Trong tiếng Hy Lạp cổ, từ chỉ “nghệ thuật” là techne, chính là nguồn gốc của các từ technique (kĩ thuật) và technology (công nghệ) - những thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong cả ngành khoa học và nghệ thuật. Nhìn vào hội họa thế kỷ 19, ta nhận thấy các họa sĩ thực sự là những kỹ sư ánh sáng và màu sắc tài tình.
Claude Monet, Bên bờ sông Sein, Bennecourt, 1868
Khoa học và nghệ thuật đều là những phương tiện nghiên cứu. Cả hai đều liên quan đến các ý tưởng, lý thuyết và giả thuyết được kiểm chứng ở những nơi mà cả trí óc và tay chân cùng được vận dụng: phòng thí nghiệm và studio. Nghệ sĩ, cũng như nhà khoa học, nghiên cứu tư liệu, thiên nhiên, con người, văn hóa, lịch sử, tôn giáo v.v, và biến những thông tin đó thành một thành phẩm khác.
Vào cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, những hiệu ứng sinh lý, tâm lý và giác quan về màu sắc và ánh sáng trở thành mối bận tâm chính của các họa sĩ trường phái Ấn tượng và Hậu Ấn tượng như Edgar Degas, Vincent van Gogh, Auguste Renoir, Paul Gauguin và Claude Monet. Được cho là họa sĩ tranh thiên nhiên vĩ đại nhất trong lịch sử hội họa hiện đại, Monet đã gợi ý rằng cảm giác của chúng ta về môi trường vật chất thay đổi liên tục cùng với những thay đổi trong nhận thức của chúng ta về ánh sáng và màu sắc.
Trong bức “Bên bờ sông Sein, Bennecourt” (On the Bank of the Seine, Bennecourt, 1868), Monet đã nắm bắt được cái “ấn tượng” thoáng qua của phong cảnh nhờ một phong cách vẽ và bố cục phóng khoáng. Ấn tượng này của ông là “tiền nhận thức” - trước khi tâm trí có thể dán nhãn, xác định và chuyển đổi những gì nó thấy vào bộ nhớ. Đặc biệt, người phụ nữ trong bức họa (chính là vợ tương lai của Monet) không nhìn thẳng vào những ngôi nhà và cây cối bên kia dòng sông mà nhìn vào hình ảnh phản chiếu dập dờn, lộn ngược của khung cảnh đó trên mặt nước. Góc nhìn này giống như bản chất quá trình nhận thức hình ảnh vậy: các hình ảnh đi vào mắt dưới dạng ánh sáng; khi ánh sáng thâm nhập, hình ảnh được đảo ngược lại và chiếu lên mặt sau của nhãn cầu, nơi các thông tin sẽ được não bộ xử lý. Bức tranh của Monet đã nắm bắt được sự dao động giữa ấn tượng và nhận thức - một khoảnh khắc ngẫu nhiên. Nó chuyển tải một cảm giác run rẩy khi ánh sáng và màu sắc phong cảnh thay đổi và thời gian trôi đi.
Monet còn khai thác một hiện tượng thị giác nữa gọi là afterimage (hậu ảnh), một hiện tượng thường gặp nhưng lại ít được chú ý. Hiện tượng này xảy ra khi ta nhìn chăm chú vào một khối màu đơn nào đó, ví dụ như màu đỏ, trong một khoảng thời gian dài ít nhất một phút, ta sẽ thấy xuất hiện một quầng màu bổ trợ cho màu đỏ (trong trường hợp này là màu xanh lục) ở xung quanh. Quầng màu sẽ trở nên rõ rệt hơn khi ta chuyển thật nhanh sang nhìn vào một khoảng màu trắng.
Trong chùm tranh về những đống cỏ khô (Haystacks, 1890–1891) của Monet, gần như tất cả các đống cỏ đều được viền bởi những quầng màu bổ trợ, tạo nên một vầng sáng mơ hồ. Monet tuyên bố rằng mình đã trải nghiệm hiện tượng afterimage thì phải vẽ lại được hiện tượng đó. Như vậy, trong khi các nhà khoa học nghiên cứu hiện tượng này để tìm hiểu về chức năng và cơ chế của võng mạc thì các họa sĩ sử dụng hiệu ứng đó để tạo nên những tuyệt tác thị giác trong tranh của mình.
Cũng bị lôi cuốn bởi khoa học về màu sắc, Georges Seurat đã bắt đầu vẽ bức họa nổi tiếng “Một chiều Chủ nhật trên đảo La Grande Jatte” (A Sunday Afternoon on La Grande Jatte) từ năm 1884. Lúc bấy giờ là sinh viên Học viện Mỹ thuật tại Paris, Seurat nghiên cứu vật lý học màu sắc, và bức họa khổng lồ này thực sự là một bài tập về lý thuyết màu sắc.
Khác với các họa sĩ thời Phục Hưng và những họa sĩ Hà Lan ở những thời kỳ trước, Seurat hay Monet không tự trộn màu vẽ mà hưởng thành quả từ những đột phá của các nhà hóa học Pháp đầu thế kỷ 19. Tiến bộ khoa học đã giúp phát minh ra màu vẽ trộn sẵn đóng trong tuýp và các chất màu tổng hợp, ví dụ như màu xanh biếc (trước đó phải tốn rất nhiều tiền mới sản xuất được). Sử dụng những chất màu mới này, Seurat đã phát minh ra một kỹ thuật gọi là Pointillism để tìm hiểu các màu đặt liền kề nhau sẽ hòa trộn với nhau như thế nào trong mắt nhìn của con người. Nhìn gần thì bề mặt bức tranh này của Seurat chứa hàng nghìn những chấm và nét màu - những khoảng màu riêng biệt. Nhưng Seurat đặt những chấm màu có tính chất bổ trợ cho nhau cạnh nhau - tím cạnh vàng, cam cạnh xanh lam, xanh lục cạnh đỏ - để khi nhìn từ xa, các màu tương tác và tạo ra những sắc màu pha rực rỡ.
Nguồn: Mỹ Anh - Tia Sáng
Theo http://www.artic.edu/aic/education/sciarttech
HẠNH NHITrắng và xanh. Xám và nâu. Xù xì hay trơn nhẵn. Cao lớn hay xinh xắn. Dễ gần và khó hiểu... Ngoại trừ những cảm nhận bề mặt, không phải ai cũng có thể hiểu được sự biểu đạt ngôn từ của đá mà các nhà điêu khắc gửi gắm. Nhưng kể từ khi Huế có sự xuất hiện những ký hiệu và ẩn ngữ của đá, sông Hương cũng thao thiết và dùng dằng hơn cái dùng dằng, thao thiết đã có trước khi xuôi chảy...
ĐẶNG TIẾN Phòng tranh Lê Bá Đảng tại Paris, mùa thu 2003, gây nhiều mỹ cảm, mà nếu cần tóm tắt trong một chữ - một chữ thôi - thì sẽ là chữ thanh.
CHƠN HỮU…Người nghệ sĩ, tác giả cuộc triển lãm này đã có được cái thấy phiêu hốt vượt lên trên thời gian nhân quả, hạnh phúc hay đau khổ và đã diễn tả được cái thấy ấy qua ngôn ngữ hình tượng nghệ thuật sắp đặt. Ba cái chắp tay được bố trí theo một hàng thẳng tắp trước hình ảnh một nụ cười khiến cho ta liên tưởng như trọn cả tam giới đều kính ngưỡng trước sự chứng ngộ tự tại (là nụ cười) của Đức Phật…
THANH LOANKhổng Tử từng nói: “Kẻ trí vui chơi sông nước, kẻ nhân vui chơi nơi núi non. Kẻ trí hiếu động, kẻ nhân trầm tĩnh. Kẻ trí thì vui vẻ kẻ nhân trường thọ” (Trí giả nhạo thủy, nhân giả nhạo sơn, trí giả động, nhân giả tĩnh, trí giả lạc, nhân giả thọ).
LÊ BÁ ĐẢNGNgày còn giặc, bọn chúng nó ồ ạt đem tất cả khí giới tối tân, chất độc hoá học, cho đến cả hàng rào điện tử đến Trường Sơn để ngăn cản sự đi lại của cả dân tộc ta và cố ý chia cắt đất nước ra làm hai.
NGUYỄN TRỌNG HUẤN Tôi không được biết Lâm Triết những ngày anh tung hoành trong thế giới hội họa miền Nam trước 1975. Nghe nói, anh đoạt được giải này, giải nọ, đã định danh, định vị trong giới nghề nghiệp đông đảo của mình. Mặt bằng giao du của anh với những người cùng trường, cùng lứa trong và ngoài nước, đã khuất hoặc còn đến bây giờ, thấy có tên nhiều người tài hoa, nổi tiếng.
LÊ VIẾT THỌTự nghìn năm, lụa đã hiện diện trong đời sống dân tộc Việt. Nghề tằm tang đến sớm, trong những di chỉ khảo cổ thuộc hậu kỳ đá mới, cách ngày nay khoảng 5000 năm, đã có dấu vết của vải, có dọi xe chỉ bằng đất nung. Chất liệu mỏng, nhẹ, thoáng và đẹp một cách tự nhiên, nền nã, óng ả này rất phù hợp với môi trường tự nhiên của cư dân phương nam làm nông nghiệp.
ĐẶNG NHẬT MINHĐầu xuân Nhâm Ngọ nhân dự khai mạc phòng tranh của một người bạn hoạ sỹ, tôi tình cờ được gặp bác Lương Xuân Nhị. Bác cho biết năm 1943 khi sang Nhật trưng bầy triển lãm tranh bác có gặp cha tôi là bác sỹ Đặng Văn Ngữ đang du học tại đấy. Bác còn giữ một số ảnh chụp với cha tôi và hẹn tôi đến nhà để biếu lại cho gia đình làm kỷ niệm.
PHẠM THỊ CÚCMột buổi sáng đẹp trời ngày giáp tết Nhâm Ngọ, trong chuyến "du xuân", cùng với ba chúng tôi là một lẵng hoa tươi hồng, lan, cúc... nhắm hướng Quảng Trị - làng Bích La Đông mà "thẳng tiến".
LÊ THỊ MỸ ÝBút kýTrong ký ức tuổi thơ tôi luôn nhớ về những buổi hoàng hôn rực cháy, những ngọn gió Lào thổi rát mặt làm quả đồi con như cũng phải oằn cong. Bao năm xa quê, gắn mình với chốn kinh thành mù sương và bảng lảng tiếng chuông chùa mỗi khi chiều sập tối, tôi vẫn luôn thao thức về những buổi hoàng hôn trên đồi nắng, tuồng như cả tuổi thơ đã chìm rơi trong ký ức xa xăm.
INRASARADấu hiệu chủ nghĩa hiện đại trong nghệ thuật manh nha từ Claude Monet, xuất phát từ một quan niệm. C. Monet cho rằng sự vật biến đổi theo ánh sáng và bị tác động bởi chuyển động nhanh.
Trong những năm gần đây cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu văn hóa của xã hội xã hội chủ nghĩa ngày càng cao. Nhu cầu về vẻ đẹp hình thể biểu hiện qua các cuộc thi hoa hậu, người mẫu thời trang.
Đã trở thành truyền thống tốt đẹp từ nhiều năm nay, các trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam - Thái Lan tổ chức luân phiên 2 năm một lần Triển lãm Mỹ thuật Đương đại giữa hai nước.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh của đại danh hoạ Pablo Picasso 25/10/1881 - 25/10/2001
Có những “Ngày của Mẹ” vào cuối thu ở phương Nam. Người xa xứ nhắn nhủ với nhau, đấy là những ngày đẹp nhất. Và họ đã trải lòng trong một không gian thư pháp có chủ đề về lòng hiếu thảo.
Cuộc triển lãm này nằm trong khuôn khổ triển lãm mỹ thuật 8 khu vực của cả nước năm 1998, do Hội Mỹ thuật Việt cùng các Sở VHTT và Hội VHNT địa phương phối hợp tổ chức. Với 6 tỉnh khu vực bắc miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế), đây là cuộc triển lãm lần thứ III.
Với chủ đề : “Ân tượng Huế - Việt , 1998”, Trại sáng tác Điêu khắc Quốc tế lần thứ II đã được tổ chức tại Huế từ ngày 1.11 đến 15.12.1998. Có thể nói, đối với người dân xứ Huế thì có lẽ đây là lần đầu tiên được tận mắt chứng kiến một hoạt động nghệ thuật hết sức quy mô và rầm rộ như thế này. Quy mô ở góc độ tổ chức mang tính chất quốc tế và rầm rộ ở tính chất đặc thù của thể loại nghệ thuật là điêu khắc ngoài trời.