Người tài thuận cả hai nghề

09:24 24/02/2017

Nếu nói Đỗ Phấn là người nổi bật nhất xét trên khía cạnh vừa vẽ, vừa viết trong giới văn nghệ cũng thấy không ngoa chút nào.

Họa sĩ Đỗ Phấn

Thực tế, số người từ viết chuyển sang vẽ đông hơn. Có thể kể đến Đỗ Chu, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Khắc Phục, Đỗ Trung Lai… Còn những người từ vẽ chuyển sang viết ít hơn, tất nhiên, thành công hơn cả là Đỗ Phấn.

Người thầy dạy vẽ đầu tiên của Đỗ Phấn họa sĩ chính là danh họa Nguyễn Tư Nghiêm. Bài học đầu tiên về hội họa là vào một ngày của năm 1963 mà đến nay, họa sĩ Đỗ Phấn còn nhớ như in: “Ông Nghiêm lấy ra một tờ giấy trắng không dòng kẻ trải xuống nền nhà. Ông lại tìm trên nóc tủ pho tượng bán thân Tề Bạch Thạch đổ thạch cao chỉ nhỏ bằng quả ổi đưa cho tôi cùng một mẩu bút chì ngắn như điếu thuốc lá. Nụ cười hồn hậu, ông hướng dẫn tôi cách cầm mẩu bút chì bằng cả bàn tay như cầm chiếc que phác những nét đầu tiên.

Loay hoay hơn một giờ đồng hồ tôi cũng vẽ và đánh bóng xong Tề Bạch Thạch. Dĩ nhiên giống quả ổi có râu. Bố tôi đỏ mặt tía tai vì ngượng, cứ như chính ông là tác giả bức vẽ chứ không phải tôi. Ông Nghiêm ôn tồn chậm rãi nói, trẻ con bảy tám tuổi đứa nào cũng có năng khiếu hội họa cả. Cái người lớn cần quan tâm là nuôi dưỡng năng khiếu và lòng ham mê ấy. Ông cứ cho cháu vẽ tùy thích ở nhà rồi mang đến đây tôi xem! Bố tôi thở phào nhẹ nhõm. Và cứ thế đều đặn vài tuần một lần”.

Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật năm 1980, họa sĩ Đỗ Phấn tham gia giảng dạy tại Đại học Xây dựng Hà Nội 10 năm rồi ông xin ra khỏi biên chế, bắt đầu con đường sống bằng vẽ. Họa sĩ Đỗ Sơn nói, thời điểm 1990, Đỗ Phấn là một trong số ít họa sĩ bộc lộ rõ sự tìm tòi, bứt phá, vượt lên chính mình. Khoảng thời gian đó, Đỗ Phấn cũng là một trong những họa sĩ đầu tiên tự triển lãm cá nhân. Đến giờ, họa sĩ Chu Hùng Sơn, bạn thân ông, còn nhớ rõ cảnh ông thuê xích lô, về tận Hà Tây, thuê thợ mộc đóng khung tranh vì khi ấy khung ở Hà Nội rất hiếm và đắt. “Triển lãm bày ra thì vài ngày đầu khách nước ngoài đã mua gần hết tranh, họ muốn lấy luôn nên họ bưng đi đến đâu Đỗ Phấn lại phải vẽ tiếp, bày lấp lên tường nhà triển lãm”, họa sĩ Chu Hùng Sơn kể lại.

Bốn mươi năm cầm cọ, hội họa của Đỗ Phấn luôn là những hòa sắc rực rỡ, bút pháp khoáng đạt. Ông cũng là họa sĩ vẽ nhiều đề tài, sức sáng tạo của ông là điều không phải bàn cãi, chỉ riêng việc hàng chục năm qua, mỗi năm vẽ đều đặn chừng 60 tranh con giáp không bán, chỉ để tặng bạn bè… đã cho thấy rõ điều này.
 

Một tác phẩm của họa sĩ Đỗ Phấn


Sự xuất hiện song hành sang văn chương của họa sĩ Đỗ Phấn cũng ngay lập tức gây ấn tượng. Đọc những truyện ngắn đầu tiên của ông, nhà văn Đỗ Chu đã quả quyết: “Đỗ Phấn là một nhà văn!”. Cũng nhà văn Đỗ Chu trong một đêm 30 Tết, ngồi trước cành mai đẹp,  ngẫm ngợi rằng, nếu tự ông tổ chức một cuộc thi ngay trong đêm giao thừa, gọi là cuộc thi “cành mai ở thế tà” để trao giải cho một cuốn sách hay nhất trong năm thì sẽ trao cho cuốn sách nào? Rồi ông thốt lên, xứng đáng hơn cả chỉ có thể là Đỗ Phấn với tập truyện ngắn Kiến đi đằng kiến. Hơn chục năm nay, gần như năm nào nhà văn Đỗ Phấn cũng có sách in, có năm đôi ba cuốn, đủ cả tiểu thuyết, truyện ngắn, tạp văn. Chỉ riêng về số lượng cũng đã khiến những nhà văn chuyên nghiệp cảm phục. Văn chương của ông đề cập nhiều đến đời sống đô thị thời mở cửa với đủ những khoảng sáng tối đan xen. Đó là việc làm ăn, sự ăn chơi, cách hành xử… của đủ loại người với sự quan sát kỹ lưỡng, giọng văn hóm hỉnh.

Ngoài đời, mọi người hay gặp một người đàn ông cao dong dỏng, râu dài, miệng rộng,  đôi mắt sáng luôn mang kính tròn, thoạt trông hơi khó gần.  Gặp ông dễ hơn nhiều qua minh họa, truyện ngắn, tản văn đăng đều đặn trên các tờ báo lớn. Lẽ tất nhiên ở cả những triển lãm tranh, trên những quầy sách.

Nguồn: Khôi Nguyên - SGGP





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • LÊ HUỲNH LÂM

    "Nghệ thuật không phải là vẽ lại các đồ vật, con người mà họa sĩ thấy. Nghệ thuật phải là sáng tạo nên các đồ vật, con người không thấy được."(Paul Klee)

  • LÊ HUỲNH LÂM

    Tánh nước vốn vô hình và mềm mại. Nhưng nước lại có quyền năng biến hiện và tùy duyên hóa thân thành mọi vật, có khi là đám mây, khi là cơn mưa, có khi làm ngọn sóng cao vút nhấn chìm mọi vật, có lúc là những đợt sóng êm đềm, là dòng sông, con suối, là thác ghềnh, là biển cả bao la,... lại có khi là giọt lệ trên khóe mắt con người. Tuy nước rất mềm mại nhưng sức mạnh của nước có thể xô ngã mọi tượng đài tưởng chừng là thường hằng ở mặt đất này.

  • LÊ HUỲNH LÂM

    Sản phẩm từ cái khuôn mẫu đầu tiên đã đặt định con người trong thế bị động, và từ khởi thủy đầy hư cấu và huyền thoại đó bao nhiêu trí tưởng tượng đã được tạo dựng, việc chế tác một khuôn mẫu mới cho con người đã được đề cập đến nhiều lần.

  • Nhiều điều bí ẩn giấu đằng sau những chi tiết có thể nhìn thấy bằng mắt thường trong bức tranh "Susanna and the Elders" (Susanna và các Trưởng lão) của họa sỹ nổi tiếng thế giới người Hà Lan Rembrandt van Rijn vừa được công bố trên tạp chí Khoa học Vật liệu và Chế tạo số ra mới đây.

  • Các tác phẩm chọn lọc của thế hệ các nghệ sỹ trẻ Đức sẽ được quy tụ và giới thiệu đến công chúng thủ đô Hà Nội trong không gian triển lãm “Hội họa mới từ Đức,” khai mạc vào 17 giờ ngày 14/05 và trưng bày tới hết ngày 31/05, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học.

  • LTS: Họa sĩ Lê Bá Đảng sinh ngày 27/6/1921 tại làng Bích La Đông, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông đã ra đi vào ngày 7/3 tại Thủ đô Paris nước Pháp, để lại dự án dang dở đáng tiếc về “một bức tranh rất lớn nằm ngửa trên mặt đất”, ước mong góp phần cho Huế trở nên một Kinh đô Mỹ thuật.
    Sông Hương giới thiệu “lời chia buồn sâu sắc” đọc trong Lễ tưởng niệm họa sĩ Lê Bá Đảng của tỉnh Thừa thiên Huế vào chiều 9/3 tại Trung tâm Nghệ thuật mang tên ông.

  • Đối với họa sĩ, để đi đến trừu tượng hay trạng thái “không gì cả”, anh ta đã phải cần đến rất nhiều thứ.

  • LÊ MINH PHONG

    (Nhân đọc Van Gogh của David Haziot, Phan Hồng Hạnh chuyển ngữ, Nxb. Đà Nẵng, 2014)

  • ...Nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa ảo giác (illusionist) đều xem nhẹ phương tiện, chúng dùng nghệ thuật để che giấu nghệ thuật. Chủ nghĩa hiện đại lại dùng nghệ thuật để thu hút sự chú ý vào nghệ thuật.

  • “Từ mô phỏng đến phá hủy tự nhiên”: đây hoàn toàn có thể là nhan đề của một lịch sử nghệ thuật phương Tây. Một trong những nghệ sĩ hiện đại quan trọng nhất, và cũng có lẽ hiền minh nhất, Picasso, có nói: nếu chúng ta không thể thoát khỏi tự nhiên, như một số nghệ sĩ tiền bối và đương thời với ông đang cố gắng một cách vô ích, thì ít nhất chúng ta có thể làm biến dạng nó, phá hủy nó. Về cơ bản, đó chính là một hình thức mới của lòng sùng kính tự nhiên...

  • Năm mới là thời điểm của những tiệc tùng liên miên. Hội họa từ lâu đã rất quan tâm tới chủ đề này. Hãy cùng nhìn lại những bữa tiệc linh đình, nổi tiếng nhất trong lịch sử hội họa.

  • Trong tiếng Hy Lạp cổ, từ chỉ “nghệ thuật” là techne, chính là nguồn gốc của các từ technique (kĩ thuật) và technology (công nghệ) - những thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong cả ngành khoa học và nghệ thuật. Nhìn vào hội họa thế kỷ 19, ta nhận thấy các họa sĩ thực sự là những kỹ sư ánh sáng và màu sắc tài tình.

  • Một ngày nọ, khi vẽ một thiếu nữ, tôi chợt nhận ra điểm duy nhất sống động ấy là ánh nhìn như bất động của nàng. Những thứ còn lại có ý nghĩa không hơn gì cái sọ người. Người ta luôn muốn tạc nên một con người sống, nhưng điều khiến pho tượng ấy có sự sống chỉ có thể là ánh nhìn của người đó.

  • Các nghệ sĩ nữ thường là bộ phận ngoại vi trong những mô tả về tiến trình lịch sử, không chỉ của hội họa mà còn của nhiều loại hình nghệ thuật khác. Nhưng thực sự chính từ những nghệ sĩ nữ, những ý tưởng nghệ thuật táo báo, đột phá nhất, gây ảnh hưởng lớn thường được khai sinh. Ba nghệ sĩ nữ được giới thiệu trong chùm bài viết này đã cho thấy sự trực cảm, tinh nhạy và quyết liệt ở họ đã mở ra những cách tiếp cận nghệ thuật bất ngờ và giàu sức sống cho đến tận bây giờ.

  • Sau nhiều thập niên tồn tại vô danh, La Bella Principessa đang trải nhiều công đoạn đánh giá phức tạp nhằm xác định liệu nó là tác phẩm mất tích của Leonardo da Vinci hay chỉ là kẻ mạo danh.

  • Vào những năm 1970, bức tranh sơn dầu (về sau được gọi tên là Bình văn) được tìm thấy trong ngôi nhà của một người dân ở phố Khâm Thiên, Hà Nội. Bức tranh được cho là do Lê Văn Miến (Lê Huy Miến), họa sĩ Tây học đầu tiên người VN, vẽ nên nhưng một số phát hiện vừa qua lại dấy lên giả thiết mới.

  • Tôi quen với họa sĩ trẻ Nguyễn Văn Hè từ những năm anh còn là sinh viên trường Đại học Nghệ thuật Huế. Cà phê vỉa hè ở đường Phạm Hồng Thái là nơi chúng tôi thường gặp gỡ chuyện trò vào những chiều cuối tuần. Hè có một đời sống nội tâm hết sức mạnh mẽ nhưng ứng xử vô cùng nhẹ nhàng và kín đáo. 

  • Tuần này, Phòng trưng bày Quốc gia London (Anh) sẽ triển lãm một bức chân dung mới được phục chế của danh họa Hà Lan Rembrandt. Điều thú vị là dưới các lớp sơn của tranh, người ta còn tìm thấy một bức chân dung khác, đã bị Rembrandt loại bỏ.