giao nhiệm vụ cho trinh sát xong, anh Một cho gọi hầu hết sĩ quan từ trung úy trở lên, gặp trực tiếp để thống nhất kế hoạch:
- Đêm nay chúng ta sẽ bí mật đưa quân vượt ra khỏi vòng vây. Các đồng chí về tổ chức đơn vị của mình để thực hiện kế hoạch này. Ai gặp khó khăn gì thì báo cáo cho tôi biết để chúng ta cùng tìm cách tháo gỡ.
Bên ngoài bom đạn vẫn quấy rối liên hồi. Bên trong, đội hậu cần trong ba bếp ăn của ba ban tổ chức nấu cơm, vắt cơm thành nắm rồi đến phát tận nơi cho từng chiến sĩ để anh em có thể ăn ngay nơi vị trí chiến đấu của mình. Sự hiệp đồng tác chiến luôn thường trực trong anh em, khiến cho mọi việc tuy trong tình hình căng thẳng nhưng không làm ai nao núng.
Đến lúc 5 giờ chiều, Trung đội trưởng Trinh sát về báo đã tìm ra đường bí mật rút quân. Anh lấy bản đồ ra, trình bày với thủ trưởng cặn kẽ: con đường qua một đỉnh dốc cao, đi xuống mấy động thác lớn; đường xa và rất khó đi, nhưng đoạn rừng này chưa bị địch để mắt tới. Nghe xong, thủ trưởng Một hướng về Trung đội trưởng Trinh sát, vạch tiếp kế hoạch: - Để một tiểu đội dẫn đường cho Tham mưu, Chính trị, Hậu cần đi. Hai tiểu đội còn lại tổ chức gác chặn hai đơn vị địch nằm nghỉ qua đêm. Có gì trục trặc thì chúng ta biết ngay để chỉnh đường cho kịp thời.
Chừng 7 giờ tối, trinh sát lại về báo cáo với thủ trưởng rằng: Không thấy bên ta động tĩnh gì, địch đã tụ quân về một chỗ, ăn cơm tối, trải nylon xuống đất, túm tụm nhau nằm ngả nghiêng. Ngày vất vả, chắc đêm chúng ngủ ngon.
Anh Thân Trọng Một gật đầu:
- Như vậy là chừng 9 giờ tối, chúng ta hành quân được.
Nói chuyện với trinh sát xong, anh Một tới cả ba cơ quan Tham mưu, Chính trị, Hậu cần xem việc chuẩn bị đã ổn chưa. Tất cả đã gọn gàng, người nào ba lô ấy. Lính bếp mang theo cả xoong, nồi, tô, chén. Một sĩ quan nói với thủ trưởng:
- Địch chủ quan, tưởng rằng chúng đã cầm chắc trong tay chiến thắng, nên ít nghĩ tới chuyện chúng ta tìm cách vượt vòng vây…
Thủ trưởng gật đầu, đồng tình.
Đúng 9 giờ tối, các chiến sĩ theo lệnh hành quân, bắt đầu im lặng nối chân nhau đi. Đoàn quân lặng lẽ vượt qua đỉnh núi cao khuya khoắt, xuống khỏi thác nước chảy ầm ào như điên, nhìn đồng hồ đã gần 1 giờ sáng. Thủ trưởng cho đoàn tạm thời nghỉ chân 30 phút. Nằm gối đầu lên ba lô của mình, chừng 10 phút sau đã có nhiều chiến sĩ ngủ ngáy đều. Hết nửa giờ, tất cả được đánh thức để tiếp tục hành quân. Hơn 5 giờ sáng, tại con suối chảy ra thượng nguồn sông Hương, đoàn tròn 200 quân đã vui mừng thoát được vòng vây của địch. Thủ trưởng cùng anh em vỗ tay ăn mừng chiến thắng.
Tiếng pháo, tiếng bom của địch vẫn ầm ầm gào rít, địch tiếp tục tấn công. Địch đã tràn vào chiến khu, siết chặt dần vòng vây, nhằm bắt sống bộ đội ta. Sau hai giờ im tiếng đạn bom, địch cho trực thăng bay quanh các quả núi, bay dọc các con suối, sà thấp xuống những điểm nghi ngờ, hòng tìm ra tung tích của quân ta. Có thể tưởng tượng ra khuôn mặt thất bại của địch.
Trong rừng già thượng nguồn, bên con suối lớn, mỗi người bám một gốc cây, sống đàng hoàng. Thủ trưởng Một cùng anh em lại có kế hoạch chiến đấu tiếp…
Cuộc băng rừng là một thắng lợi bất ngờ, là một kỷ niệm không thể nào quên, không bao giờ quên của tất cả chiến sĩ Thành đội Huế.
N.Q.H
(TCSH406/12-2022)
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Bút ký
Trong những giấc mơ buổi giao mùa, tôi bồng bềnh trôi trên những đám mây trắng bay qua con đèo quanh co, khúc khuỷu. Một bên là núi rừng xanh thẫm, một bên đại dương mênh mông không bến bờ.
Kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ 27 - 7
DO YÊN
NGUYÊN HƯƠNG
Tạp bút
Bóng đêm như một ẩn dụ về tri kỷ. Chỉ cần im lặng thấu hiểu mà không đòi hỏi được nghe lời thề thốt thanh minh.
BỬU Ý
Suốt trên ba mươi năm hiện diện, Tạp chí Sông Hương hiển nhiên xác lập được sự trưởng thành của mình bên cạnh những tập san, tạp chí uy tín nhất của cả nước.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Tản văn
Hà Nội bây giờ, chẳng ai dám quả quyết là đã quan sát, tìm hiểu và có thể bình phẩm một cách đầy đủ. Đơn giản, chỉ vì Thủ đô hôm nay quá… mênh mông.
NGUYỄN VĂN TOAN
Bút ký
Cái cảm giác một lần nghe tên mình vọng lại từ trập trùng núi rừng xanh thẳm chẳng dễ gì quên được, nhất là với người sinh ra từ nơi chốn ấy.
NGUYÊN HƯƠNG
Có những ngày tháng đi qua đã để lại nỗi trống vắng hoang tàn cho con người và tạo vật. Và đôi khi ta thấy tiếc nhớ những ngày tháng ấy như tiếc một món vật cổ điển đã mất đi, dẫu biết rằng theo nhịp tuần hoàn mỗi năm, ngày tháng ấy còn quay trở lại.
THÁI KIM LAN
"Từ đó trong vườn khuya
Ôi áo xưa em là
Một chút mây phù du“
VŨ DY
Tùy bút
Cuối năm, đó là khoảng thời gian người ta nhiều xúc cảm nhất. Buổi sáng, ngồi nhà không yên, lấy xe chạy lòng vòng thị trấn coi không khí chuẩn bị đón tết của bàn dân thiên hạ.
THÁI KIM LAN
Tùy bút
Cây hải đường ở vườn bà nội tôi thuở ấy đứng trước bình phong nhà Từ đường họ ở đồi Hà Khê. Không biết nó đã ở đó bao lâu, lớn khôn ra làm sao, trong rét mướt mùa đông và nắng nồng mùa hè có than vãn vật vả như con người?
NGUYÊN HƯƠNG
Tùy bút
Ta đã từng dựa vào những đêm mưa như một chút ân huệ cuối cùng của đời sống. Nơi đó có dấu chân của những kẻ đi hoang đốt cuộc đời mình trong bóng tối và cũng có thể là nơi những tên trộm lấy đi một vài thứ không thuộc về mình. Rồi một ngày kia dấu chân tan vào mưa, như suối tan ra giữa muôn trùng đá sỏi.
LINH THIỆN
Đã gần 30 năm, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm Huế, tôi được phân công về dạy học ở tỉnh Minh Hải1 - mảnh đất tận cùng của Tổ quốc.
PHÙ SINH
Trước khi viết về con hến, thiết nghĩ cũng nên tào lao mấy chuyện về mấy loài nhuyễn thể dưới đáy sông.
NGUYỄN VĂN UÔNG
Tùy bút
Chuyện làng thì nói mãi vẫn có người thích nghe. Thơ nhạc cũng không ít lời ca ngợi.
PHI TÂN
Tùy bút
Sông Ô Lâu chảy qua làng tôi là đoạn cuối trước khi đổ ra Cửa Lác để hòa vào phá “mẹ” Tam Giang.
TRẦN BẢO ĐỊNH
1. Mấy ai sinh ra và lớn lên mà không có quê hương? Quê hương đó, có thể là phố phường, là nông thôn đồng bái! Mỗi nơi ở mỗi người, đều có một kỷ niệm đầu đời chẳng thể quên.
ĐỖ XUÂN CẨM
Trong hàng trăm loài cây xanh đô thị, có lẽ cây Hoa sữa là cây gây nhiều ấn tượng cho nhiều người nhất.
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Ông Giám đốc Viện Nghiên cứu Du lịch lấy từ trong cặp ra một cái kính đeo mắt hơi lạ, mắt kính đen kịt như mực, bấm nút nghe có tiếng rè rè như máy ảnh, bảo tôi mang thử.
bút ký của Lê Vũ Trường Giang
Nhìn trên bản đồ, vùng bờ biển của Huế là một dải đất mỏng như lưỡi liềm, những đường cong với nhiều bãi tắm đẹp thu hút du khách cùng những làng nghề chế biến muối và nước mắm nổi tiếng.
NGUYỄN QUANG HÀ
Đi trên đường phố Huế bao giờ cũng có cái cảm giác êm ả. Nhất là mỗi lần từ trong Nam ra, ngoài Bắc vào, đến Huế, ta như vừa bất chợt gặp lại sự yên lành.