Nhớ mãi cuộc băng rừng đầy kỷ niệm

08:03 22/12/2022

NGUYỄN QUANG HÀ
                         Ký sự

Trước Mậu Thân 1968, Thành đội Huế lập chiến khu ở giữa rừng phía đông tỉnh. Ban Chỉ huy Thành đội gồm Ban Tham mưu, Ban Chính trị, Ban Hậu cần.

Ảnh: internet

Để chống bom, pháo, Thành đội xây dựng hầm hố rất vững chắc. Là chiến khu bí mật nên cả chục năm trời bom pháo của địch chưa đụng tới một lần.

Sau chiến dịch tình hình chiến trường có thay đổi. Địch ở trong Nam kéo ra rất đông. Chúng ta đã dốc quân, dốc vũ khí vào chiến trường nên sau chiến dịch hầu như ta cạn vũ khí, sức vóc của quân đội chưa lấy lại được toàn phần... Địch tấn công lên rừng đánh vào chiến khu của chúng ta. Dĩ nhiên chỗ đóng quân của quân ta phải luân chuyển. Thành đội chuyển về cao điểm 94 (cao 94 mét so với mặt nước biển), khu vực này gần với đồng bằng, chỉ cách sông Hương 30 phút đi đường, địch khó càn quét.

Sau trận càn dài ngày, đến đâu  là bị chống trả ở đó, không quyết liệt nhưng hầu như địch không làm gì được ta; chúng thả bom và bắn pháo vào khu vực 94. Có hầm hào vững chắc nên anh em bộ đội vẫn an toàn. Địch chuyển sang tâm lý chiến, máy bay Mỹ bay sà sà trên bầu trời, cho loa phóng thanh phát lời kêu gọi:

- A lô! Ông Thân Trọng Một và Thành đội Huế nghe đây: Chúng tôi đã tung hai trung đoàn quân đội Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa, bao vây chặt khu Thành đội Huế rồi. Các ông chỉ còn một cách là đầu hàng   vô điều kiện. Đầu hàng, chúng tôi   sẽ cho các anh sống tự do. Ai muốn vào quân đội thì cho vào quân đội. Ai muốn về với gia đình thì cho về với gia đình. Riêng ông Thân Trọng Một chúng tôi vẫn cho ông giữ chức Trung đoàn trưởng của quân đội Việt Nam Cộng hòa. Các ông chống lại tất sẽ bị tiêu diệt.

Máy bay cứ rà đi rà lại, phát lời kêu gọi liên tục. Chúng định bắt sống bộ đội ta. Không chỉ bắn pháo, chung quanh cao điểm 94 - nơi Thành đội đóng quân, súng tiểu liên đã nổ rầm rộ. Đúng là chúng đã bao vây Thành đội rồi.

Chỉ huy Thân Trọng Một đã ra lệnh cho 200 chiến sĩ của ba cơ quan tỏa ra bốn hướng chống lại quân giặc đang tấn công định siết vòng vây. Lệnh rất rõ ràng:

- Kiên quyết không cho địch tấn công vào cứ điểm của chúng ta.

Bom pháo thả xuống tới tấp, súng tiểu liên vây chung quanh nổ chát chúa hơn.

Lúc bấy giờ Chính ủy Thành đội Phùng Vạn, đến gặp anh Thân Trọng Một, nói:

- Tình hình nguy hiểm lắm. Tôi với anh em trinh sát dò đường dẫn tôi với anh thoát khỏi trận càn này. Anh bằng lòng không?

Anh Thân Trọng Một trả lời:

- Tôi ở đây với lính của tôi. Tôi sẵn sàng chết với lính của tôi.

Ngồi một lúc anh Vạn đứng dậy ra về, không nói thêm gì nữa. Anh Một cũng im lặng.

Anh Một cho liên lạc gọi một trung đội lính trinh sát tới. Anh em lục tục tới, ngồi quanh anh Một.

Anh Một nói:

- Chúng ta không đủ quân và không đủ đạn để chống trả cuộc tấn công này. Chúng ta phải làm sao lọt ra khỏi trận càn, để bảo toàn lực lượng. Địch đông quân thật, nhưng rừng của ta rộng, chúng không thể dang tay ra bao vây chúng ta, thế nào cũng có khe hở. Tôi giao nhiệm vụ này cho trung đội trinh sát, các đồng chí phải tìm được một khe hở, tìm lối thoát cho tất cả chúng ta. Và phải là trong hôm nay. Các anh em có làm được không?

Trinh sát trả lời:

- Đúng là rừng của chúng ta rộng, địch khó có thể kiểm soát hết. Đêm lại là bí mật của chúng ta. Nếu thủ trưởng đã quyết, chúng em sẽ quyết tâm làm bằng được.

Anh Thân Trọng Một nói:

- Các đồng chí phải động viên bộ đội của chúng ta, ngăn bọn địch tiến một bước là chúng ta thành công một bước đó.

Một trinh sát hỏi:

- Thủ trưởng ơi, làm sao chúng biết chúng ta ở đây mà tấn công dữ dội vậy?

Thủ trưởng nói:

- Sau Mậu Thân, anh em chúng ta không một ai bị bắt, việc rò rỉ thông tin này chúng ta sẽ tìm hiểu sau. Trước mắt, đội trinh sát nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Chúng ta phải an toàn, thì sau này mới trả lời địch bằng một và nhiều trận tấn công khác được.

Sau khi giao nhiệm vụ cho trinh sát xong, anh Một cho gọi hầu hết sĩ quan từ trung úy trở lên, gặp trực tiếp để thống nhất kế hoạch:

- Đêm nay chúng ta sẽ bí mật đưa quân vượt ra khỏi vòng vây. Các đồng chí về tổ chức đơn vị của mình để thực hiện kế hoạch này. Ai gặp khó khăn gì thì báo cáo cho tôi biết để chúng ta cùng tìm cách tháo gỡ.

Bên ngoài bom đạn vẫn  quấy rối liên hồi. Bên trong, đội hậu cần trong ba bếp ăn của ba ban tổ chức nấu cơm, vắt cơm thành nắm  rồi  đến phát tận nơi cho từng chiến sĩ  để anh em có thể ăn ngay nơi vị trí chiến đấu của mình. Sự hiệp đồng tác chiến luôn thường trực trong anh em, khiến cho mọi việc tuy trong tình hình căng thẳng nhưng không làm ai nao núng.

Đến lúc 5 giờ chiều, Trung đội trưởng Trinh sát về báo đã tìm ra đường bí mật rút quân. Anh lấy bản đồ ra, trình bày với thủ trưởng cặn kẽ: con đường qua một đỉnh dốc cao, đi xuống mấy động thác lớn; đường xa và rất khó đi, nhưng đoạn rừng này chưa bị địch để mắt tới. Nghe xong, thủ trưởng Một hướng về Trung đội trưởng Trinh sát, vạch tiếp kế hoạch: - Để một tiểu đội dẫn đường cho Tham mưu, Chính trị, Hậu cần đi. Hai tiểu đội còn lại tổ chức gác chặn hai đơn vị địch nằm nghỉ qua đêm. Có gì trục trặc thì chúng ta biết ngay để chỉnh đường cho kịp thời.

Chừng 7 giờ tối, trinh sát lại về báo cáo với thủ trưởng rằng: Không thấy bên ta động tĩnh gì, địch đã tụ quân về một chỗ, ăn cơm tối, trải nylon xuống đất, túm tụm nhau nằm ngả nghiêng. Ngày vất vả, chắc đêm chúng ngủ ngon.

Anh Thân Trọng Một gật đầu:

- Như vậy là chừng 9 giờ tối, chúng ta hành quân được.

Nói chuyện với trinh sát xong, anh Một tới cả ba cơ quan Tham mưu, Chính trị, Hậu cần xem việc chuẩn bị đã ổn chưa. Tất cả đã gọn gàng, người nào ba lô ấy. Lính bếp mang theo cả xoong, nồi, tô, chén. Một sĩ quan nói với thủ trưởng:

- Địch chủ quan, tưởng rằng chúng đã cầm chắc trong tay chiến thắng, nên ít nghĩ tới chuyện chúng ta tìm cách vượt vòng vây…

Thủ trưởng gật đầu, đồng tình.

Đúng 9 giờ tối, các chiến sĩ theo lệnh hành quân, bắt đầu im lặng nối chân nhau đi. Đoàn quân lặng lẽ vượt qua đỉnh núi cao khuya khoắt, xuống khỏi thác nước chảy ầm ào như điên, nhìn đồng hồ đã gần 1 giờ sáng. Thủ trưởng cho đoàn tạm thời nghỉ chân 30 phút. Nằm gối đầu lên ba lô của mình, chừng 10 phút sau đã có nhiều chiến sĩ ngủ ngáy đều. Hết nửa giờ, tất cả được đánh thức để tiếp tục hành quân. Hơn 5 giờ sáng, tại con suối chảy ra thượng nguồn sông Hương, đoàn tròn 200 quân đã vui mừng thoát được vòng vây của địch. Thủ trưởng cùng anh em vỗ tay ăn mừng chiến thắng.

Tiếng pháo, tiếng bom của địch vẫn ầm ầm gào rít, địch tiếp tục tấn công. Địch đã tràn vào chiến khu, siết chặt dần vòng vây, nhằm bắt sống bộ đội ta. Sau hai giờ im tiếng đạn bom, địch cho trực thăng bay quanh các quả núi, bay dọc các con suối, sà thấp xuống những điểm nghi ngờ, hòng tìm ra tung tích của quân ta. Có thể tưởng tượng ra khuôn mặt thất bại của địch.

Trong rừng già thượng nguồn, bên con suối lớn, mỗi người bám một gốc cây, sống đàng hoàng. Thủ trưởng Một cùng anh em lại có kế hoạch chiến đấu tiếp…

Cuộc băng rừng là một thắng lợi bất ngờ, là một kỷ niệm không thể nào quên, không bao giờ quên của tất cả chiến sĩ Thành đội Huế.

N.Q.H
(TCSH406/12-2022)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG

    Nhìn trên bản đồ, vùng bờ biển của Huế là một dải đất hẹp, mỏng như lưỡi liềm.

  • LÊ HÙNG VỌNG
                 Bút ký

    Buổi chiều sau giờ làm việc, hai chúng tôi thường tha thẩn đạp xe qua những đường phố cũ.

  • “Ký ức về nội” của Tâm Định Lê Văn Đại là một tạp ghi những câu chuyện mộc mạc ở một làng quê Cố đô Huế dưới dạng nguyên thô.
    Tòa soạn trân trọng tính chân thật của người kể chuyện nên xin được trích đăng nguyên văn một số đoạn trong tập hồi ký nhỏ này, với mong muốn gìn giữ nếp nhà, nét văn hóa làng xã ngày xưa trước sức ép ngày một lớn của sự hiện đại hóa đời sống xã hội. Đây có thể là những đường viền rất nhỏ để bảo vệ sự thuần khiết, tính vĩnh cửu của đời sống văn hóa chúng ta.

  • VĨNH NGUYÊN

    Cung đờn - nghĩa nôm này ở vùng này là tiếng gió. Mùa hè nóng bức, về phá Tam Giang, ngồi lên sàn nhà chồ của dân chài cắm giữa phá, ta mới thấy thắm thía tiếng gió ấy.

  • NGUYỄN KHẮC THẠCH 

    Lỡ chuyến đò có thể chờ chuyến đò sau. Lỡ mất cung có thể chuộc lại cung từ người nhặt được. Lỡ mất cái không biết tìm ở đâu đâu?

  • NGÔ ĐÌNH HẢI

    Trên núi, có cây cỏ, chim muông. Có ngôi chùa nhỏ. Trong chùa có tượng Phật, có sư. Tất cũng có mõ chuông, tụng niệm. 

  • NGUYÊN HƯƠNG  

    Nhớ có lần An Ni nói, nước một khi chảy sâu, sẽ không phát ra tiếng. Tình cảm con người một khi sâu sắc, cũng sẽ tỏ ra đạm bạc. Chính là sự giản đơn, cần kiệm. Ký ức cũng vậy. Nó không cầu xin sự chải chuốt kỳ cọ. Nó cần nguyên vẹn là mình.

  • TRU SA   

    Mùi khói, có khói. Ai đấy đốt lửa.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
                                        Bút ký

    Chưa cần đến âm nhạc, Huế từ trong tâm hồn nó đã mang sẵn một mêlôđy của riêng mình.


  • LÊ HƯNG TIẾN

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                        Bút ký

    Một cuộc hành trình chỉ có thời gian xê dịch. Còn con người thì cứ ở nguyên một chỗ, không đi đâu cả. Vẫn mảnh sân ấy, vẫn ngôi nhà ấy, vẫn khuôn vườn ấy.

  • BÙI KIM CHI

    Ngoài trời bao la xinh tươi bao cô gái đẹp cười trông xinh như hoa. Lập lòe tà áo xanh xanh che bông tím vàng đẹp hơn tiên nga…

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG   
                              Bút ký  

    Tiếng hát năm xưa bay vào không trung, se lại những mùa hoa vàng mấy độ. Trong màu xuân dát cả đất trời, người mở cửa bước ra, diễu chân qua từng ngõ từng nhà, lên đồi xuống phố, băng đồng sang sông…

  • NGUYỄN TRƯƠNG KHÁNH THI  

    Có một ngày nọ tôi nhẹ nhàng đến bên người và hỏi: Đã có bao giờ người đi lạc hay chưa?

  • LÊ BÁ ĐẢNG

    Bài viết do Phạm Thị Anh Nga chuyển ngữ theo đề nghị của Đạo diễn Đặng Nhật Minh và bà Lê Cẩm Tế, nguyên Giám đốc Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng, nhằm bổ sung cho cuốn phim tài liệu đang hoàn thiện về Lê Bá Đảng.

  • DƯƠNG THỦY
              Tùy bút  

    Có năm hoa bằng lăng ở Huế nở hết mình. Khắp các ngả đường, cả vùng ven thôn quê, cây bằng lăng đơm hoa tím thẳm một màu. Chưa bao giờ bằng lăng xứ thần kinh nở dồn dập và tưng bừng đến thế.

  • TRẦN BẢO ĐỊNH

    Một
    Sông Bảo Định có nhiều chi lưu, một trong những chi lưu đó là rạch Bà Tàu. Thủy lộ con rạch lớn ròng tùy thuộc con nước rong kém và nó chảy cũng chẳng thẳng thớm gì cho lắm, có đoạn ngoằn ngoèo cong xoắn.

  • NGUYỄN ĐÌNH MINH KHUÊ
                            Tạp bút

  • NGUYÊN SỸ
           Bút ký  

    Sẽ không mấy người tin những ngọn đồi xanh thẳm, những triền đê dài với dòng kênh miên man hoa nắng mỗi chiều và những khoảnh ruộng đứt quãng nối cùng bãi cỏ thênh thang, mỗi chiều đàn trâu vẫn thong dong gặm cỏ dưới trong vắt mây trời, trước kia là một góc chiến trường ngút lửa và nay di chứng vẫn còn nằm dưới lòng đất sâu.

  • HOÀNG LONG
           Tùy bút

    Nhắc đến Nhật Bản là người ta nhớ ngay đến một đất nước vô cùng độc đáo về văn hóa và sáng tạo, dung hòa được những điều mâu thuẫn cùng cực và tư phản nhau.